Blogs

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
Browse Blogs in Vân du
Blog Posts
Tây du ký 2010 8
Về miền đất Phật 103
  • Về miền đất Phật

    Ly trà Kailash

    • 2 Comments

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

    Vị đáo sanh bình hận bất tiêu

     

     

     

     


    -  Đi Kailash cũng là đi chơi thôi mà. Tu học cũng là chơi, đừng quan trọng hóa nó mà mất vui đi. Này Cỏ May, cái gánh nặng về Kailash trong tâm người hành hương còn mệt hơn cái mệt khi trèo núi vượt đèo ở Tây Tạng. Cái tâm lý cho rằng phải đạt cái gì đấy. Phải đi cho đến đích nào đấy. Phải chứng ngộ điều gì đấy. . .v.v. . . Nó gây ra stress cho người hành hương và do vậy điều thanh cao, thiêng liêng, qua cái tâm đời đã biến thành thô trọc của việc tranh đấu giành thắng lợi. Ta đi Kailash rồi về và thấy cũng như vậy, chẳng có chi. Chỉ có khoái, cực khoái, cực kỳ thú vị và muốn đi nữa để vui chơi cùng các ông cho thỏa thích. Thế thôi!

    Hề hề. . .

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

    Vị đáo sanh bình hận bất tiêu

    Đáo đắc bản lai vô biệt sự

    Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều

  • Về miền đất Phật

    Mây chơi chùa Núi /12/ 6/2013

    • 2 Comments

    Ta mời Bồ Tát đi chơi, nhưng Bồ Tát vẫn đứng cười trong mây lạnh. Ta mời hoa rừng cùng đi chơi, nhưng hoa bận rụng đầy sân chùa vắng. Ta mời Hộ Pháp đi chơi, nhưng Hộ Pháp vẫn ngồi yên trong miếu. Ta mời cây sùm sụm già đi chơi, cây đã hoá thành chim, nhưng vẫn đứng lặng yên trong chậu xi măng. Ta mời cuộc đời này đi chơi, nhưng cuộc đời lại bận chơi nơi danh lợi. Ta mời cuộc đạo đi chơi, nhưng cuộc đạo lại bận nói tào lao cùng trăng sao nhân thế.

    Ta mời cái Ta đi chơi, nhưng cái Ta lại bận tuỳ duyên vô ngã. Bởi vậy ta đành một mình, duy nhất, đi chơi mà vẫn không dời một bước. . .hề hề. . .

  • Về miền đất Phật

    Tiếu lâm quanh bàn trà

    • 2 Comments

    Ngổn ngang mà mênh mang
    Chưa đầy đã tràn
    Tràn cái hang bỏ hoang, hun hút và không đáy
    Nhiều mặt nạ quá
    Gở bỏ cái này còn cái khác. . . .
    Còn mãi. . . .còn mãi. . .
    Nên chẳng có cái gì như là khuôn mặt thật
    Cha là thuận duyên, mẹ là nghịch pháp
    Pháp còn không có nên cha và mẹ vẫn còn chưa sinh ra
    Ha ha. . . .ha. . ..
    Ngậm miệng mà huyên thuyên như điên. . . .
    về thiên đàng lầm than
    và về  địa ngục trần gian đang còn mang nhiều vết chân lang thang của thượng đế

  • Về miền đất Phật

    Luyện công ở Mandala Borobudur 30/4/2013

    • 2 Comments

    Có người hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Mọi sự là vô ngã. Ngã còn không có, huống hồ là đầu của ngã !

    Hôm khác, có người khác lại hỏi:

    -Thưa cụ, cụ thấy cái tượng Phật mất đầu này thế nào?

    - Này ông, ông có cho là khi tượng mất đầu thì Phật chết, khi tượng còn đầu thì Phật sống không ?

    - Thưa cụ không, Phật là như như thường hằng bất sinh bất diệt nên không có sống và chết.

