Nhật Bản có nghĩa là gốc của mặt trời hay là đất nước Mặt Trời mọc.

Nhật Bản còn có các mỹ danh là xứ sở hoa anh đào, vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam. Những cánh hoa thoắt nở thoắt tàn được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Nhật Bản còn được gọi là đất nước hoa cúc vì bông hoa cúc 16 cánh giống như mặt trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Nhật bản còn được gọi là đất nước mặt trời mọc vì là quốc gia ở vùng cực đông và họ tôn nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái Dương thần nữ) là tổ tiên của họ.

Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Phù tang là cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương đông, có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ đông sang Tây. Do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường, nhân dịp vừa bình định Triều Tiên, và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Nhật Bản với bốn mùa thay đổi rõ rệt Mùa xuân: hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt,mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi.Núi Phú Sĩ  (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều nghệ sĩ.

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm Shusi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo.

Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo. Thần Đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành. Vào thế kỷ  thứ 16, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên. Nghệ thuật và kiến trúc tinh tế của Đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quan tâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật Giáo đã ra đời và phát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền Tông (Zen). Thiên Chúa Giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo  khác nhau. Nhưng Phật Giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hoá xã hội và lối sống của người Nhật.

Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, mặt trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ. Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài Yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn.

Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần (荒神様 aragami). Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỉ như quỉ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa)...

Mỗi ngôi đền đều được xây dựng để dành riêng cho một thần. Sau đây là những nam thần và nữ thần (神 megami) chính trong truyền thuyết:

Izanagi (伊邪那岐)Y Tà Na Kỳ là vị nam thần đầu tiên, chồng của Izanami. Ông cùng vợ đã tạo ra nước Nhật.

Izanami (イザナミ)Y Tà Na Mỹ là vị nữ thần đầu tiên, vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa thổ thần Hinokagu (迦具土神), lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Hinokagu và chặt thành 8 khúc. Các phần của Hinokagu trở thành những núi lửa bao bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng để đón Izanami về. Bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và trở về một mình.

Amaterasu-Ōmikami (天照大神 Thiên Chiếu Đại Thần) hay Thần Mặt Trời. Là vị nữ thần được sinh ra từ mắt trái của Izanagi, khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật. Bà đã tặng chiếc gương đồng "bát chỉ" và thanh Thảo Thế kiếm cho cháu mình là Ninigi-no-Mikoto khi cho ông xuống mặt đất. Ngày nay thanh gươm được giữ tại thần cung Atsuta (熱田).

Tsukuyomi (月読 Nguyệt Độc) là thần Mặt Trăng, em trai của Amaterasu. Tsukuyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng.

Susa-no-O-no-Mikoto (スサノオ)là thần biển và gió bão. Susa-no-O được sinh ra từ mũi của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng.

Ame-no-Uzume-no-mikoto (アメノウズメlà nữ thần của lễ hội và hạnh phúc.

Đại Thần Saruta-Hiko (猿田毘古大神)là thần đất và sức mạnh. Ông là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto. Saruta-Hiko thường được mô tả là một người rất to lớn và cầm giáo dài, đặc biệt có mũi rất to và dài.

Inari (稲荷) là thần gạo, đôi lúc xuất hiện dưới dạng một ông già, hoặc một thiếu nữ, thường được đi kèm bởi một con hồ ly màu trắng. Đền của Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau và có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Cả Inari và Kitsune đều rất thích ăn đậu khuôn chiên Aburaage (油揚げ) nên món này thường được dâng cho Inari cùng với rượu sake và bánh gạo.

Enma-Daiō (閻魔大王 Diêm Ma đại vương) là vua của địa ngục. Tuy nhiên Enma có xuất xứ từ  Phật giáo chứ không phải Thần đạo.

Ninigi-no-Mikoto (瓊瓊杵尊 Quỳnh Quỳnh Chử Tôn) là cháu của Amaterasu. Nữ thần Mặt Trời phái ông xuống mặt đất để thành lập nước Nhật. Ninigi-no-Mikoto đem theo 3 bảo vật của Thiên Chiếu. Khi Ninigi-no-Mikoto gặp Konohana-sakuya-hime (木花之開耶姫) liền đem lòng yêu cô. Công chúa hoa anh đào Ko-no-hana và Ninigi-no-Mikoto là tổ tiên của người Nhật.

>>>>>>>

Tokyo về đêm

Chúng tôi đếnTokyo lúc về đêm. Không có tiếng còi xe. Thành phố lung linh trong ánh đèn huyền ảo. Trời lạnh và chung quanh yên lặng quá. Mọi cái đời thường hình như đều dồn xuống thành phố ngầm dưới đất với các ga xe điên ngầm và dân lao động tất bật với cuộc mưu sinh. Còn phía trên mặt đất, Tokyo đẹp huyền ảo với những người lịch sự, yên lặng và với hoa anh đào mỉm cười trong gió lạnh căm căm.

