Thanh Hóa là xứ sở thần tiên. Ngoài núi Nưa ra, còn có động Từ Thức và Bích Đào ở Nga Sơn, động Hồ Công và Kim Sơn ở Vĩnh Lộc, Phố Cát ở Thạch Thành, Diệu Sơn ở Cẩm Thủy. Tất cả những nơi ấy với cảnh quang diễm lệ kỳ vĩ không khí trong lành, kết nối với biết bao huyền thoại văn hóa và tín ngưỡng tâm linh. Nếu biết cách sử dụng đều có thể biến thành phương tiện để điều dưỡng sức khỏe và tâm trí cho mọi người.
Trước khi lên đỉnh Núi Nưa. Chúng tôi vào tham quan đảnh lễ ở Đền Nưa. Đây là một ngôi đền cổ rất đẹp. Thời Tự Đức, nhà vua đã xuống chỉ cấp cho huyện lỵ Nông Cống 1.200 quan tiền để dựng đền Bà Chúa Thượng Ngàn và phong là Thượng Đẳng Thần, nay là Phủ Nưa, hiệu là Đệ nhất thiên tiên thánh mẫu sơn trang thượng ngàn bạch y công chúa lệ hải bà vương ngọc bệ hạ. Phủ Nưa lúc đó khuôn viên rộng hơn 3 mẫu, gồm 3 khu với 27 gian thờ. Trải nhiều biến cố, đến nay Phủ Nưa chỉ còn một hậu cung và nhà tiền đường vừa được tôn tạo và phần Nghi môn (Tam môn dẫn vào phủ) hoa văn, kiến trúc rất đẹp mắt, với đôi câu đối được người dân quý trọng, giữ gìn: "Na Sơn từ lĩnh trấn Na Sơn, Thần duy đức kì thịnh - Cổ Định xã nguyên tòng Cổ Định, Dân trực đạo vi hành". Trong phủ hiện còn lưu giữ ba pho tượng quý thuộc tam tòa thánh mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng ngày nay Phủ Nưa vẫn là nơi tổ chức hội làng, nơi du khách tham quan, vãn cảnh, cầu nguyện và gửi niềm ngưỡng vọng tâm linh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Trong dãy núi Nưa hùng vĩ bao gồm 7 phiến nằm ở tây nam Thanh Hóa, thì núi Am Tiên, nhánh tận cùng nhô ra ở phía đông nam của cả dãy, là cao nhất, đẹp nhất.
Na Sơn nhất phiến quang nhật nguyệt
Tam khê động khoát khứ quy vân "
Tạm dịch :
Am Tiên đẹp nhất sáng ngày đêm
Ba khe động rộng mây đi về
Am Tiên là đỉnh nhô cao nhất, nhưng đặc biệt trên đỉnh lại có nước : giếng Trình ở đầu phía Đông Bắc, giếng Tiên ở giữa ( bao gồm giếng thờ, giếng nước ăn, giếng nước rửa ), Động Đào ( tương truyền là nơi tắm rửa của các tiên nữ ), xung quanh có cây hóp bao quanh, kín đáo nên nhân dân địa phương còn gọi là ao Hóp.
Xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn được hình thành từ một làng quê với tên gọi là Kẻ Nứa. Sở dĩ gọi là Kẻ Nứa vì địa phương có dãy núi Nưa, đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Na Sơn - Núi Nưa nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, nơi căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn và triều đại Nhà Lê, là hậu phương vững chắc của thời chống Pháp. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Kẻ Nứa đã đổi thành nhiều tên gọi khác như: Cổ Na, Cổ Ninh, Cổ Định, Ninh Hòa và xã Tân Ninh ngày nay.
Hôm chúng tôi lên đỉnh Núi Nưa. Bầu trời màu chì và gió núi thổi từng cơn lạnh giá. Ngàn Nưa xanh ngắt chập chùng. Đường lên núi cheo leo hiểm trở. Một bên là vách đá cao ngất, một bên là vực sâu hun hút với những thung lũng xanh đen lờ mờ mây phủ và khí đá mờ mịt như thực như hư. Sau khi vào lễ Mẹ Đệ Nhị Thượng Ngàn, lễ Cô Chín và Bà Triệu ở Đền Nưa cổ kính dưới chân Núi Nưa. Xe chúng tôi leo lên đỉnh vượt qua những khu rừng rậm rạp chim hót líu lo và những hồ nước trong xanh nằm lặng lẽ giữa rừng xanh.