    - Ông tu theo Phật hay ông tu theo tượng.

    - Dạ, con tu theo Phật

    - Vậy hỏi tượng để làm gì ?!

  • Về miền đất Phật

    Uống trà ngày mưa

    • 2 Comments

    Khi đạo là cánh sen cuối hạ

    Ta biến thành giọt mưa lưa thưa

    Quen mà rất lạ

    Long lanh xanh cuộc tàn phai

    Khi đời là cánh cửa đóng im lìm

    Ta dấu lặng im

    nơi đáy con tim xanh màu lá

  • Về miền đất Phật

    Ngày chủ nhật vui tươi/14/10/2012

    • 2 Comments

    - Này Cỏ May, đắc khí là một chuyện. Nhưng đắc khí mà luôn tỉnh giác, luôn trang nghiêm thanh tịnh, luôn nhận biết, luôn làm chủ toàn bộ quá trình hành công hay không là việc khác. Không phải cứ có năng lượng và chuyển động mạnh là tốt. Mà Tịnh là chủ yếu. Không cần thiết thì không Động. Vô Tướng là chính. Không cần thiết không Hiển Tướng. Nếu cần thiết phải điều Khí chuyển động thì chuyển động ít nhất, vừa đủ, không cường điệu, không loạn động, không cố ý biểu thị để chứng tỏ mình hay mình giỏi.

    Này Cỏ May, ông phải biết. Người tâm linh thật sự thì động tác không phải là thể dục thông thường, cũng không phải múa may bằng năng lượng một cách vô thức. Người tâm linh thật sự động tác là :"tâm linh biểu  thị qua thể dục thông thường"

    Này Cỏ May, Thân đã vậy thì Khẩu và Ý cũng như thế.

  • Về miền đất Phật

    Tham quan lễ Phật ở Singapore /29/10/2012

    • 2 Comments

    Thưa cụ, đó có phải là là 5 câu hỏi lớn mà hành giả phải chí thành tự thân giải quyết.

    -        Này Cỏ May, đúng vậy

    -        Thế mục đích của cuộc đời cụ là gì?

    -        Hề hề. . .  .ta đang đi chơi

    -        Thế hiện trạng của cụ như thế nào?

    -        Ta đã ký hợp đồng với Cty Du lịch Thượng Đế. Bây giờ chư Thánh Thần là Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tâm Linh đang đưa ta đi chơi.

    -        Thế  vấn đề của cụ là gì, nó có thể khiến cụ không đạt hạnh phúc trong cuộc sống, khiến cụ không hoàn thành mục đích của cuộc đời mình?

    -        Này Cỏ May, đây không phải là nhà ta, đây không phải là trụ xứ của ta, đây chỉ là nơi ta đi du lịch. Và do vậy hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là sự thú vị của người du khách tâm linh. Muốn cuộc đi chơi của mình tràn đầy niềm vui và sự thú vị. Thì khi du lịch nơi nào. Mình cũng tự thân xác định xem có đủ sức khoẻ, đủ tiền bạc và phù hợp với sự ưa thích của mình hay không? Trước khi đến cõi ta bà này rong chơi, ta đã xem xét và thấy mình có đủ các điều kiện về thể lực, tâm lý và vật chất cho cuộc du lịch tâm linh này.

  • Về miền đất Phật

    Đến chơi khu rừng thiền

    • 2 Comments

    (Hề hề. . . .đưa tâm đây ta an cho)

    Học tức khắc tức thì từ uống ăn ngủ nghỉ nói cười tụng kinh niệm Phật

    Học chơi từ tướng Di Lặc

    Học mặc từ rừng cây qua bốn mùa thay lá mới

    Học cách không học, từ con chim con thú con dế con giun con sùng con kiến

    Tu cách không tu, từ giả ngu giả điếc

    Chẳng có gì luyến tiếc

    Chẳng có gì cầu mong

    Mọi sự tự nó tràn đầy

    Như nước hồ sen ngày mưa lớn.

