Blogs

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
Browse Blogs in Vân du
Blog Posts
Tây du ký 2010 8
Về miền đất Phật 103
  • Về miền đất Phật

    Nắng sớm

    • 18 Comments

    Bầu trời rỗng.

    Cây trúc rỗng.

    Tiếng chim cu gáy cũng rỗng bên trong.

    Mọi thứ đều rỗng không.

    Muôn vàn giọt nắng long lanh cũng rỗng không. .

    Trong suốt

    Lăn xuống cuộc đời

    Kêu lanh canh . . . .lanh canh. . .

  • Về miền đất Phật

    Ghi nhanh hành hương Kailash 2013

    • 15 Comments

    Ghi nhanh hành hương Kailash 2013

     

     

     

     

     

    .

  • Về miền đất Phật

    Một ngày ở vườn thiền

    • 9 Comments

    -        Thưa cụ, cơ chế việc hắn làm như vậy là thế nào?

    -         Này Cỏ May, Chẳng phải hắn làm bằng cơ bắp và tâm trí, mà là "con người thật" biểu thị qua hắn bằng các động tác vô ngã.

    -        Thưa cụ, có phải Trời Phật Thần Thánh mượn xác của hắn để làm?

    -        Này Cỏ May, chẳng phải Phật bên ngoài vào người làm thay. Chẳng phải Phật trong người tự biểu thị. Mà là trước một tình huống, động tác vốn phải là như vậy, nếu nó không bị bóp méo đi bởi vô thức bản năng, sai chệch đi bởi vô thức tập thể hay biến dạng đi bởi vô thức vũ trụ.

  • Về miền đất Phật

    Ngồi buồn vẽ bậy để chơi

    • 8 Comments

    (Khi cô gái cụt chân chơi đàn)

    Những ngón tay như ngó sen, làm động tác khảy nhè nhẹ vào sợi dây đàn vô hình căng trên “cây đàn nạng”.Cô gái ngước mặt lên trời cao. Miệng hát mà không phát ra âm thanh nào. Tay đàn mà không phát ra âm thanh nào. Toàn thân cô gái biểu cảm, hợp nhất với âm nhạc cõi lặng yên. Nét mặt cô gái tràn đầy phúc lạc. Cô hát say sưa bài ca không tiếng động. Cô đàn say sưa bản nhạc không âm thanh. Như có một nguồn năng lượng đồng cảm vô hình, âm thầm lan toả ra chung quanh. Mọi người đứng đấy như trời trồng dưới mưa thu, nước mắt lưng tròng.

     

     

     

  • Về miền đất Phật

    Chuyện vui: Cái Bóng tầm sư học đạo

    • 8 Comments

    Mây về đắp tượng cô tiên

    Đắp xong mây lại bốn miền thênh thang

    Cô tiên vẫn đứng bên ngàn

    Cầm đèn soi lối thế gian đi về

    Bao giờ sen nở sơn khê

    Trăng soi hồ ngọc, rừng quê mây về

  • Về miền đất Phật

    Lời ru của mặt trời

    • 8 Comments

    Đừng để bóng tối tự thân ngăn trở ánh sáng.

    Thế thì hợp nhất với mặt trời.

    Như người đàn ông đứng ngắm bình minh

    Còn con chó của ông ta, chạy tìm chó cái

    Dưới ánh mặt trời

    Tình yêu tối thượng luôn được biểu thị bằng 2 cách:

    Siêu thức và bản năng.

  • Về miền đất Phật

    Ngày xuân nói chuyện hoa đào/ xuân Quí Tỵ 2013,

    • 6 Comments

    Đào rừng ở vườn thiền / 2013

    Đào Nhật Tân nổi tiếng khắp nơi. Nhưng tham quan các vườn đào. Khách du xuân dể dàng nhận thấy đào Nhật Tân có hoa to, hoa nhiều và rất đẹp. Nhưng hiếm khi thấy cây đào Nhật Tân nào có thân cổ thụ, phong sương, biểu thị cho sự già dặn, vững chắc, thâm trầm, bổ sung cho tính cách đẹp dịu dàng thuỳ mị của hoa đào trong sương mờ và giá rét. Do vậy tính âm dương trong nghệ thuật chưa hài hoà để thành thái cực.