- Ở đây sao có nhiều hồ đẹp thế
- Ừ, đó là những nơi người ta khai thác quặng crôm, rồi nước mưa nước suối chảy vào mà thành như thế
Cách Am Tiên độ vài trăm mét, chúng tôi dừng xe để vào tham quan Ao Hóp. Tuy là trên đỉnh núi nhưng theo truyền thuyết vì có mạch nước ngầm trong đá chảy ra nên ao không bao giờ cạn. Chung quanh là rừng hóp kín đáo. Xưa kia người đi rừng thường gặp cảnh các cô Tiên xuống tắm ở ao rồi lên ngồi trên các tảng đá này chải tóc. Còn bây giờ, hôm chúng tôi đến thì chỉ thấy mấy cây đào già đang nở hoa trong gió rét. Một cái ao cạn nước chung quanh lau lách đìu hiu. Một cái am tựa vào đá núi, nhỏ xíu, hoang phế chẳng ai chăm sóc. . . .
Đỉnh núi Am Tiên là một cao điểm ( cao gần 500m so với mặt nước biển ), một tiền đồn có tầm quan sát và khống chế cả một khu vực rộng lớn (của huyện Như Xuân - Nông Cống - Triệu Sơn ngày nay.) Do vậy. ở cứ điểm trọng yếu này có thể xây dưng được doanh trại, bãi luyện quân. Mà còn là nơi linh thiêng qua nhiêu thế hệ đã lập bệ thờ, thờ cúng trời đất, thần phật, tổ tiên... theo truyền thống người Việt. Năm 248 (sau Công nguyên), Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa. Bà chọn Ngàn Nưa là nơi hiệu triệu nghĩa quân, bởi theo lời sấm truyền: dãy Ngàn Nưa được tạo thành từ bảy ngọn núi xếp liền kề tạo thế rồng cuốn, đầu nhô cao như đầu hổ vươn mình về biển Đông - nơi đặt Am Tiên- đứng ở đây hét lớn tứ phía đều nghe rõ. Trên đỉnh núi Nưa, Bà cho xây dựng Bích Vân cung tự nhằm bố cáo với muôn dân: cuộc khởi nghĩa này có sự trợ giúp của trời đất. Khi đàn áp được khởi nghĩa của Bà Triệu, bọn xâm lược đã tàn sát dân Cổ Na và tất nhiên cả những gì có liên quan đến Bà Triệu đều bị phá hết. Không ai khẳng định được sau đó bao nhiêu thế kỷ chùa Am Tiên được xây lại. Về sau, chùa được xây dựng lại vài lần do dân địa phượng tự làm. Nhưng sau đó lại đổ nát hoang phế vì không có ai chăm sóc. Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20 bà con phật tử trong xã đã khôi phục, xây lại chùa mới, trồng cây xung quanh chùa. Đền Nưa, Am Tiên nằm trong quần thể 17 di tích thắng cảnh của địa phương, được Sở Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1993 và mới đây nhất được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng ý đưa vào danh sách các di tích xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Chẳng phải vào dịp lễ hội nên Am Tiên vắng khách. Người ta đang trùng tu Đền và chùa. Chúng tôi vào tham quan đảnh lễ rồi luyện công với Thầy ở Giếng Tiên và trên đỉnh núi Nưa nơi có Huyệt Khí quốc gia(?). Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng tích, nhưng chúng tôi thích lên đỉnh Núi Nưa hơn cả. Vì trên đỉnh Am Tiên huyền thoại, có Huyệt khí Quốc gia (?), nơi có bàn cờ Tiên, Giếng Tiên, nơi Hạc tiên bay về. Theo các nhà ngoại cảm, nhiều sách và báo chí nói, thì nơi ấy năng lượng trời đất giao thoa rất mạnh, luyện Khí Công và tu tập huyền công sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra đối với những nhà ngoại cảm thì đó là nơi có những cảm nhận tâm linh tuyệt vời. Khi chúng tôi đến nơi thì thấy đó là một khoảnh đất bằng phẳng trên đỉnh Am Tiên. Có vài tảng đá trồi lên giữa đám cỏ xanh rờn. Chung quanh rất nhiều bát hương đặt trên những trụ và ban thiên bằng đá rất bài bản. Trong bát hương, chân hương rất nhiều và trên các ban còn có bánh, trái cây, hương và lễ vật còn để lại. Khi chúng tôi hỏi đây có phải thật sự là Huyệt Khí như người ta đồn không? Cụ già cười và bảo:
- Tí nữa luyện công thì tự nhiên khắc biết ? Nếu đây là Huyệt Khí thì sẽ đắc Khí rất mạnh và mọi người sẽ có cảm nhận tâm linh rất kỳ diệu.
