1/ Như cơn gió trời/ 24/10/2010

Rời Xuân Mai /Hà Nội, chúng tôi bay vào TP.Hồ Chí Minh.  Vì đường bộ xấu, đi xe hơi bất tiện, nên để đến Vũng Tàu chúng tôi chọn phương án đi bằng tàu Cánh Ngầm. Chư huynh Sài Gòn đi tiễn đông vui và cùng hẹn cuối tuần sẽ gặp nhau ở TP biển.

Tàu qua sông Sài Gòn rồi ra biển. Hai bên phố phường làng mạc nằm chen với tràm và dừa nước xanh um. Gần 2 tiếng tàu cánh ngầm mới đến Vũng Tàu.

Từ xa đã thấy thành phố du lịch duyên dáng nằm trên bờ đại dương xanh. Kia là Núi Lớn, kia là Núi Nhỏ, kia là Bãi trước, còn kia là Bãi Sau. . . . . .Đường phố sạch đẹp, công viên, rừng dương, tượng đá, chùa và thiền viện nằm lẫn với những quán ăn, quán cà phê, kiôt và hàng mỹ nghệ. . . .Du khách nước ngoài khá đông. Gió biển lồng lộng, chim hải âu từng đàn chập chờn, quang quác dọc bờ kè đá sóng tung bọt trắng. Rất nhiều người đang ngồi câu cá trên các mỏm đá cheo leo, hay thư giãn bên cốc bia với bạn bè dọc theo con đường Hạ Long lát đá rộng thênh thang chạy sát mép nước.

Chúng tôi ăn cơm chay ở chùa và dạy KCDS ở Nhà Văn Hóa Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. . .

Ngoài kia bóng tối đã về. Mặt nước lấp loáng ánh đèn của những con tàu vượt đại dương đang hú lên những hồi còi buồn bã. Sóng đập vào ghềnh đá đều đều. Thành phố đã lên đèn và chúng tôi ngồi chơi nơi Mũi Đá. Giọt cà phê đăng đắng, gió biển mằn mặn tanh tanh, tiếng chuông chùa từ Núi Nhỏ âm vang khi thực khi hư. Thầy ngồi đấy, còn chúng tôi ngồi chung quanh Thầy, cùng yên lặng cảm nhận cái thi vị, cái nên thơ, pha một chút lãng mạn và hào hùng của cuộc đời hành thiện vô trụ xứ. . . .

-          Thưa thầy, thầy cứ đi hành thiện mãi thế này sao ? Tóc thầy đã hoa râm rồi. Chừng nào Thầy mới trụ xứ và nghỉ ngơi ?

-          Này Cỏ May, khi ngày không có gió. Thì cơn gió trời đi đâu?

-          Thưa thầy nó chẳng đi đâu, khi nó biểu thị thì có gió, khi nó không biểu thị thì nó vẫn đấy nhưng gọi là không có gió.

-          Này Cỏ May, ta cũng như cơn gió trời vậy. Làm gì có chuyện nghỉ ngơi hay đang hành thiện chứ.

                     (Thành phố đã lên đèn)

. . . . . .

2/ Tìm hiểu về TP. Vũng Tàu

Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tương Kỳ hay núi Tao Phùng, cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý. Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là "Mũi Nghinh Phong".

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vũng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."

Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch. Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi...Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như:

  • Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng.
  • Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bãi Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp;
  • Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch;
  • Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.



                                              (Đường Hạ Long lượn theo bờ đại dương xanh)

Thích ca Phật Đài, là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo.

Tượng Chúa Kitô Vua đứng trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, được coi là tượng Chúa cao nhất thế giới, trong khi tượng Chúa ở Rio de Janeiro (Brasil) cao 28 m.

Bạch Dinh: Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.

Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu, nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàu và Tượng Chúa Kito Vua nổi tiếng.

Núi Lớn là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài. Xung quanh núi có con đường ven biển bao quanh dọc theo cãi bãi biển đẹp. Đang có dự án cáp treo nối hai ngọn núi này với nhau.

(Nguồn: internet)

. . . . .

Bến tàu cánh ngầm/TP Hồ Chí Minh/ 24/10/2010

 

Xuống tàu

 

Núi Lớn /Vũng Tàu/ Nhìn từ tàu cánh ngầm/24/10/2010

 

TP Vũng Tàu nằm duyên dáng bên bờ đại dương xanh/24/10/2010

 

Nhà ga tàu cánh ngầm và ngọn Núi Nhỏ trên đỉnh có Ngọn Hải Đăng cao 18 m, ánh sáng rọi xa tới 30 hải lý / Vũng Tàu/24/10/2010

 

Đến nơi rồi

 

Đường Hạ Long rộng thênh thang, sạch đẹp, gió biển mát lồng lộng, tâm hồn mình cũng rỗng không để đón gió lộng muôn phương . . .hề hề. . ./24/10/2010

 

Ăn chay ở chùa Từ Quang / 24/10/2010

 

Uống trà tán dóc bên cây đại cổ thụ trước sân chùa / TP. Vũng Tàu / 24/10/2010

>>>>>

Khai mạc lớp KCDS từ thiện ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu /25/10/2010:

Họp với Ban Giám Đốc Nhà Văn Hóa Vũng Tàu để chuẩn bị cho lớp KCDS /25/10/2010

 

Cổng Nhà Văn Hóa Vũng Tàu trước ngày khai mạc lớp

 

Địa điểm tập rất đẹp, nhìn ra biển và Núi Lớn, với rừng dừa, công viên, tượng đá, rừng phi lao, Bạch Dinh. . . . .Thành phố đã bắt đầu lên đèn. Đây là giờ bà con đến lớp tập tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu /25/10/2010