  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật - Từ động tu khổ hạnh tới núi Linh Thứu.

    • 2 Comments
    Núi Linh Thứu. Nơi Như lai ngồi thiền. Có động của các ngài A Nan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

    Bồ Đề Đạo Tràng cách bờ sông NiLiên độ 500m. Qua một cái cầu xi măng dài, xe chúng tôi đi độ 1 tiếng đồng hồ là đến núi Drongpa nơi xưa kia Như Lai đã tu khổ hạnh ròng rã 6 năm trời trong hang động Mahakala.
     Mahakala là một cái động đá thoáng mát, trần không quá thấp. Có thể chứa được khoảng 10 người. Cửa vào động vuông vức lớn bằng cái cửa chính ở nhà mình.
    Chắc xưa kia Dronhpa phải là khu rừng thâm u rậm rạp kéo dài ra đến tận bờ sông Niliên. Còn bây giờ nó là cái núi đá lớn hùng vĩ với cây mọc lưa thưa lúp xúp, đầy chim sáo, nhen sóc cùng khỉ núi.
    Khỉ ở đây là giống khỉ xám đuôi dài mặt đen. Chúng sống thành từng đàn nhiều vô kể và rất quen với người.
    Khi chúng tôi đến, chim chóc và khỉ chạy theo từng đàn. Chúng bu đặc chung quanh, khọt khẹt xin ăn rất dễ thương. Chúng tôi mua mấy phong bánh qui ném cho chúng. Thế là chúng ào vô tranh nhau nhặt, vừa ăn vừa đưa tay kéo áo chúng tôi để xin tiếp.

     

  • Về miền đất Phật

    Biết đâu. . . .biết đâu đấy. . . .

    • 2 Comments

    (Cầu nguyện)

    Nếu bạn là người đang bị bệnh nan y không chữa được. Nếu bạn là người quá già phải kéo lê cuộc sống thừa. Nếu bạn bị cuộc đời nầy vùi dập đến tuyệt vọng. Khi ấy ngoài hành động. Biết đâu lời cầu nguyện chân thành sẽ tự đến với bạn. Dù bạn là người tâm linh hay là người vô thần.
    Biết đâu. . . .biết đâu đấy. . .












  • Về miền đất Phật

    Dã ngoại Yên Tử /11/2013

    • 2 Comments

    Hôm chúng tôi đến đây. Yên Tử mờ mịt khói mây. Trong heo hút tàn thu. Tháp cổ rêu phong đứng lặng im trong sương mờ và gió lạnh. Chúng tôi đứng đấy nghe trời đất chuyển mình chầm chậm dưới chân. Gió hú trong rừng tùng và tiếng lá trúc xào xạc nhè nhẹ, từng chặp từng chặp mơ hồ. Nghe như tiếng sóng của đại dương tâm linh đang vỗ đều đều vào bờ nhân thế. Hôm nay không phải ngày hội. Nên Yên Tử vắng tanh, lặng im và hiện nguyên hình với mọi vẽ nguyên sơ, thanh tao và diểm lệ. Dưới kia làng mạc phố xá lúc thực lúc hư mờ mờ ảo ảo như ở một cõi trời nào đấy xa lắc xa lơ. Không khí mát, sạch và tinh khiết. Chúng tôi như được tắm gội từ thể xác tới linh hồn. Một cảm giác yên tịnh, thanh khiết, an lạc, lan toả và thấm đậm toàn thân. Leo lên những gộp đá già. Con đường dẫn chúng tôi xuyên qua biển mây. Như để tới một nơi nào đấy chỉ có trong mơ và trong truyện cổ tích tuổi thần tiên. Trong heo hút chốn linh sơn. Lão tùng an nhiên cười với gió. Những dãy núi mờ xa. Những khu rừng đại ngàn mờ ảo trong cõi lặng im. Chim kêu khe khẽ. Sương rơi nhè nhẹ. Và hoa rừng yên lặng nở trong khói mây. Nầy Cỏ May, Uống trà đi. Đây là trà núi Yên Tử. Ngâm trong ấm sương sa, hứng trên lá lão tùng. Nấu bằng lửa tam muội. Ủ ấm trong mây Phù Vân. Pha trong bình Trúc Lâm, uống bằng chén hoạt Phật. Năm xưa, ta uống xong, viết vào vách đá chữ Tuỳ, rồi vén mây xuống núi. Từ đó rong chơi khắp cõi nhân gian đầy vơi. Dạo chơi khắp muôn nơi, không gì câu thúc được. . . .hề hề. . . .