Cụ già chỉ vào một phiến đá vuông vức nằm trước một bát hương to nhất ở đây rồi cười bảo:
- Đây là nơi người ta đánh dấu tâm điểm của cái mỏ Crôm. Có thể do có mỏ kim loại dưới đất, nên giao thoa khí trường ở đây khá mạnh. Bây giờ chúng ta luyện công để bà con tự cảm nhận.
Luyện công trên đỉnh núi cao ngất, đá dựng chập chùng cây rừng rậm rạp, lau lách đìu hiu, nhiều lũng hẹp nhiều khe sâu, nhiều cánh rừng đá giăng mây phủ quả thật là thú vị vô cùng. . . . Anh linh tổ tiên, hồn thiêng sông núi, khí phách của cha ông ngàn xưa như thấm đậm cả tâm hồn và thể xác chúng tôi. . . .Chúng tôi yên lặng điều Khí luyện công. Trong gió ngàn lạnh giá, mơ hồ tôi như nghe tiếng voi thét, tiếng quân reo, tiếng Bà Triệu đang điều binh xung trận. . . .tiếng hạc ré lên lanh lảnh đưa chư Tiên về ngự ở non cao, tiếng sáo tiếng đờn và tiếng nhạc chầu văn như từ trên không lồng lộng vọng về và từ bốn bề đất núi dâng lên. . .dâng lên. . .như hải triều âm liên miên bất tận. . . .
Giữa cảnh núi rừng hùng vĩ, trời đất bao la, trong lòng vô sự, cảm nhận và đồng cảm với cái thi vị tinh tế bàng bạc trong dòng chảy của cuộc đời. Thật không có điều gì thích thú cho bằng.
Một con chim gì bay ngang qua cất tiếng kêu cô đơn. Trong lòng tràn đầy cảm xúc. Bất chợt, ta cũng ngửa mặt lên trời cao hú một tiếng thật dài. . . . Hề hề. . . Mọi người cùng cười vui. Gió chiều lành lạnh đưa tiếng cười của chúng tôi lan rộng ra đến tận vô cùng.
. . . . . .
Miền Bắc độ rày trời rét đậm rét hại. Nhưng mấy hôm rồi trời hơi ấm, bà con nông dân Thanh Hóa đang tranh thủ cấy
Cái cổng cổ của Đền Nưa /Thanh Hóa
Cái giếng công cộng trước Đền Nưa
Tượng voi phục trước Đền Nưa
Kỷ niệm ở Am Tiên/Núi Nưa Thanh Hóa
Đảnh lễ Bà Triệu trên đỉnh Am Tiên Thanh Hóa
Vào chùa lễ Phật và lễ Thánh Mẫu Thượng Ngàn
Sơ đồ Huyệt Khí trên đỉnh Am Tiên /Núi Nưa Thanh Hóa
Bãi đất bằng phẳng trên đỉnh Am Tiên, cỏ mọc xanh rờn sau cái hàng rào này, các nhà ngoại cảm gọi là: Huyệt Khí. Chúng tôi đã đến và đã luyện công ở đây.