 

Bà con tập trong cái sảnh lớn của Nhà Văn Hóa, đầy đủ tiện nghi, sạch đẹp, gió mát lồng lộng. Sân chung quanh có các lớp võ thuật và các môn thể thao khác cũng đang tập

 

Trước giờ khai mạc lớp


Ngay ngày đầu tiên. Bà con đến đăng ký học rất đông

 

Câu Lạc Bộ KCDS Sài Gòn phối hợp với Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu tổ chức lớp KCDS từ thiện để bà con tập luyện tăng cường sức khỏe, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

- Giới thiệu đại biểu và tuyên bố lý do /25/10/2010

 

- Thầy và Ông Phó Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thanh Niên / Vũng Tàu / 25/10/2010

 

-Thầy phát biểu trong lễ khai mạc lớp KCDS từ thiện Vũng Tàu/25/10/2010


 

Ông Phó Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu phát biểu trong lễ khai mạc lớp KCDS /25/10/2010

 

Ông Phó Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu thay mặt ban tổ chức tặng hoa Thầy/ 25/10/2010

 

Sau khi Ông Phó Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thanh Niên Vũng Tàu phát biểu và tặng hoa Thầy. Lớp học được bắt đầu ngay. Trước tiên Thầy thuyết trình qua màn hình phương pháp tập. Sau đó bà con tự tập. Đây là lớp KCDS thứ 4  áp dụng giáo án cải tiến. Nên Thầy không ngồi phát công mà chỉ cùng chư huynh đi Giám Thiền :

- Thuyết trình phương pháp tập KCDS

 

- Thầy mời bệnh nhân nặng, bệnh nhân nan y, lên ngồi phía trên để tiện theo dõi / Lớp KCDS Vũng Tàu/25/10/2010

 

- Hướng dẫn cách tập

 

- Đi kiểm tra theo dõi để giúp bà con tập cho thật đúng

 

- Bà con thụ khí tự tập, không cần có Thầy ngồi phát công hoặc lệ thuộc băng phát công của Thầy


Đây là lần đầu tiên địa phương mở lớp KCDS. Bà con chưa ai biết gì về phương pháp. Thế nhưng ngay trong ngày đầu, bà con tự tập, không có người phát công, tỷ lệ đắc Khí cũng đã khá cao/25/10/2010

 

Theo đúng giáo án tập KCDS Liệu Trình A. Thời gian luyện khí là 30 phút. Để giúp bà con không ngồi lâu sinh mệt mỏi và đau chân. Thầy đã hướng dẫn bà con tập các động tác thể dục mềm dẻo giữa giờ luyện công. Các động tác này. Sau này bà con đã đắc Khí, sẽ tự vận khí thực hiện đều hàng loạt để loại trừ triệt để các chuyển đông tự phát.

 

Trên nền nhạc vui tươi, bà con kết hợp động tác mềm dẻo, hơi thở điều hòa và tâm lý tịnh an lạc / Lớp kCDS Vũng Tàu/25/10/2010


Mời các bạn xem phim:

1/Khai giảng lớp KCDS từ thiện ở TP. Vũng Tàu /25/10/2010

. . . . . . .

Thiệp chúc mừng của bà con học viên KCDS gửi tặng lớp KCDS Vũng Tàu:


Mời các bạn xem phim:

1/ Lớp KCDS Vũng Tàu ngày thứ nhất/ Đắc Khí /25/10/2010 / Phần 1

 

2/ Lớp KCDS Vũng Tàu ngày thứ nhất/ Đắc Khí /25/10/2010 / Phần 2

>>>>

Lớp KCDS Vũng Tàu ngày thứ 3/ 27/10/2010:

Đến hôm thứ 3, lớp học đông hơn, bà con tuy toàn là người mới nhưng tỷ lệ Đắc Khí và Làm Chủ Khí đã đạt khoảng 70-80%. Bà con đã bắt đầu biết cách dùng Tịnh Công và kỹ thuật Vỗ Bát Đoạn Cẩm điều khi để tự trị bệnh /27/10/2010

 

Tuy thầy không phát công, bà con tự tập. Nhưng do giáo án đã được cải tiến và nâng cao hơn nên lớp học vẫn đạt hiệu quả cao /27/10/2010

 

Thầy và chư huynh theo dõi, kiểm tra để sẵn sàng giúp đỡ học viên tập cho thật đúng /Lớp KCDS Vũng Tàu/27/10/2010


Học viên đã biết cách phối hợp động tác bằng Khí khinh an, hơi thở điều hòa và tâm lý tịnh, an lạc /Lớp KCDS Vũng Tàu/27/10/2010


Bà con tự điều khí Vỗ Bát Đoạn Cẩm để tự trị bệnh của mình /27/10/2010

 

Tuy Đắc Khí nhưng động tác KCDS phải đều hàng loạt theo động tác qui định trước. Tuyệt đối không có động tác tự phát /27/10/2010

 

Thầy thị phạm động tác thứ 2 trong bài 18 động tác vận động toàn thân 27/10/2010

 

Ở Nhơn Trạch có một học viên mất ngủ lâu năm và bị nhiều bệnh nặng từ nhiều năm chưa giải quyết được. Vừa rồi người ấy có duyên học lớp KCDS ở TP.Hồ Chí Minh. Nay bệnh đã lành và đã ngủ lại được bình thường. Do vậy nên bà con ở Nhơn Trạch cách Vũng Tàu đến 70 km. Nghe tin thầy về cũng đến dự tập rất đông. Hàng ngày bà con phải thuê xe để cùng đi về. 27/10/2010

 

Sau khi học viên ở Nhơn Trạch phát biểu, bà con trong lớp đã vỗ tay chúc mừng kết quả của học viên ấy.