    Thế nhưng ngày nay, trên gốc đào rừng. Các nghệ nhân đã tháp cành đào Nhật Tân. Khiến cây đào Nhật Tân vừa có thân dáng già cổ thụ, lại vừa có hoa to và đẹp.

    Này Cỏ May, cũng vậy. Trên cái gốc "Nội Đạo Pháp Tràng" của người Việt, tháp thêm cành Thiền của Phật giáo, sẽ thành pháp môn Thiền Mật, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa có vẽ đẹp quí phái diểm lệ, lại vừa tràn đầy tính nghệ thuật vị nhân sinh của Bồ tát Đạo. Các chùa ở miền Bắc Việt Nam ta có truyền thống lâu đời : "Tiền Phật hậu Mẫu"là một thí dụ sinh động đầy thuyết phục về việc, tháp cành đào Phật giáo trên cái gốc đào rừng là "Tìn ngưỡng Đạo Mẫu" của người Việt.

  • Về miền đất Phật

    Rong chơi trong sa mạc

    • 6 Comments

    (Bước chân hắn vu vơ, bước ra đời từ những bài thơ tràn bóng tối)

    Một mình đi giữa sa mạc mênh mông

    Chung quanh hắn, cuộc đời lặng im như cát

    Thế giới tâm linh như vòm trời tối đen với muôn ngàn vì sao lấp lánh

    Buồn vui của kiếp người như những cơn gió than dài trong khoảng không vắng lặng

    Hắn bước đi hay ngồi lại thì cũng có nghĩa gì đâu

    Bởi sa mạc đời vẫn mênh mông và chẳng biết đâu là giới hạn

  • Về miền đất Phật

    Vườn Thiền

    • 6 Comments

                      (Bất truyền truyền)

    Là giọt sương, ta mong manh và long lanh trên đầu ngọn cỏ, toả hào quang muôn sắc cầu vồng. Là con chim, con giun, con dế. . .ta bản năng chẳng tính toán chi li, chẳng suy bì hơn thiệt thành bại có không. Là con rắn, ta dấu mình trong bải cỏ xanh tươi chờ đêm tối mông lung, mặc cho lũ ếch nhái ban ngày nhởn nhơ trước mặt. Là ngọn cỏ, ta xuôi mình nghiêng theo chiều gió. Là cây trúc, ta đứng thẳng người lòng rỗng, lá bốn mùa xanh. Là hòn đá già, ta mặc kệ rêu xanh bám trên mình đã bao ngày bao tháng. Là con suối, lưu thuỷ bất tranh tiên, ta thuận thiên xuôi mình về phía thung xa. Là con đường đá cổ, ta mòn vẹt vì vết chân người dẫm đạp bao năm qua, vẫn nằm đấy đợi chờ những bước chân vô cảm. Ha ha. . .ha. . . .ta là tất cả. . .là tất cả. . .kể cả những cái mà ta không thấy, kể cả những cái mà ta không nghe, kể cả những cái mà ta chưa từng nghe ai nói tới. Ta đi dạo trong khu rừng mưa, chẳng niệm Phật, chẳng trì kinh, chẳng giữ hơi thở, chẳng quán tâm, chẳng cầu thiên đàng, chẳng sợ địa ngục. . . .Ta vui sướng mở rộng cửa tâm hồn mình, làm bạn với muôn loài muôn vật, giải thoát khỏi mọi ràng buộc, hợp nhất với thiên nhiên, trần trụi chẳng ngại ngùng. . .

     

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (7)- Quay về Darchen hoàn thành vòng Kora Sambala- Luyện công chùa Chuku /8/2013