 

Trà đạo

(Chúng tôi uống Trà Đạo trong một trà thất của Nhật ở Tokyo để cùng đồng cảm với cái Hoà, cái Kính, cái Thanh, cái Tịch của nghệ thuật Zen.)


Hoa đi hoa đứng hoa chào

Anh đào như thị bay vào trời xuân

Mới hôm qua đây. Anh Đào vẫn còn trơ xương cùng gió lạnh. Thế mà sáng nay đã nở bung trong nắng xuân. Từ khắp nơi, mọi người kéo về đây, uống rượu sakê, uống trà, thưởng hoa , tâm sự trong rừng cây ngập tràn hoa trắng tinh khôi, hoa hồng duyên dáng và hoa đỏ như máu tràn đầy nhựa sống. Độ nửa tháng nữa thôi. Hoa Anh Đào sẽ tàn và rụng đầy mặt đất. Đó là lúc đẹp nhất. Muôn vạn cánh hoa bay trong gió lạnh và rơi đầy trên thảm cỏ non xanh. Cái đẹp, cái buồn hiu hắt, trong veo, sẽ còn đọng mãi trong tâm người du khách.

 

Âm nhạc cõi lặng yên

 

Đôi bạn

 

Hương vị cuộc đời

 

Trinh nguyên

 

Khoảnh khắc

Cả năm dồn lại nửa tháng

Cả tháng dồn lại một ngày

Cả ngày dồn lại giây phút này đây

Hây!

 

 

Sân vườn của một khách sạn ở Tokyo.

(Cái hiện đại, cái văn minh, cái trật tự, kết hợp với tính ngẫu hứng, tính sáng tạo, tính tối giản cực đơn sơ thanh khiết, đã làm nên cái hồn của nghệ thuật Zen. Giúp Zen yên lặng thấm vào mọi ngỏ ngách của cuộc đời )

 

- Này ông, hãy vẽ nụ cười mà không có người cười

( Luôn mỉm cười trong yên lặng, cúi đầu chào mọi người cung kính trang nghiêm, nhường nhịn, đồng cảm, vì mọi người. Trong cái cứng vì trật tự và khuôn phép, luôn ẩn tàng cái thi vị của Zen. Đó chính là những điều tôi ngộ và học được từ chuyến đi này)

 

Thăm một đền Thần Đạo ở Tokyo.

(Thần là cái điều huyền diệu, thi vị của trời đất và muôn sự muôn vật. Đạo là sự hợp nhất, đồng điệu, của con người với cái huyền diệu này. Còn nghi thức và những điều nhân cách hoá chỉ là pháp phương tiện, dùng rồi bỏ đi. Tín ngưỡng nào cũng thế, tôn giáo nào cũng thế và Thần Đạo cũng vậy thôi. Đó là những cảm nhận ban đầu khi chúng tôi có dịp giao hoà hợp nhất với những điều ấy ở nơi đây, tại ngay giây phút này đây. . .)

 

Cống vào đền

(Bên trong là thế giới thần linh. Bên ngoài là thế giới của chúng sanh. Có thật như vậy chăng? Nếu không thì cái cổng chẳng phải là "cái cổng tâm trí")

 

Một con rồng đá, khạc nước vào cái bể trước đền. Để khách hành hương rửa tay trước khi vào lễ Thần

 

Lồng đèn treo ở cổng vào đền

(Các đền Thần Đạo thường sử dụng gỗ và đá với kích thước và qui mô lớn bề thế. Những đường nét kiến trúc thẳng mạnh bạo, mái dày và phẳng, hoạ tiết trang trí tối giản đơn sơ. Những điều ấy kết hợp với nghệ thuật sân vườn đặc thù đã làm các ngôi Đền Thần Đạo biểu thị được sức mạnh chiến đấu, tính trấn áp và uy quyền tối thượng của Thần linh cũng như giai cấp thống trị)

 

Nắng chiều

(Nắng chiều trên khu vườn quanh một đền Thần đạo ở Tokyo.Đền Thần đạo thường ở giữa một khu rừng anh đào hoặc thông già cổ thụ. Trong rừng bố trí đèn đá hoặc các bức thư pháp bằng đá núi rất đẹp).

 

Pháp khí

(Một góc tường trong chánh điện của một đền Thần Đạo ở Tokyo).

 

Tượng các vị Thần (Kami)  trong một đền Thần Đạo Nhật ở Tokyo

 

Những đường thẳng tâm linh

(Đền chùa ở Nhật, mái thường thẳng, không có đầu đao và rồng phượng như ở bên mình).