.

 

Bà con đang tập làm chủ Khí. Kết hợp Động Tác, hơi thở và tâm lý. Phía sau là xe của bà con Nhơn Trạch đang chờ để chở bà con đi về.

 

Học viên dùng Tịnh Công để tự trị bệnh

 

Bà con học viên dùng Động Công với kỹ thuật Vỗ Bát Đoạn Cẩm để tự trị bệnh của mình

 

Vận động toàn thân mềm dẻo, kết hợp hơi thở điều hòa và tâm lý tịnh an lạc

>>>>>

Rong chơi Vũng Tàu / 27/10/2010:

Vũng Tàu có quán cà phê Mũi Đá nằm lọt ra ngoài biển, chung quanh sóng biển nhấp nhô rất đẹp. Hôm nay rảnh việc, lớp học cũng đã ổn định và đi vào nề nếp. Anh em rủ nhau ra đấy uống trà, uống cà phê chơi

 

Buổi chiều anh em rủ nhau đi lòng vòng mấy nơi.

- Trước tiên đến Niết Bàn Tịnh Xá :

 

Ở Niết Bàn Tịnh Xá, ấn tượng nhất là tượng Ông Phật Nằm rất to bằng đá màu hồng

 

Hề hề. . .chào bạch tượng

 

Tượng Linh Sơn Thánh Mẫu ở Niết Bàn Tịnh Xá

 

Tít trên cao là Tháp Chuông. Ở đây ai có cầu xin gì thì viết giấy dán vào chuông, để khi nhà chùa đánh lên thì đơn thỉnh nguyện của mình mới đến được nơi cần đến

 

Ấy. . .ấy. .  .đừng. . .

 

Từ trên Tháp Chuông của Niết Bàn Tịnh Xá nhìn ra biển. Gió mát lồng lộng. Đại dương bao la.Thấy lòng mình rỗng không, sảng khoái, như trút hết mọi phiền não lo toan của thế sự đời thường.

 

Hải Đăng Vũng Tàu:

Thăm Niết Bàn Tịnh Xá xong, anh em rủ nhau lên đỉnh Núi Nhỏ chơi. Trên đó có Ngọn Hải Đăng rất lớn, cao 18m, ánh sáng của nó xa tới 30 hải lý. Nhưng chủ yếu là con đường lên núi rất đẹp với rừng cây xanh, nhiều cây cổ thụ dọc hai bên đường. . . .Từ trên đó cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh TP. Vũng Tàu. Nếu leo lên đài quan sát trên đỉnh núi, có thể thấy một lần cả Bãi Trước và Bãi Sau của Vũng Tàu. Từ trên đỉnh Núi Nhỏ cũng có thể thấy Mũi Nghinh Phong với tượng Chúa Kitô đứng giang tay lớn nhất thế giới cao tới 32 m .

. . . . .

Mây bay được là nhờ gió

Mây biến thành thiên hình vạn trạng là nhờ gió

Nương cơn gió đời, mây rong chơi muôn nơi

 

Dưới kia và phía sau là TP. Vũng Tàu nằm duyên dáng bên bờ đại dương xanh


Hàng đại cổ thụ dọc đường lên Núi Nhỏ

 

Cây cổ thụ rễ bám chằng chịt vào vách đá

 

Chụp hình lưu niệm ở chân Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu trên Núi Nhỏ /27/10/2010

 

Đấy. . .kia là Bãi Sau đấy. . . .Bãi Sau có sóng tắm rất thích, nhưng có nhiều dòng nước ngầm, còn Bãi Trước an toàn hơn, nhưng xấu hơn và không có gió. . . .

 

Trên Đài Quan Sát trên Núi Nhỏ

 

Tượng Chúa giang tay lớn nhất thế giới đứng trên Mũi Nghinh Phong, nhìn từ Đài Quan Sát trên đỉnh Núi Nhỏ /Vũng Tàu

 

Phía Bãi Sau nhìn từ Núi Nhỏ

 

Tản bộ xuống núi, gặp cái quán bên đường nép mình trong vạt rừng rậm rạp. Hề hề. . .vào quán nằm võng chơi, uống nước dừa và tán dóc . . . .Khói hun muỗi cay cay. Chim rừng kêu nhau về tổ. Đời vô sự đúng là tiểu thần tiên. . . .

 

 

Thôi. chào Cún Con. Tao xuống núi đây, mày ở lại canh quán, biết đâu sang năm tao lại lên đấy . . . hề hề. . .

 

TP. Vũng Tàu với Bàu Sen ở giữa, nhìn từ trên núi Nhỏ

 

Đi dạo trên đường Hải Đăng uốn lượn trên sườn Núi Nhỏ. Con đường đẹp, xuyên qua khu rừng ngập tràn bóng mát và tiếng chim ca, với gió từ đại dương thổi về mằm mặn và thơm ngát mùi hoa đại

 

Ngồi chơi bên cái bảng kỳ dị trên đường leo lên Núi Nhỏ/Vũng tàu/27/10/2010

 

Núi Lớn, Bãi Trước và TP.Vũng Tàu nhìn từ trên núi Nhỏ

 

TP. Vũng Tàu với đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ trên Núi Nhỏ /27/10/2010

. . . . . .