    • 6 Comments

    Nhưng quả thật trên vòng Kora. Đoạn chót của vòng tròn tâm linh nầy là đẹp nhất. Thảo nguyên mênh mông trải rộng đến tận chân trời. Màu xanh cỏ non, màu hoa dại đang khoe hương sắc, màu nước, màu trời, màu quần áo, màu dây cát tường đang bay trong gió. . .v.v. . . .Tất cả như đang toả  hào quang lung linh, lộng lẫy hơn, sống động hơn. Đèo cao đất núi đỏ quạch. Con sông uốn lượn tung bọt trắng lấp lánh trên thảo nguyên, như chiếc khăn tu la khổng lồ đang phất phơ bay trong gió lạnh. Sambala mơ hồ như đang ở một cõi trời nào đấy, trong suốt xanh lơ lơ như màu ngọc bích. Gió núi có mùi thơm của mênh mông. Nắng mằn mặn và ấm. Còn hư không như rỗng tuếch, khiến mây đang bay trên trời rớt xuống, lót đầy đường đi. Tôi đi như nhẹ hơn, chân mình như không chạm đất. Từng tế bào của cơ thể mình như nở ra, rỗng không, thấm đậm hương núi, hương rừng, hương của con người, hương của chim thú, hương của trâu yak, hương của ngựa thồ và hương thơm của anh linh miền thánh địa.

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (6)- Vượt sông băng- Luyện công ở chùa Zutrulpuk

    • 5 Comments

    Khi con hành Bồ tát Đạo. Khả năng tâm linh qua tu học sẽ hiển thị qua việc giải quyết các tình huống cụ thể. Và kết quả của công việc chứng minh mức độ tu học của hành giả.

    Bởi vậy khi con từ Kailash trở về và hành công ở nhà. Các cảm nhận của con về hình ảnh là dùng để con vẽ, các cảm nhận về âm thanh là để con sáng tác âm nhạc, các cảm xúc rung động qua các tình huống là để con sáng tác văn học, các chuyển động của cơ thể là để con có sức mạnh cơ bắp và thể lực làm việc, sự vận hành khí lực là để con phát công trị bệnh hướng dẫn độ sanh. . .v.v. . .Vậy khi con luyện công tu học ở Kailash, giữ tâm định vào dalani, tam mật tương ưng, là để thọ nhận các tín hiệu gia trì. Còn khi con từ Kailash trở về và luyện công ở nhà là để ứng dụng vào việc hành Bồ Tát Đạo. Con phải phát đại nguyện và qua nguyện lực. Đại Thủ Ấn sẽ giải mã các tín hiệu qua buổi hành công. Và sau đó sẽ thành công năng khi áp dụng vào việc độ sanh cụ thể.

    Này con, Phật hợp nhất với người tu, cọng với kinh nghiệm, mồ hôi và trí tuệ khi ứng dụng vào việc giúp đỡ mọi người, mới thành công năng. Chỉ tu học không là chưa đủ.

  • Về miền đất Phật

    Tiếng chim hót trong công viên ngày cuối thu

    • 5 Comments

    Bóng tối mở cửa ngôi nhà tâm linh. Gió quét dọn lá vàng trên sân rêu. Im lặng trải chiếu trong sương và chim rừng niệm kinh thì thầm  trong cái lỗ đen đất trời sâu hun hút. Chúng tôi ngồi và nhường chỗ cho Thần Linh ngồi cùng bên cạnh.

    Bàn tay ai rót trà như từ quá khứ hiện ra, kéo dài đến tương lai, lê thê bất tận. Hương trà thơm, mùi thơm hoa vô ưu. Vị trà đắng chát và ngọt như hương vị của trần gian, ngỡ ngàng khi chạm mặt với hư không sống động.

    Ha ha. . . ha. . . .lời hí sự như gió thổi đầu non. Lời chánh ngữ ái ngữ như ly trà uống xong còn cặn, nên đổ xuống vực sâu bên sườn núi.

    Trăng sáng, ánh trăng như đông cứng. Còn tiếng chuông chùa như cái dùi xuyên thủng một lỗ nhỏ qua cuộc đời chết đông nhưng tướng vẫn còn chuyển động.

    Than ôi!

    Đêm nay bên động Cô Tiên. Ngẫu hứng viết vài dòng chơi. Chữ và nghĩa bâu lấy cái thằng ta giằng xé. Ta gỡ chúng ra, bỏ chúng vào ly trà đời uống chơi cho bớt đắng.

  • Về miền đất Phật

    Gặp nhau ngày tất niên 2012

    • 5 Comments

    Này Cỏ May, đọc thì từ bi hỷ xả. Nhưng khi thực hành thì ông nên làm ngược lại là: Xả, hỷ, bi, từ.