 

Tập hợp của mọi đường cong là đường thẳng

Tập hợp mọi cái biến dịch là rỗng không

Tập hợp của mọi tôn giáo là tâm linh phi tôn giáo

(Một tháp đá xây theo phong cách Nhật ở vườn trà quanh đền Thần Đạo/Tokyo)

 

Ngắm hoa anh đào bên suối

(Người ngắm hoa thì hoa cũng ngắm người. Hoa toả hương thơm khoe sắc thắm, thì người cũng "minh minh đức" và tuỳ duyên "tánh khởi dụng". Tưởng chỉ có người ngắm hoa mà hoa không có tương tác với người thì chưa thực chứng "Bình đẳng tánh trí". Nếu linh hồn của mình gặp gỡ linh hồn của hoa thì lập tức "Nhập Phật tri kiến" luôn ở trong Pháp Hoa Vô Tướng mà chẳng cần xa rời tướng dụng của phàm phu)

 

Cá chép trong hồ rêu ở một vườn trà Tokyo

(Như cá quanh quẩn trong ao. Con người tưởng được tự do trong ngũ uẩn)

 

Nắng xuân ở Tokyo/Japan

(Nắng xuân về

Cỏ non ngoài đồng lên xanh

Hoa anh đào bên thềm nhà mỉm cười

Tình yêu  còn tươi nguyên

Trời đất hành thiền không cố gắng)

 

Vườn trà ở khách sạn Tokyo.

Lá màu xanh

Cỏ màu xanh xanh

Rêu trên mái nhà xanh xanh vàng

Trời đất tràn màu xanh

long lanh

và mong manh

 

Trà thất của một khách sạn ở Tokyo

(Cần cái nhà mới uống được trà. Tô điểm cho trà thất. Làm cái vườn trà chung quanh trà thất mới uống được trà. Lễ lạy, nghi thức rồi mới uống trà. Qui định mọi giới điều để uống trà. Hình thành cái đạo quanh việc uống trà. Thế mà Eisai ông Tổ của trà đạo Nhật học được phép uống trà từ Trung Quốc không có Trà đạo!

Than ôi! mọi cái đạo đều hình thành giống như thế !

Mọi tôn giáo đều bắt nguồn từ cảm hứng tâm linh, rồi hình thành giống như thế! )

 

Anh đào có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu có một vẽ đẹp riêng, cùng với nhau khoe hương sắc tạo thành nét văn hoá riêng đặc thù của Nhật.

 

Hai vợ chồng và con Cún đi dự hội Hoa Anh Đào/Tokyo

 

Đào Hoa như thị tiếu đông phong

 

Tượng của một vị Lãnh Chúa ngồi trước tượng Phật trong một cái chùa ở thủ đô Tokyo/ Nhật.

(Các vị lãnh chúa khi còn trẻ thì cai trị thiên hạ. Khi về già ai cũng làm chùa. Khi chết đi, để lại tượng và chuyện tu hành của mình như là một truyền thừa của Phật. Mục đích sau khi chết, các nhà cai trị ấy vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến dân chúng mình về mặt tâm linh.Than ôi! Khi còn sống dân chúng quì mọp trước họ và tung hô vạn tuế. Khi chết đi rồi thì dân chúng lại tiếp tục quì trước tượng của họ, kính sợ và vâng lời như là đối với một vị Thần linh hay Phật chí tôn. Đa phần các nước phong kiến ở Á châu, các vị vua hay lãnh chúa đều làm như vậy).

 

Bay vào cõi vô cùng

( Chẳng lẽ chỉ biết ăn, làm việc, rồi chết sao? Chết rồi thì hết sao? Nếu thế thì vô duyên quá ! Hạnh phúc đích thực của con người là ở chỗ nào?

Mơ ước muôn đời của con người là được tự do bay vào cõi vô cùng. Khám phá pháp giới thường hằng mà qua đó hiện tượng sinh diệt mới biểu thị được.

Trên nóc cái chùa. Nơi có biết bao Thượng Đế hữu nhân cách đang an vị. Con chim nhỏ đang tung cánh bay vào khoảng không bao la. Như là biểu thị cho mơ ước của loài người được thật sự giải thoát (Moska), được thật sự hạnh phúc và sống cuộc sống thật của đời mình)

 

 

Cỏ dại và bức tường đá

(Như bụi cỏ dại kia buông mình rũ xuống vách đá. Chỉ có một kẽ hở để nó sống giữa bức tường đá vô tri. Con người cũng vậy, sinh ra là buông mình vào thế giới nghiệt ngã. Chỉ có một kẽ hở để nó sống và tồn tại giữa bức tường đá thế gian. Kẽ hở đó tên là giải thoát).

 

Hồ Kawaguchi, một trong ngũ hồ quanh núi Phú Sĩ

(Khung cảnh nên thơ và yên bình quá. Hồ nằm ngay trước khách sạn. Để tìm hiểu phong tục tập quán của người Nhật. Hôm chúng tôi đến đây sau khi tham quan núi Phú Sĩ. Lần đầu tiên chúng tôi mặc quần áo Kimono truyền thống, tắm nước khoáng nóng ngoài trời, ăn cơm với thức ăn sống và ngủ dưới sàn như một người Nhật thật sự.)