Bãi Trước / Vũng Tàu/ 29/10/2010

5 giờ sáng,tôi dậy tập thể dục, chạy bộ dọc theo con đường ven biển. Trời còn tối mờ mờ. Khi hôm trời vừa mưa to nên thành phố ẩm ướt. Biển lặng sóng. Thủy triều rút xuống trơ ra nhưng bãi đá đầy hàu ven bờ cát. Nhũng con tàu vẫn còn ánh đèn lung linh huyền ảo trên mặt đại dương. Rất nhiều người cũng đang tập thể dục hay chạy bộ cùng tôi. Gió biển lành lạnh. Không khí ẩm ướt. Mùi cà phê thơm lừng. Có tiếng đàn Piano lẫn trong tiếng hải âu quang quác và tiếng rao bánh mì vang trong gió sớm. Những người câu ghẹ mang mồi xuống thuyền, và chỗ kia mấy chiếc thuyền ra khơi về muộn đang mang cá xuống bờ. Mấy người rổi cá ùa lại mua mua bán bán. Du khách đứng vòng quanh xem cá. Một người tắm cho mấy con chó và một người khác cho chó chạy thể dục trên đường phố. Rất đông bà con đang tắm biển và tập thể dục trong công viên cây xanh bóng mát với tượng đá mỹ thuật rất đẹp. Người dân ở đây rất thân thiện. Nụ cười chân chất luôn nở trên môi. Giọng nói miền nam tự nhiên không màu mè. Bãi Trước ít du khách hơn Bãi Sau, nhưng tôi thích vì cái tính đời thường tự nhiên của nó.

. . . . . .

Thăm tượng Chúa trên núi Tao Phùng/Vũng Tàu/29/10/2010 :

Hôm qua cả bọn đã lên Niết Bàn rồi (Niết bàn Tịnh Xá). Sáng nay chúng tôi sẽ cùng leo lên Thiên Đàng (nơi có tượng Chúa lớn nhất thế giới)
Gặp nhau ở quán Mũi Đá làm một ly trà nóng hay một ly cà phê phin để gia tăng công lực trước khi đi . . Hề hề. .

 

Đường lên đỉnh núi Tao phùng nơi có tượng Chúa Cứu Thế cao nhất thế giới, đã được làm bực cấp, lát đá sạch đẹp. Thỉnh thoảng lại có cái nhà mát để du khách nghỉ chân. Hai bên đường đi hoa đại nở trắng thơm ngát. Cây rừng xanh tốt. Chim bay bướm lượn, hoa nở khắp nơi. Tượng và phù điêu rất tinh xảo và có hồn. Tiếng cười, tiếng nói theo gió bay đi muôn nơi. Dưới kia sóng bạc đầu đang vỗ vào Mũi Nghinh Phong. Hải âu bay chập chờn trên trên mặt đại dương xanh. Trời đang nắng to mà không thấy nóng. . .

 

Dọc hai bên đường lên núi có nhiều tượng và phù điêu rất đẹp

 

Tự nhiên có chú Cún Con chạy theo. . . .chắc nó cũng muốn đi chơi cùng. . . .hề hề. . .

 

Như con ong hút mật mà không làm hư hoa. Trái lại nó giúp hoa kết thành trái. . . .Rong chơi khắp nơi để hợp nhất với cái tinh túy của vạn pháp mà không chấp pháp, cũng không chấp tướng. . . ./Núi Tao Phùng/29/10/2010

 

Tượng Chúa KiTô Vua đứng trên đỉnh núi Tao Phùng/ Vũng Tàu/29/10/2010






Trong ruột tượng Chúa Cứu Thế có cầu thang xoắn leo lên tận vai ngài. Du khách có thể bước ra ngoài ở 2 vai tượng, để ngắm toàn cảnh TP. Vũng Tàu, Bãi Trước, Bãi Sau, Mũi Nghinh Phong và đại dương bao la.





Nhìn xuống trần gian




Chúng tôi đã leo trong ruột bức tượng Chúa Kito Vua cao 32 m, lên đến vai của Ngài và từ đó chụp 2 tấm hình sau tặng các bạn :

- Mũi Nghinh Phong,  Bãi Trước và Bãi Sau nhìn từ vai tượng Chúa Cứu Thế cao nhất thế giới (32m) / Núi Tao Phùng/Vũng Tàu / 29/10/2010
(Đây là hình Toàn Cảnh. Bạn hãy kích chuột vào hình, sau đó kích chuột vào hình lần nữa rồi kéo để xem)




- TP. Vũng Tàu nhìn từ vai tượng Chúa Cứu Thế trên đỉnh núi Tao Phùng/ Vũng Tàu /29/10/2010. (Đây là  hình Toàn Cảnh. Bạn hãy kích chuột vào hình, sau đó kích chuột vào hình lần nữa rồi kéo để xem)

 

Phù điêu trên núi Tao Phùng/ Vũng Tàu.(Đây là  hình Toàn Cảnh. Bạn hãy kích chuột vào hình, sau đó kích chuột vào hình lần nữa rồi kéo để xem)

 

Mời các bạn xem phim:

1/ Tp. Vũng Tàu nhìn từ vai tượng Chúa Kito Vua lớn nhất thế giới, cao 32 m trên núi Tao Phùng/29/10/2010 :

Cảnh đẹp quá, thiên đàng có khác. Gió biển thổi vù vù, nói chuyện tiếng nói bay đi mất rất khó nghe. Thành phố, nhà cửa, phố phường, chen với cây xanh và lọt thỏm giữa đại dương bao la. Mũi Nghinh Phong tung bọt trắng như con tàu đang tăng tốc ra khơi, đại dương mênh mông nhìn tới tận cõi vô cùng, đất trời không còn phân biệt. . .  .Trong lòng mình thấy nhẹ nhàng thanh thoát quá. . . . .Đúng là Nước Chúa Trời có khác. . . . Muốn đứng đây mãi chẳng muốn về. . . .Nhưng thôi phải xuống ngay, rồi về thật nhanh. Vì nếu chần chờ sẽ trễ giờ lên lớp. . . .