    Thí dụ có người nói xấu ông, làm hành động xúc phạm ông.

    Khi ấy, ông không nên căn cứ vào cái đúng của mình mà va chạm đấu tranh với cái sai của họ.

    Ông nên vừa giao tiếp với họ, vừa quán tâm mình. Thấy tâm mình tuy đang nghe, đang thấy như vậy, nhưng vẫn an lạc, thì tiếp tục nói cười với họ. Đừng để tham sân si biểu thị khiến người kia buồn phiền.

    Còn nếu thấy tâm mình không giữ được định. Ông bị lời nói và hành động của người kia tác động khiến mất bình tỉnh, bắt đầu khởi sân si, thì nên “Ly” nghĩa là tìm cách tránh đi chỗ khác.

    Sau đó :”Xả” nghĩa là hành thiền giải toả stress. Khiến mọi sân si phiền muộn tan biến đi mà thay vào đó bằng an lạc thiền với nụ cười yên lặng trên môi. 

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Tây Tạng 7/ 2012

    • 5 Comments

    (Cung Potala)

    Tiếng pháp luân quay rè rè trong gió lạnh.

    Đoàn người Tạng hành hương dài lê thê với những bước chân nhẫn nhục.

    Trong ánh hoàng hôn buồn bã, họ bước đi một cách vô vọng chung quanh cung Potala.

    Những Phật tử thuần thành đi nhiễu Phật hay những số phận tâm linh đi luẩn quẩn trong vòng quay của trò chơi nhân thế ?

    Họ đang lạy, đang cầu xin Thượng Đế vô hình. Bóng của tòa cung điện nguy nga hùng vĩ đổ ập xuống, như đè bẹp những con người cùng khổ. Khiến họ nằm dài trên nền đá lạnh hoang vu.

    Trong tiếng quạ kêu buồn thiu và tiếng gió chiều xào xạc, có tiếng giày đinh nện đều trên nền thánh địa Potala.

  • Về miền đất Phật

    Ngày 20/11/ ở Xuân Mai

    • 4 Comments

    (Tình nghĩa Thầy Trò)

    Nhiều bà con theo Thầy tu học đã hơn 20 năm qua. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Nhớ ngày mới đến học đạo với Thầy, tóc hãy còn xanh. Thế mà nay đầu đã bạc trắng. Biết bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời nhân thế đã diễn ra. Mọi thứ đều vô thường thay đổi. Thế mà tình người, tình thầy trò, tình đồng môn vẫn đầm ấm chẳng hề đổi thay.

    Bệnh tật lui dần tâm trí được khơi thông

    Ơn sâu nghĩa nặng, biết làm sao đền đáp

    Một chữ học Thầy một nghĩa nặng trăm năm

    Hôm nay ngày Tôn Sư Trọng Đạo

    Chúng con cúi mình xin được tạ ơn trên

    Chúng con cúi mình xin lạy Thầy một lạy

    Tỏ tấm lòng thành mang nặng nghĩa tri ân

    (Thơ môn sinh TonHaThai)

  • Về miền đất Phật

    Quán Trà Padme ngày chủ nhật

    • 4 Comments

    -  Này ông, nếu bây giờ ta chữa cho ông. Rồi ông phải đợi đến kiếp sau mới lành bệnh. Ông nghĩ thế nào?

    -  Dạ thưa cụ, thà bây giờ bớt được chút nào hay chút ấy. Chứ chờ kiếp sau mới lành, thì hơi mông lung quá?

    -  Thế nhưng pháp tối thượng của ông, tu thì chắc chắn thành Phật. Nhưng chết rồi kiếp sau mới thành. Thì lại không mông lung.

    -  Thưa cụ, phước cho người nào chưa thấy mà tin.

    -  Phước cho ông, nếu ông tin lời ta hứa, kiếp sau ông sẽ lành bệnh. Ta chữa rất hiệu quả. Nhưng kiếp sau thì ông mới lành được. Điều ấy là chắc chắn. Bây giờ cứ ráng chịu đau đi, lo gì, kiếp sau sẽ lành bệnh.. . .hề hề. . .