Sau đây là một số hình ảnh luyện công ở Huyệt Khí trên đỉnh Am Tiên:
Buổi chiều sau khi luyện công tại Huyệt Khí trên đỉnh Am Tiên núi Nưa Thanh hóa. Chúng tôi xuống núi, trên đường cả đoàn ghé vào tham quan Đền Cô Chín Giếng một thắng cảnh nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Thanh Hóa. Vượt qua những quả đồi thật cao chúng tôi leo lên Đồi Rước Bóng.
Trước Đền Cô Chín Giếng có cái thác đổ xuống một cái hồ đá dựng chập chùng trên đấy người ta có tạc tượng rồng rất sinh động. Cái thác này do 9 con suối hợp lưu nhau cùng chảy vào nên ngay mùa khô kiệt nó vẫn còn nước. Cảnh trí thơ mộng thanh tịnh, không khí trong lành khiến chúng tôi quên hết mọi nhọc nhằn phiền muộn, trong lòng thấy bình an, vui tươi với tiếng thác chảy suối reo, với tiếng chim hót líu lo và tiếng cười hồn nhiên của bạn đồng môn.
Đền Cô Chín Giếng quay mặt ra thác nước
Kỷ niệm trước Đền Cô Chín Giếng
Xuống núi thôi, chiều rồi. . . .
Dưới chân núi là Phủ Na thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và qua cái cầu bên kia suối là Đền Thờ Cậu Hoàng. Đây là những điểm chính của quần thể di tích nổi tiếng này ở Thanh Hóa.
Trên cầu bắc qua suối dẫn đến Đền Cậu Hoàng
Trên đầu mây vẫn bay, dưới chân cầu nước vẫn ngày đêm chảy. Con suối nào rồi cũng ra đến đại dương bao la. Đám mây nào cũng rong chơi tự do tự tại trong bầu trời mênh mông vô cùng vô tận. Ta ước gì mình cũng như đám mây kia, cũng như con suối này, thực chứng giải thoát, tự do tự tại, vô ngại, du hí càn khôn không gì ràng buộc được.
>>>>>>>>
Năm nào cũng vậy, ngày Ông Táo Về Trời cũng là ngày chúng tôi gặp mặt nhau ở các Nhà Tổ để uống Trà , đọc thơ, hát hò với nhau cho vui, để hàn huyên tâm sự và để trao đổi kinh nghiệm, sau một năm dài đi khắp mọi nẻo đường đất nước tùy duyên hành thiện độ sanh. Khỏi phải nói, vui ơi là vui. . . .cái tình và cái nghĩa trui rèn hơn hai mươi năm qua, tri kỷ thâm giao mà như là tình huyết thống của một đại gia đình.
Hôm chúng tôi về Nhà Tổ Côn Sơn, trời không mưa nhưng vẫn giá lạnh. Gió hú trên đồi thông và sương mù mờ mịt. Các bà các cô từ Hải Dương về từ tối hôm trước để bao sái ban thờ, nấu thức ăn, dâng hương hoa trà quả và cùng nhau luyện công cuối năm. . . .Bà con về rất đông dù nhà ai cũng đang bận cúng đưa Ông Táo Về trời. Môn sinh cũ chẳng thiếu ai, người mới rất nhiều chẳng biết hết tên. . .
Nhà Tổ đèn nến sáng choang, tiếng cười tiếng nói làm ấm lại tiết trời mùa đông lạnh giá. Hương trầm ngan ngát. Chim hót líu lo. Hoa xuân nở khắp nơi nơi. Thầy và các cụ đang ngồi uống Trà dưới gốc cây si rễ phụ um tùm. . . .
Qua biết bao gian nan thử thách, từ một hiện tượng, KCDS đã trở thành một phong trào rộng lớn và giờ đây qua 20 năm hành thiện, nó đã là một thực thể trong xã hội ta. Mọi người đã quen và hầu hết đã biết hoặc đã nghe nói về tính hiệu quả của phương pháp. Qua biết bao trở ngại, số lượng người tập không giảm sút mà trái lại ngày một gia tăng. KCDS bây giờ đã là một "Thương hiệu"có uy tín và đã được xã hội mặc nhiên chấp nhận.