 

Lớp KCDS Vũng Tàu/29/10/2010 :

. . . . . .

Tham quan Bạch Dinh / Vũng Tàu / 30/10/2010:

Sáng hôm nay, trời mưa bay bay. Nhưng chúng tôi vẫn đi thăm Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài.

Uống Cà phê ở Bạch Dinh nhìn ra mặt biển mịt mờ, mưa bụi giăng giăng. Gió thổi ào ào, sóng đập vào gềnh đá tung bọt trắng xóa. Núi Lớn và Núi Nhỏ mờ ảo trong mây. Mấy con tàu cũ ngày nào vẫn rẽ sóng vượt đại dương. Bây giờ nằm đấy trên bờ, hoang phế, hàu bám đấy thân. Một người già bán vé số lạnh lẽo co ro đang đi chầm chậm qua các bàn, rụt rè mời khách. Tôi mua mấy tấm vé số, rồi tặng số tiền lẻ còn lại và mấy tờ vé số ấy cho cụ và thầm cầu ơn trên gia hộ để cụ trúng số may ra mới đổi được đời. . .

Cả đoàn đi bộ leo lên Bạch Dinh. Rừng cây lá to mờ mịt trong mưa. Mỗi lần gió đến hoa đại rụng trắng đường đi. Những khẩu thần công nằm yên lặng dưới mưa và những con đường hiu quạnh lẩn quất trong rừng cây xanh ngắt. Cô hướng dẫn viên du lịch đang thao thao thuyết trình với đoàn. Còn tôi thì yên lăng đứng trên bao lơn Bạch Dinh nhìn xuống đại dương, thành phố và núi rừng đang nhạt nhòa trong màn mưa bụi giăng đầy trời. Mấy con chim sẻ kêu rít rít buồn thiu. Trong tiếng gió biển thổi ào ào, tiếng mưa rơi tí tách ở hàng hiên. Mơ hồ tôi như nghe thấy ẩn hiện đâu đây, tiếng thần công nổ vang trời, tiếng giày đinh lạo xạo và bóng dáng vị vua mất nước đang chập chờn trong ngôi nhà màu trắng kiến trúc theo lối Tây. . . .

. . . . . .

Tặng các bạn mấy tấm hình toàn cảnh Bãi Trước/Vũng Tàu nhìn từ Bạch Dinh / 30/10/2010. ( Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo để xem)


( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)


( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)

. . . . . .

Tham quan Bạch Dinh / 30/10/2010


Sư tử đá ở Bạch Dinh / 30/10/2010

 

Súng thần công ở sân Bạch Dinh



Đại cổ thụ ở Bạch Dinh /30/10/2010

 

Cổ vật trưng bày ở Bạch Dinh /30/10/2010

 

Sau lưng Bạch Dinh là núi với những con đường rêu phong và nhà mát lẩn quất giữa rừng cây / Nhìn từ bao lơn Bạch Dinh/30/10/2010

 

Bạch Dinh tựa vào núi, nhìn ra đại dương mênh mông/30/10/2010

 

Bãi Trước nhìn từ bao lơn Bạch Dinh / 30/10/2010

 

Những con đường rêu phủ, uốn lượn giữa những hàng đại cổ thụ nở hoa thơm ngát trong mưa /30/10/2010

 

Tầm nhìn


Mời các bạn xem phim:

Tham quan Bạch Dinh/Vũng tàu/30/10/2010


 . . . . .

Tham quan chùa Phổ Đà Sơn / Vũng Tàu / 30/10/2010:

Ghé thăm chùa Phổ Đà Sơn, đảnh lễ tượng  Bồ tát Quan Âm thật lớn đứng trước sân. Nhìn bức phù điêu cửu long đang nhe nanh múa vuốt tung hoành trong mây. Thầy cười vỗ vào đầu một con rồng và nói:

-          Này "Khang long thì hữu hối". Phải " Vô thủ quần long" thì mới được". . .hề hề. .

Sờ bụng Ông Phật Cười, cùng ông cười ha hả trong mưa. Yên lặng đảnh lễ Di Đà Tam Tôn trong tiếng lắc ống xăm lạch cạch và tiếng cầu xin lầm rầm rì rì của khách hành hương. Trời vẫn mưa lắc rắc. . . .Còn chúng tôi vẫn đi chơi trong mưa. . . .Mưa cũng có cái hay của nó chứ: ít du khách, yên lặng thanh tịnh hơn, lảng mạn và nên thơ hơn. . . .Vị huynh người địa phương đi cùng đoàn hỏi thầy:

-          Thưa Thầy, khi đảnh lễ bằng Khí, Thầy có biết đó là luồng điển quang của vị nào không?

-          Không biết

-          Không biết sao Thầy lại làm?

-          Hề hề. . . .vì chẳng có vị nào cả. Chỉ có luồng năng lượng khách quan vô tướng.

-          Thưa con chưa hiểu ?

-          Mưa bụi giăng giăng, cỏ non khắc lên xanh.

. . . . . .