  • Về miền đất Phật

    Phòng tranh Ba Gàn 12/2013

    • 2 Comments

    Còn trời còn đất còn non nước

    Cầm máy nhặt chơi được mấy hình

    Đem về ninh tất trong nồi cháo

    Khi  chín thành ra đạo với thiền

    Hềhề. . . .

  • Về miền đất Phật

    Du xuân Giáp Ngọ và bài tập đầu năm ở Borobudur/Indonesia

    • 2 Comments




    Tết con lật đật

    Uống chén trà đời chơi với Phật

    Vòng trời đất cất đâu cho hết tết

    Nợ trần ai, ai trả hết, trả hết tết ai vay?

     

    Say say. . . s. . a. . y

    Mới hay

    Say cho rỗng tuếch

    Phút giây nầy muôn nơi đời chơi chệch

     

    Khơi khơi tếch chén đầy vơi

    Ta nhấp chơi, nhường cho đời uống hết

    Hề hề. . . .

    Tệt tệt . . . t . .ệ. . .t. . .

    Tết nào đạo cũng kết tâm xuân

  • Về miền đất Phật

    CÚC DẠI

    • 1 Comments

    Bên vệ đường lơ thơ khóm cúc dại. Cành lá bị người qua đường giẫm, nên cùn sát đất.

    Thế mà sáng nay, cúc dại nở một đóa hoa nhỏ xíu, trắng tinh, rung rinh trong nắng sớm.

    Tôi ngồi xổm xuống đất. Yên lặng ngắm em, đóa hoa mong manh, long lanh, tinh khiết.

    Học từ em, hạnh im lặng không nói lỗi của người. Lặng lẽ nở hoa trong ánh bình mình.

    Cảm ơn những bước chân vô tình. Nhờ các bạn mà tôi thấy được sức mạnh của cây cúc dại.

    Cảm ơn những cánh bướm đến lấy mật rồi bỏ đi. Nhờ các bạn mà hạt giống cúc dại lây lan khắp núi rừng.

    Cảm ơn những người quan tâm. Nhờ các bạn mà cúc dại đã đi vào thơ ca nghệ thuật và sống mãi với đời.

     

                

  • Về miền đất Phật

    Vài điều về tâm lý Khí Công (1)

    • 1 Comments

    1)      Hiện tại, đối với một xã hội mà hiểu biết về năng lượng và tâm linh còn hạn chế. Thì Khí và các chuyển động không đều, trở thành những điểm yếu của KCDS. Hãy biến nó thành độc đáo. Thì sức mạnh của chúng ta, nằm trong chính những điểm yếu nầy.

    2)      Tâm bình sẽ làm Khí hòa. Khí hòa sẽ làm các biểu thị của người tập có thiền vị. Biểu thị có thiền vị, sẽ làm lớp tập có kết quả. Lớp tập có kết quả sẽ làm người tập khỏe mạnh, an lạc.

    3)      Tỏ ra mình hơn người khác về công năng chưa phải là hay. Nhưng tỏ ra hôm nay mình sống đạo đức hơn chính mình hôm qua mới là chân giá trị.