    - . . . .Người ấy cười. . . .Mọi người cùng cười vui. . . . .

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash(1) - Con đường mây trắng /8/2013

    • 4 Comments

           (Luyện công trên đỉnh Kailash/8/2013)

    Này Cỏ May, thế là một lần nữa ta lại đi Kailash. Cảnh đẹp hùng vĩ và những kinh nghiệm tâm linh diệu kỳ ở Kailash năm ấy, thôi thúc mãi trong lòng ta. Nhưng cũng phải 8 năm sau, lần này ta mới lại có cơ duyên đi lại lần thứ nhì. Có người cho rằng ta già rồi nên có hơi cổ hủ. Nhưng thật tình ta vẫn cho là, muốn hành hương tu học Kailash. Hành giả cần phải đủ duyên và phải được Như Lai cùng chư vị thiêng liêng gia hộ độ trì thì mới đi được. Ngoài ra hành giả còn phải có thể lực sung mãn, tâm chánh định và sinh hoạt có thiền vị trong suốt quá trình hành hương, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn. Đoàn đi kailash lần này, gồm các vị trước kia bị bệnh mãn tính. Nhờ tập luyện KCDS nay đã lành bệnh và lần này tham gia hành hương tu học ở Kailash thành công kết quả. Đặc biệt có 2 người nữ ở Khánh Hoà là chị Oanh và chị Thuỷ, trước là bệnh nhân ung thư. Nhờ tập KCDS đã lành bệnh. Nay cũng tham gia chuyến hành hương tu học ở Kailash lần này. Họ đã đi và  đã về, họ đã thành công kết quả, họ đã đạt được hiệu quả và an toàn.

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (3)- Luyện công ở chùa Dirapuk /8/2013

    • 4 Comments

               (Trên đỉnh đèo Drolma )

    Gió núi thổi ào ào. Nắng chiều vàng nhạt như mật ong chảy chầm chậm trong khu vườn tháp rồi nhạt dần trên thảo nguyên mênh mông. Đỉnh Kailash lấp lánh như được dát vàng trong ánh hoàng hôn. Chúng tôi thụ khí, lỏng cơ tối đa, điều khí ra toàn thân. Nhưng hai chân lại đi bằng thể dục, chậm thật chậm, điều hoà, kết hợp với hơi thở. Đây là một thí dụ sinh động về phương cách thể hiện của KCDS trong giai đoạn mới. Làm bằng thể dục bình thường như mọi người là để hành động của gia trì lực không có chi khác thường, giống hệt như một người bình thường. Còn năng lượng  hợp nhất với thể xác của mình, là nhằm làm cho cái hành động bình thường ấy, trở nên diệu dụng và thấm đậm Phật lực nhiệm mầu.

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (4)- Luyện công ở Thung Lũng Tử Thần

    • 4 Comments

    Nếu người nào đủ sức khỏe và không bị sốc độ cao, thì đi bộ theo vòng Kora rất thú vị. 53km chứ mấy. Cảnh đẹp mê hồn. Hùng vĩ và hoang dại. Núi cao thật cao. Sông sâu thật sâu. Thảo nguyên rộng thật rộng, bao la và mênh mông. Trời lạnh, không khí sạch và mát. Thấy cái gì cũng đẹp hơn, rực rỡ hơn, thắm màu hơn ở những nơi khác.  Bên tai gió hú. Dưới chân suối reo. Trên đầu chim trời quang quác, mây trôi phiêu du. Chợt thấy mọi chuyện đạo chuyện đời tự nhiên bay đi đâu mất. Đứng trên đỉnh đèo này cất một tiếng hú. . . .Gió mang tiếng hú đi, ngân nga tràn ra khắp thế gian. Chư Thiên mang tiếng hú đi xuyên qua trời xanh đến tận nơi vô cùng vô tận. Chư Thần mang tiếng hú đi như sợi chỉ nhỏ, xuyên qua đất tối đen, xuyên qua hỏa ngục rừng rực lửa, đến tận nơi vô thỷ vô chung hiệp cùng năng lượng sống. . . .Haha. . ha . . .ta đi chơi trời đất cũng đi theo. Đời người mấy lăm năm mà hăm hăm hở hở. Hoa nở là hương đi, hoa chưa tàn hương thơm đã sang bờ giác. . . .