Tặng các bạn tấm hình toàn cảnh phù điêu Cửu Long ở Chùa Phổ Đà Sơn /  Vũng Tàu/30/10/2010. (Đây là hình Toàn Cảnh. Bạn hãy kích chuột vào hình, sau đó kích chuột vào hình lần nữa rồi kéo để xem)

 

Tượng Bồ Tát Quan Âm trước sân chánh điện Phổ Đà Sơn /30/10/2010

 

Một góc Phổ Đà Sơn/ Vũng Tàu

 

Chánh điện Phổ Đà Sơn /Vũng Tàu

 

Tượng Ông Phật Cười ở Phổ Đà Sơn /Vũng tàu

 

Nhìn xuống trần gian. . ./ Phổ Đà Sơn /Vũng Tàu / 30/10/2010

 

Mời các bạn xem phim:

Tham quan Chùa Phổ Đà Sơn /Vũng Tàu / 30/10/2010

. . . . .

Tham quan Thích Ca Phật Đài / Vũng Tàu / 30/10/2010:

Thích Ca Phật Đài, là tượng Ông Phật Nằm màu trắng trên đỉnh núi nầy. Đường lên núi quanh co qua nhiều bực cấp trơn trợt. Chùa, tháp, ẩn mình trong rừng cổ thụ và quái thạch. Phong cách ở đây phảng phất nét kiến trúc Yanma, nên chắc là chùa của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Một bé gái còn quá nhỏ, đang đi ngoài mưa lạnh mời du khách mua vé số. Nhìn nó run run môi tím tái. Cụ già cầm tay nó và nói:

-  Già biếu con ít tiền này. Chắc là không ít hơn tiền lời con kiếm được hôm nay. Con hãy về nghỉ một hôm. Hôm nay mưa lạnh quá mà. . . .

Ngang qua một cái Tháp Lớn làm bằng xi măng cốt thép, bên trên có búp sen đang hé nụ. Một người già quấn áo mưa đang ngồi co ro ngoài mưa lạnh. Chắc là người coi sóc khu tháp nầy. Vị huynh người địa phương thưa với thầy:

-          Thưa thầy trên tháp này có xá lợi Phật. Đây là nơi rất linh thiêng.

Thầy mỉm cười gật đầu, rồi bước lại gần cụ già canh tháp và hỏi:

-          Cụ ơi, sao mưa mà cụ vẫn ngồi ngoài mưa thế?

-          Hề hề. . . .già ngồi đây để châm hương cho khách và giữ vệ sinh khu Tháp này. Mưa, nhưng có người thành tâm đi lễ thì già cũng tâm thành ngồi đây sao dám bỏ đi.

-          Cụ cầm ít tiền này để uống trà.

Cụ già cười gật đầu cảm ơn. Nụ cười chân chất trong mưa. . . .Trên cao kia, như bao đời nay, tượng Phật màu trắng vẫn đang ngồi yên lặng mỉm cười trong mưa. . . .

Thầy đảnh lễ Phật, rồi với tay nhổ cây bồ đề con mọc trên bệ hoa sen. Quay về phía chúng tôi cụ già cười trong mưa:

-          Ai dám tu thì ta tặng cây bồ đề này ?

Mọi người đang nhao nhao xin thầy cây bồ đề ấy, nghe cụ già nói vậy đều đứng im lưỡng lự chẳng ai dám xin. . . .

Thầy tặng cây bồ đề con cho vị huynh người địa phương. Rồi cười ha hả:

-  Ta chỉ đùa đấy mà. Các ông đều chấp vào tướng cây bồ đề và chấp vào chữ "Tu". Ai trong chúng ta cũng đều làm lành lánh dữ thế cũng là tu và cây nào mà chẳng có bồ đề ẩn tàng bên trong chứ. . . .hề hề. . .

Cả đoàn tiếp tục leo lên dốc để đảnh lễ Ông Phật Nằm.

Mưa vẫn rơi lắc rắc đầy trời, gió thổi ào ào, hơi lạnh. Mọi người bảo che ô để cụ già lễ Phật. cụ cười:

-          Cảm ơn. Mưa ít không sao đâu.

Cụ già yên lặng lễ Phật ngoài mưa. Mọi người bắt chước cùng đầu trần lễ Phật. Núi rừng mờ mịt, khói đá bốc lên như mây. Tượng Ông Phật Nằm thật đẹp và an lạc. Mưa rơi nơi cửa Phật, từng giọt mưa cũng thanh tịnh, buông xuôi, rơi trong cô đơn, rơi một mình vỡ tan trên nền đất. . .Rồi thấm đậm tận cõi vô cùng, để nuôi sống núi rừng, nuôi sống ngàn cây và sông con biển lớn. . . .

Lúc quay về, cả đoàn vào quán chay Thanh Lạc để ăn trưa. Vị huynh người địa phương tranh thủ hỏi thầy:

-          Thưa thầy, khi hành công, con nhận biết tỉnh giác, sao vẫn bị hôn trầm?

-          Này ông, mặt trời huệ đang chiếu sáng thì làm gì còn bóng đêm chứ. Nếu ông thật sự lúc nào cũng chánh niệm và tỉnh giác. Thậm chí khi ngủ cũng sẽ tỉnh giác trong giấc ngủ. . . .hề hề. . .

. . . . .