    4)      Nếu đẹp bạn hãy xứng đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm người ta quên hình thức của bạn bằng vẽ đẹp bên trong. Còn muốn đẹp từ thể xác đến tâm hồn, bạn có thể thực hành KCDS.

  • Về miền đất Phật

    Món quà tết dương lịch 2014

    • 1 Comments






    Bé Bi theo mẹ đi chơi Noel. Nó thấy mấy com chim cánh cụt đang đi trên hè phố, có trẻ con đi theo hò reo rất vui nhộn. Bé Bi hỏi mẹ:

    -  Mẹ ơi, con chim cánh cụt đẹp quá

    Mẹ nó cười:

    -  Nó là con chim giả đấy mà

    -  Sao nó vẫn biết đi biết chạy. Nhìn sờ nắn nghe đều có thực mà mẹ.

    -  Thế mà nó vẫn là giả.

    -  Sao mẹ biết ?

    -   Vì mẹ đã trưởng thành

  • Về miền đất Phật

    Ngày valentine trong khu rừng thiền

    • 1 Comments

    Khu rừng mờ hơi sương. Cỏ long lanh ướt đẩm. Không khí mát và sạch. Những bóng cây cổ thụ mờ ảo trôi  từ từ trong bóng bình minh. Bóng tối mịn và lờ mờ. Có tiếng chim ríu rít khe khẽ, tiếng con chồn xạ hương khịt mũi, tiếng con cá chép táp móng đòi ăn dưới ao bèo. Tiếng con gì trườn nhè nhẹ trên lá khô, mềm, ươn ướt và lành lạnh. Tiếng giọt sương rơi chậm, trong suốt, mỏng manh, đọng lại, rồi đu đưa trên cái màng nhện phất phơ. Ba Gàn ngồi im lặng uống trà ở cái bàn đá bên ao sen. Thời gian như ngừng trôi, đông lại dần dần, hẩng ra, rồi rỗng không. Trong yên lặng, mọi thứ như sắc nét hơn, tỏa hào quang dịu dàng trong bóng bình minh cổ kính.

  • Về miền đất Phật

    Đầu năm đi lễ chùa Bà/Tây Ninh/11/3/2014

    • 1 Comments

      Này Ông Mập, đi chùa Bà có gì vui hông?

    -          Quá vui, nhưng vui nhất là tui hổng bị bực mình. . .hề hề. . .

    -          Thế mấy năm trước, điều gì làm ông bực mình khi đến đây?

    -          Trắng nắng oi bức kinh khủng, khói hương mù mịt, người đông chen lấn va chạm, bán hàng lưu niệm và chim phóng sanh lộng hành, rác thải khắp nơi. . .

    -          Thế năm nay không có những thứ ấy à?

    -          Vẫn vậy

    -          Thế sao ông lại thấy vui mà không bực mình.

    -          Đó là do tâm mình khoan dung độ lượng hơn. Tui biết cách tha thứ cho tui và tha thứ cho người khác khi họ phạm lỗi với tui.

    -          Sao ông hay thế, ông tu bao lâu rồi mà cao đạo quá dzậy!

    -          Hổng phải, hổng làm thế, thì làm mẹ gì được ai. . . hề hề. . .

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (8) - Luyện công chùa Selung - Luyện công trên núi thiêng Kailash /8/2013

    • 1 Comments

                (Chinh phục Kailash /8/2013)