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash(5) - Vượt qua đèo Drolma/8/2013

    • 4 Comments

    Nắng nhuộm vàng đỉnh kailash. Còn núi Quan Âm và núi Đại Thế Chỉ vẫn còn tối thui. Trâu Yak và ngựa đã tập trung ở bải cỏ trước chùa. Trong gió lạnh, tiếng cười tiếng nói, tiếng trâu Yak thở phì phì, tiếng lục lạc leng keng, hoà với tiếng suối chảy ào ào qua gộp đá. Hợp thành một âm thành hùng tráng đầy sinh lực. Ngựa, trâu và quần áo người Tạng đủ màu sắc sặc sở. Chúng tôi đi thành một đoàn thật dài theo con đường mòn xuyên qua cái núi đầy đá. Những đỉnh núi tuyết đang tan, chảy thành những dòng suối nhỏ trên vách đá hùng vĩ cao ngất trời xanh. Tạng ngao sủa ông ổng và chồn tuyết thập thò ở những hang đá dọc đường đi. Dây cát tường dăng khắp nơi và khăn tu la phất phơ trong gió lạnh. Những người Tạng bước chầm chậm trên đèo, tay quay pháp luân miệng trì kinh lầm rầm, đầu hơi cuối xuống. Thấy chúng tôi đi ngang qua, họ cười và hét thật to để chào. Các vị đạo Bon đi ngược chiều, áo quần sặc sở, vẩy tay chào chúng tôi. Tôi thấy một khách hành hương người nước ngoài, ngồi nghỉ mệt trên đường đèo, mũi chảy máu cam, miệng thở hồng hộc, cây gậy vất bên cạnh. Tôi đưa cho ông ta bình Oxy của mình. Ông ta mừng như vớ được vàng, thều thào cảm ơn.

  • Về miền đất Phật

    Vài hình chọp ngẫu hứng mùa nước nổi / Châu Đốc / 28/10/2013

    • 4 Comments

    Đường phố vắng người qua, xe lôi khòm lưng đạp chầm chậm trong màn mưa. Và trên cánh đồng ngập nước mênh mang. Những chiếc thuyền câu, thuyền giăng lưới vẫn cặm cụi lang thang trên nặt nước lác đác những vạt lục bình tơi tả. Bà già bán vé số cụt một chân vẫn lang thang trong mưa buồn, tiếng nạng lộc cộc át tiếng mưa rơi tí tách. Tiếng sóng vỗ vào bờ oàm oạp, mấy đứa bé môi xám ngoét vẫn kiên nhẫn lặn ngụp trong dòng nước đục ngầu, mò ốc bám vào thành mấy cây cột quán nhậu. Tôi mua 2 tờ vé số tặng lại cho bà cụ. Trả tiền ăn sáng cho quán, rồi với mặc cảm có lổi với mấy cháu bé đang kiếm ăn dưới làn nước nổi. Tôi bước vội ra đường không dám nhìn lại. Mưa rơi ướt cả tóc và mặt tôi lành lạnh. Tôi đi trong mưa buồn trở về quán trọ. Trong lòng buồn rầu nghỉ về chữ “nghiệp”và con đường tu tập thực sự để thoát khổ, để thực chứng niết bàn ngay tại trần gian nầy. Không phải ở một cõi trời nào đấy chỉ có trong mơ.

  • Về miền đất Phật

    Tây Tạng ký 2012

    • 4 Comments

    (Tháp tổ Samye)