Cổng Tam Quan Thích Ca Phật Đài/Vũng Tàu/30/10/2010

 

Tượng Phật Thiền Định ở Thích Ca Phật Đài /Vũng Tàu / 30/10/2010

 

Thành tâm

 

Khu Dầu Khí Vũng Tàu nhìn từ Thích Ca Phật Đài/30/10/2010

 

Tháp Xá Lợi và chùa Hộ Pháp đứng trong màn mưa bụi giăng đầy trời/ Vũng Tàu/30/10/2010

 

Thăm chùa Hộ Pháp trong khu Thích Ca Phật Đài /Vũng Tàu /30/10/2010

 

Tượng Phật Thích Ca và tôn giả A Nan  ở chùa Hộ Pháp /Thích Ca Phật Đài /Vũng Tàu/30/10/2010

 

Này Lão Hầu cúng dường Phật xong đi chơi với ta nghen . . .hề hề. . .vui lắm. . . .

 

Quầy bán đồ lưu niệm trên đường leo lên Ông Phật Nằm /Vũng Tàu /30/10/2010

 

Tượng Ông Phật Nằm ở Thích Ca Phật Đài /Vũng Tàu/30/10/2010

 

Mưa bụi


Mời các bạn xem phim:

Tham quan Thích Ca Phật Đài/Vũng Tàu/ 30/10/2010



>>>>>>

Thăm chùa Đại Tòng Lâm /31/10/2010

Chùa tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Chùa do hòa thượng Thích Thiện Hoa và hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sơn vào năm 1958, sau đó được trùng tu lại vào năm 1982. Cổng tam quan xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng cổng tam quan mới to lớn, được xây dựng năm 2007. Trong khu đất rộng lớn gần 100 hecta, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982. Ngôi chánh điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn. Chùa nhỏ, diện tích 112m2 (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng đản sanh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong cửa chánh điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng. Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo ; hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ :

Thích Ca từ phụ phân thân đến

Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu.

Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển. Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen. Tượng có mái che, trước có cổng vào. Chùa còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m.

. . . . .

Chánh điện chùa Đại Tòng Lâm

 

Chùa có nhiều tượng đẹp và một không gian thoáng đãng với cây xanh, cỏ và hoa


Xá Lợi Phật ở chùa Đại Tòng Lâm /31/10/2010

 

Bên Ông Phật Cười /Chùa Đại Tòng Lâm / 31/10/2010

 

Trong chánh điện chùa Đại Tòng Lâm /Bà Rịa Vũng tàu/31/10/2010

 

Bàn thờ Tổ chùa Đại Tòng Lâm

 

Bên tháp Đa Bảo chùa Đại Tòng Lâm

 

Tượng Bồ tát Quan Âm/chùa Đại Tòng Lâm/Bà Rịa/31/10/2010

 

Tặng các bạn các tấm hình toàn cảnh Khu chùa Đại Tòng Lâm /31/10/2010. ( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)


( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)


Thập Bát La Hán chùa Đại Tòng Lâm /Vũng Tàu /31/10/2010 /( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)

. . . . . .

Thăm di tích Núi Nứa - Nhà Lớn - Đạo Ông Trần/ 31/10/2010:

Long Sơn ngày nay là một xã (xã đảo) thuộc TP vũng tàu. Đây là vùng đất đã có lịch sử lâu đời với những di tích, thắng cảnh, truyền thuyết tôn giáo rất kỳ lạ. Đảo Long Sơn không lớn lắm dài 6km, ngay chỗ rộng nhất không lớn hơn 2km.

Long Sơn còn có tên là Núi Nứa, do trước kia trên khắp đảo có nhiều cây nứa mọc thành rừng. Hình dáng của đảo, mới thoạt trông từ xa giống như một con rồng xanh khổng lồ đang nô đùa trên sóng biến, nên nó còn được gọi là Long Sơn hay Núi Rồng. Nhưng núi Nứa hay Long Sơn sẽ không được nhiều người nhắc tới nếu nó không gắn liền với những truyền thuyết về Đạo ông Trần. ông Trần là tên dân gian để gọi một người tên là Lê Văn Hưu gốc Hà Tiên (Kiên Giang), từng tu hành theo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở Núi Thất Sơn (An Giang). Năm 1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn và định cư hẳn ở đây khai hoang và truyền đạo. Tôn giáo của ông Trần rất lạ: không có chùa, không có kinh kệ, không ăn chay, không kiêng kỵ như nhiều tôn giáo khác. Tín đồ chỉ truyền khẩu những lời dạy của ông Trần. Sau một thời gian ngắn, nhờ siêng năng, cần mẫn, ông Trần và các đệ tử đã biến một vùng rừng của Núi Nứa thành đất trồng trọt. Nhiều người ở nơi khác tìm đến xin cùng định cư và trở thành đệ tử ông Trần. Khi ông Trần qua đời, ngoài "Đạo ông Trần" truyền lại, ông còn lưu dấu trên đảo một số công trình kiến trúc đậm tính dân gian, nhưng khá độc đáo: các ngôi nhà ở bằng tre nứa, nhưng kiến trúc theo cách riêng thề hiện tính quần cư, đoàn kết giữa người dân trên đảo. Các ngôi nhà xây dựng tập trung gần nhau để khi hữu sự để cứu giúp nhau, một phần nữa có lẽ để dễ đối phó với cướp bóc, thú dữ. Đặc biệt là sau khi ông Trần mất, các tín đồ đã có một ngôi nhà lớn, hay còn gọi Đền ông Trần. Ngôi nhà này rất bề thế, ngày xưa xây bằng gỗ ván, tre nứa nhưng qua thời gian, các đệ tử đã trùng tu lại bằng mái ngói, cột vách bằng gỗ quí. " Nhà lớn" được dựng ngay trung tâm khu quần cư, tổng diện tích toàn khu trên 2ha, gồm ba phần riêng biệt: Khu đền thờ (nhà lớn), nhà chợ, nhà mát, nhà nghe sấm, khu trường học, khu nhà Long Sơn Hội (hội trường), các dãy phố quanh chợ và ngôi mộ ông Trần. Ngày nay du khách đến viếng Đạo ông Trần, vẫn còn nhìn thấy nguyên vẹn những kiến trúc cổ xưa. Ngoài ra khi vào tận nơi tham quan, chúng ta còn được chiêm ngưỡng một số cổ vật quý hiếm bằng gỗ, như bộ tủ thờ trạm trổ của các nghệ nhân Hà Đông (Bắc Bộ) gồm 33 món cực kỳ tinh xảo; bộ bàn ghế Bát Tiên tương truyền là của Vua Thành Thái triều Nguyễn; chiếc long sàng và các ghế theo kiểu dành cho vua, chạm khắc tinh vi, đẹp mắt. Đảo Long Sơn ngày càng thu hút du khách vì nó là biểu thị sinh động bức tranh đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, về nghệ thuật dân gian rất phong phú của dân tộc ta.