    Núi cao vực sâu. Sông chảy ào ào qua thảo nguyên xanh tươi. Núi đá thiên hình vạn trạng như trôi nổi bồng bềnh trên biển mây. Trời đất như rỗng không khiến mọi thứ như lẩn lộn vào nhau. Đoàn người ngựa KCDS như đang bay, còn mây thì ngủ yên trong nắng mới. Núi đá như vươn cao lên, bập bềnh trôi nổi. Bầu trời màu xanh lưu ly, đông lại tinh khiết. Màu sắc của núi rừng và thảo nguyên tán quang, thay đổi từng giây từng phút theo ánh mặt trời trắng lung linh lấp lánh trên nóc nhà thế giới. Nhạc ngựa nghe như tiếng đàn vui tươi rộn ràng tràn đầy sức sống. Sông chảy như tiếng thì thào của đá đang hoá ngàn hoa khoe sắc thắm. Quạ kêu trên mỏm đá già đầy mây và chim ưng quang quác trên cõi trời nào đấy, nơi có muôn ngàn thiên nữ xinh tươi đang múa hát. Hình như chúng tôi đang đi, nhàn mà đi, chẳng cần chi mà vẫn đi, cười hì hì vì vô vi đang vẫy gọi. Nói không hết lời, nên lời buông rơi vào im lặng. Làm không hết ý vì vô tận ý tự qui về rỗng rang. Dùng cả đời không hết cái thời lơi, vì cái thời lơi rong chơi nơi vô giới hạn. Ta mênh mang còn đất trời thì lại đang lạng quạng. Gói muôn vạn kiếp đời trong chiếc lá tầm ma và gom vô lượng vô biên các cõi Phật cất trong ngọn khói mỏng tang, trên bếp lửa, bên đàng thiên lý. Ha ha. . .ha. . .hạt bụi cười khì một tiếng. Thiêng đàng và địa ngục bổng mục rã và tan hoang trong khoé mắt mênh mang buồn thăm thẳm.

  • Về miền đất Phật

    Thung lũng Tử thần và đèo Drolma

    • 1 Comments
    Chuẩn bị cho Penba quay phim thung lũng Tử Thần

    Trời lạnh kinh khủng, chưa quen, nên chúng tôi không tài nào ngủ được! Đụng vào vải lều như đụng vào nước đá! Do thiếu kinh nghiệm, chúng tôi không đem túi ngủ mà chỉ đem võng Trường Sơn. Trải võng dưới lưng, bên trên dùng tấm dù che mưa của nó mà đắp. Mới nhìn ai cũng tưởng đủ ấm. Nhưng khi nằm mới biết không ăn thua gì với nhiệt độ xuống dưới không độ như ở đây. Ngọ nguậy, rục rịch, trăn trở suốt, chẳng tài nào chợp mắt được. Mọi người bèn ngồi dậy luyện công, cơ thể dần dần ấm lại. Thế nhưng khi nằm xuống bắt đầu thiu thiu, thì đứt khí nên cơ thể lại lạnh, run như cầy sấy. Cứ như vậy trằn trọc suốt cả đêm mà chẳng ai ngủ được.

  • Về miền đất Phật

    Tarboche và thành Thiên Đế

    • 1 Comments
    Đường nào đấy hả ông Định vị

    Chúng tôi ngủ trong một nhà nghỉ nhỏ ở Darchen. Chờ trời sáng sẽ bắt đầu đi vòng quanh Sambala, đi theo vòng Kora tâm linh tối thượng của mật tông thế giới.
    Nếu thành công những ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ nhận ân điển thiêng liêng và đi thẳng vào khu trung tâm của Sambala, vào trung ương đàn tràng của Ngũ Trí Như Lai. Và như vậy cái đích cuối cùng của chuyến tu học này là đỉnh núi Kailash cao 6.714m quanh năm tuyết phủ trắng xóa, nơi có 3 khối đá khổng lồ màu vàng sậm giống hệt 3 tòa bảo tháp, trời đất tự hiển thị để phụng thờ Đức Đại Sư Cổ Phật Tỳ Lô Giá Na và hóa thân của ngài là Tổ Sư Demchog.