    Này Cỏ May, khi đi tham quan lễ Phật ở Tây Tạng. Ông nên đắc khí trước. Sau đó tịnh tâm thì sẽ cảm nhận được lực hút từ các ban thờ hay các vị trí tâm linh. Lẽ dĩ nhiên ông và mọi người phải đi theo sự hướng dẫn của HDV du lịch. Nhưng do pháp này mà mình biết được chỗ nào nên tịnh tâm nhận năng lực gia trì của chư vị thiêng liệng để khỏe mạnh và có Phật lực, để phá trừ nghiệp chướng, tiến bộ trên đường tu học. Nơi nào chỉ có giá trị về du lịch thì mình chỉ tham quan như mọi người, hoặc không cần tốn nhiều thì giờ vào những nơi không cần thiết đối với người hành hương tu học. Này Cỏ May, ông chỉ nhận năng lực gia trì và rung động toàn thân thật nhẹ, tịnh tâm để nhân biết sự việc, chứ tuyệt đối không hiển thị Đại Thủ Ấn múa may trước mặt du khách. Vì như thế sẽ lộ tướng khó hòa nhập với xã hội.  Khi về khách sạn, thời luyện công hàng ngày của ông tự nhiên sẽ khác đi do ông nhận được gia trì lực  và các vấn đề chư vị khai thị lúc tham quan sẽ tự hiển thị trở lại khi hành thiền.

  • Về miền đất Phật

    Lời sám hối đầu năm

    • 4 Comments

    -          Muốn được khen, nên con tốn thì giờ vào Facebook.

    -          Muốn khỏi nghĩ bậy và làm bậy, nên con phải liên tục nghĩ điều tốt và làm điều tốt.

    -          Muốn khỏi bị bỏ quên trong đám đông, nên con phải liên tục cố tạo ra cá tính và khác người.

    -          Muốn được tự do sống theo ý của con, nên con phải giả vờ không tu.

    -          Muốn giả vờ không tu, nên con lại phải sống như đám đông.

    -          Lạy thượng đế.

               Lúc nào, con cũng khoe mẽ. Nay con xin sám hối về những điều này.

  • Về miền đất Phật

    Hành hương Kailash (2)- Luyện công ở Hồ Mansarovar/8/2013

    • 3 Comments

    (Luyện công ở Thung Lũng Tử Thần /Kailash/8/2013)


    -         Thưa cụ, qua đợt hành hương Kailash lần này, cụ rút ra được kinh nghiệm gì?

    -         Này Cỏ May, đó là “Phật và chúng sanh hợp nhất”.

    -         Thưa cụ, điều này thì kinh sách và chư vị thiện tri thức cũng đã nói nhiều rồi.

    -         Đó là “Lý”, còn “Sự” thì phải cụ thể và thực tiễn.

    Dù suốt ngày ông nói về “Phật và chúng sanh hợp nhất”, nhưng không có công phu thực tiễn thì vẫn ốm đau bệnh hoạn, nghiệp chướng vẫn hành, luôn thấy bất an, luôn lo lắng buồn rầu đau khổ và luôn bị lôi vào cơm áo gạo tiền danh vọng địa vị, không thoát ra được thì còn nói gì đến tu với chứng.

  • Về miền đất Phật

    Tặng cho chư huynh, những người sắp đi Kailash

    • 3 Comments

    (Mandala Ngũ Trí Như Lai ở Kailash/Tây Tạng)

    -  Đúng vậy, khoảng 8 năm trước. Khi người Việt mình chưa có ai đi Kailash thì già may mắn đã có dịp hành hương tu học ở Sambala và Kailash.

    -  Thưa cụ, có phải cụ thấy đi Kailash có lợi ích cho người tu học. Nên lần này cụ lại đưa đoàn môn sinh Khí Công Dưỡng Sinh đi Kailash?

    -  Này Cỏ May, đúng đấy. Ta đã đi hành hương tu học ở Tây Tạng rất nhiều lần rồi. Hầu như năm nào cũng đi một vài lần. Còn Kailash như ông biết, ta đã đi trước đây 8 năm rồi.

    Ta đã tắm dưới hồ băng Monasarova, đi vòng quanh Sambala, luyện công ở Thung Lũng Tử Thần, ngồi thiền ở Rìu Nghiệp Lực trên đèo Droma của Mẹ Tara Xanh và nhận năng lực gia trì của chư Phật thực hành Đại Thủ Ấn trên đỉnh núi thiêng Kailash (6.714m).

    Theo kinh nghiệm của mình, ta thấy nơi ấy rất lợi ích cho người tu học, chẳng những về sức khoẻ, về tâm thức, mà còn về huệ lực và thần thông Phật lực. Những người có cơ duyên đi Kailash, ai cũng đều có những thực chứng riêng, không ai là không có.