Năm 2010 vừa qua, trước những chuyển biến của xã hội và môi trường sống, KCDS ngoài tính hiệu quả về mặt tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh, nhờ trung thành với các tôn chỉ của mình, nên vẫn tồn tại và ngày càng phát triển về bề rộng lẩn bề sâu.
Sau thời gian cải tiến giáo án và cách triển khai phương pháp. Đến nay đã hình thành các tiêu chí sau, để tất cả HLV và tất cả câu lạc bộ KCDS đều áp dụng:
Mỗi năm cứ vào độ gió đông về, mưa phùn bay lất phất, nụ hoa đào chuyển sang màu trắng, chuẩn bị nở hoa, thì chúng tôi lại về Nhà Tổ để gặp nhau
Chúng tôi lại cùng ngồi dưới bóng cây si cổ thụ uống trà, tâm sự và nghe gió đông vi vu trên cây thông già trước sân Nhà Tổ.
Đọc cho nhau nghe những bài thơ vừa mới làm hay kể cho nhau nghe những kỷ niệm buồn vui của cuộc đời bồ tát đạo nhập thế tùy duyên.
Trong khi đó các bà các cô vừa làm bếp vừa chuyện trò. Họ đang làm cỗ chay để tiễn đưa Ông Táo về trời và cúng tất niên cho Nhà Tổ.
Cùng ngắm xuân về trên khóm hoa
Dâng đồ cúng lên các ban
Thầy nói về tính Thiền trong các tác phẩm sắp đặt ở Nhà Tổ
Thầy giảng về cách thông công đảnh lễ ở các ban
Non bộ ở Nhà Tổ Côn Sơn
Cây đại Thầy trồng bây giờ đã già, rễ phụ của nó bò khắp sân
Cúng tất niên
Đưa Ông Táo về trời
Hát mừng Thầy Cô và mừng KCDS lại thêm một tuổi
Đọc Thơ chúc tết Thầy Cô, chúc mừng phong trào KCDS ngày một thêm phát triển, chúc bà con môn sinh luôn khỏe mạnh hạnh phúc.
Thầy chúc tết bà con môn sinh và câu lạc bộ
Bữa cơm sum họp Thầy Trò Huynh đệ Tỷ Muội đồng môn ở Nhà Tổ Côn Sơn ngày Ông Táo về trời
Trước khi sang Nam Định để gặp mặt bà con môn sinh và cúng đưa Ông Táo về trời. Thầy Cô và một số vị huynh Hải Dương đi lễ ở Đền Mẫu Sinh và đền Mẫu Hóa
Đền Mẫu Sinh/Hải Dương
Hề hề. . . .chào Cụ Nghê, ta đã xin phép Mẹ rồi. Đứng dậy đi chơi xuân với bọn này đi. Bên ngoài cổng chùa, cuộc đời vui lắm. . . .Ngồi mãi một chỗ chẳng làm gì uống phí cả một đời tu tập. . . .
Chí thành thông Thánh
Mời các bạn xem phim:
Gặp mặt cuối năm ở Nà Tổ Côn Sơn / 2011
>>>>>>>
Bà con nghe tin Thầy về, từ sáng tinh mơ đã về Nhà Tổ rất đông để chúc tết Thầy Cô, để gặp mặt nhau cuối năm, dự lễ cúng đưa Ông Táo về trời và cúng tất niên
Thầy và các cụ uống trà dưới gốc cây xoài lớn
Các bà các cô, chuẩn bị cỗ chay, lễ vật cúng đưa Ông Táo về trời và cúng tất tất niên
Cúng Ông Táo
Trên đây là một số hình ảnh Thầy và bà con cúng tất niên và đón năm mới theo phong tục của người Việt mình
Bữa cơm sum họp của đại gia đình KCDS Nam Định / 2011
(Chú Ý: Vì bài viết dung lượng lớn. Nếu máy tính của bạn không hiển thị các clip video hoặc hiển thị không đúng các đề mục. Mời ban nhấn vào F5)