  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật–Bài 14: Hồ thiêng Manasarovar

    • 1 Comments
    Trên đường hành hương

    Sau khi nằm chờ tại Lhasa 4 ngày để xin cho đủ giấy phép đi Kailash. Phải có đủ 4 giấy phép của biên phòng, an ninh quân đội, và một giấy phép của công an tại Darchen. Hôm nay chúng tôi bắt đầu lên xe trực chỉ về hướng tây, hướng của biên giới Kashmir và Népal.
    7 giờ sáng đúng hẹn, Penba đã đưa xe tới. Nhưng chờ mãi đến 8 giờ... rồi 8 giờ 30 mà huớng dẫn viên chẳng thấy tới. Cuối cùng chúng tôi được báo cho biết, là chẳng có hướng dẫn viên nào chịu đi vào Kailash cả... Và chúng tôi lại được công ty du lịch Xigátse hứa sẽ giới thiệu một hướng dẫn viên khác khi chúng tôi tới thành phố này.
    Thế là chúng tôi lại hăm hở lên đường 

  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật– Bài 13: Tu viện Sera

    • 1 Comments
     Tường treo Thanka trong những ngày lễ tại tu viện Sera

    Trung tâm Lhasa có một khách sạn bụi đời. Thế nhưng lại rất đông người nước ngoài ở. Tôi nghĩ chắc cũng như chúng tôi, họ cũng thích cái không khí tự do, rất bụi. Thêm vào đó giá lại rất mềm. Nó có tên tiếng Anh và tiếng Tạng, nhưng chúng tôi cứ gọi thế. .
    Sàn nhà bằng gỗ mộc. Cầu thang cũng bằng gỗ sơ sài. Cửa phòng ăn chỉ là miếng vải, khi đóng chỉ cần cột mấy sợi dây kẽm. Internet không dây miễn phí. Tường đầy những câu viết ngẫu hứng và những hình vẽ nguệch ngoạc của khách. Bàn ghế làm bằng những miếng gỗ còn nguyên vỏ. Dây ngũ sắc treo tòn ten, vải trải bàn hoang dại, chẳng theo qui cách gì. Mấy cái tranh tường vẽ tùy hứng nham nhở dí dỏm và thật buồn cười.

  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật- Bài 12: Hoàng hôn trên Potala

    • 1 Comments
     Hoàng hôn trên Potala
    Hoàng hôn màu ghi nhạt. Gió từ các đỉnh núi tuyết tràn về phảng phất mùi cỏ mới và vị cay cay của chồi non thanh liễu.
    Hắn đi một mình quanh cung Potala. Du khách đã về hết, mà đèn đường còn chưa bật. Đây là giờ của hắn. Thời khắc mà Potala chuyển từ thể xác sang phần hồn. Hắn cũng vậy, chẳng phải hắn đi, mà con tim đơn côi của hắn đang lang thang trong hoàng hôn xứ Tạng.
    Màu nâu sậm của cung Potala như nét chổi u buồn quét lên nền trời thương nhớ. Còn màu vàng đất lại như màu của cái chết lặng yên. Cung điện như mệt mỏi, như chán lắm rồi, với những sự đời nhố nhăng. Tựa lưng vào núi đá, nó như đang thở dài buồn bã.
  • Về miền đất Phật

    Về miền đất Phật- Bài 4: Hiện tại gặp quá khứ

    • 1 Comments
    Haha...ha!
    Tu viện Samye nằm ở Zetang ZeTang tiếng Tạng có nghĩa là vườn khỉ. . . Nơi đây trước kia khỉ núi rất nhiều. Ngày ngay không còn nữa. . . . Còn Samye tiếng địa phương có nghĩa là bất khả đắc. . . Mã Sa Sa kể với tôi:
    - Ngày ấy đại sư Liên Hoa Sanh sau khi hàng phục ma quỉ đã quyết định xây dựng Samye trong một ngày một đêm! Thế nhưng thực tế phải mất 2 năm tu viện vĩ đại này mới hoàn thành. Bởi vậy mà gọi là Samye hay là bất khả đắc.
    Việc xây dựng Samye là cột mốc quan trọng đánh dấu ngày đạo Phật trở thành quốc giáo thay thế cho đạo Bon