. . . . . .

Nhà Lớn hay Đền Ông Trần ngày nay đã được cất lại bằng gỗ và lớp ngói /31/10/2010




Khu nhà của tín đồ đạo Ông Trần ở quần cư với nhau /31/10/2010







Tín đồ Đạo Ông Trần chuẩn bị đón khách tham quan Nhà Lớn /31/10/2010





Bên trong Nhà Lớn ông Trần. Có kê 2 bộ ván để nằm. Ở giữa kê bàn dài cho khách ngồi. Nam riêng nữ riêng không được ngồi chung. Nhà Lớn, ngôi Nhà chung của mọi người khốn khổ khi sa cơ thất thế, ngôi nhà của tình nhân ái, ngôi nhà của cái đạo làm người không sa vào các nghi thức tôn giáo. . . .




Tín đồ đạo ông Trần tiếp thầy và chư huynh ở Nhà Lớn /31/10/2010





Người theo Đạo ông Trần mặc bà ba đen, búi tóc và đi chân đất /31/10/2010




Tín đồ Đạo Ông Trần chuẩn bị dâng lễ ở Đền Thờ






Bánh lái con thuyền năm xưa đã đưa ông Trần và đệ tử về khai phá xã Long Sơn (Núi Dứa)




Tín đồ đạo Ông Trần, mặc bà ba màu đen, tóc búi tó, đi chân đất, thờ cúng ông bà, sống quần cư trong một cộng đồng nhân lễ nghĩa trí tín, không ăn chay, có gia đình vợ con bình thường, đùm bọc giúp đỡ nhau trong cuộc sống, không có những giới điều và nghi thức ràng buộc như mọi tôn giáo khác. . . . .
Cúng thì họ gọi là "Kỉnh", khi chết chỉ dùng một cái hòm. Dưới đáy rút miếng ván ra được, để khi chôn thì kéo miếng ván đáy hòm ra làm cho cái xác rơi xuống hố. Chôn xong khiêng hòm về để dùng cho người khác. Ai cơ nhỡ, đói khổ đều có thể về Nhà Lớn ở. . . mọi người sẽ đùm bọc, cho ăn, cho ở và giúp đỡ trong công việc làm. . . .khi nào cuộc sống đã khá có thể đi nơi khác, không bắt buộc phải theo đạo. . . .
Bàn thờ không có ảnh tượng, khi cúng thì có thể lạy hoặc không lạy thì bái cũng được. Nhưng đạo Ông Trần khi bái thì hai bàn tay vuốt lên 2 bên thái dương của mình. . . .khắp khu Nhà Lớn và Đền Thờ không có đặt hòm phước sương hay có người kêu gọi đóng tiền công đức như ở đền chùa miếu mạo khác. . .
Quần thể Đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn còn giữ được những phong tục tập quán, kiến trúc, sinh hoạt đậm bản sắc của người Việt xưa với cách sống hòa hợp với tự nhiên và cộng đồng. . . .




Khu chợ ở đảo Long Sơn




Không có cảnh người bán chèo kéo, nói thách. . .ai cũng chân chất hiền lành, không có ăn mày, ăn xin. . . .Cuộc sống cộng đồng ở đây có tính đoàn kết và tượng trợ rất cao. . Tính tôn giáo bàng bạc trong mọi hành vi ngôn ngữ và cung cách đời thường chứ không lộ tướng, không cường điệu các nét tâm linh. . .  .Bởi vậy chỉ theo thói quen người ta gọi là Đạo Ông Trần, chứ thật ra nó chỉ là một phong cách sống của người Việt xưa ở Nam bộ. . . Không có kinh sách, tín đồ đạo ông Trần không tụng kinh, không ngồi thiền mà chỉ áp dụng tánh đạo vào cuộc sông đời thường. Bất lập văn tự, đạo ông Trần chỉ truyền "Ngôn", nghĩa là làm theo lời dạy khẩu truyền của ông Trần mà thôi. . . .





Trầu cau vẫn dùng trong giao tiếp như một nét đẹp của văn hóa Việt




Mặt đầm mênh mông /Đường về TP Vũng Tàu /31/10/2010/. ( Đây là hình toàn cảnh. Mời bạn kích chuột vào hình, sau đó kích chuột lần nữa rồi kéo đễ để xem)

 

>>>>>>

Lớp KCDS từ thiện ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên TP. Vũng Tàu /2/11/2010:

Mưa trên bến tàu cánh ngầm /TP.Vũng Tàu

 

Bà con ở xa thuê xe đến lớp


Thụ Khí ở tư thế đứng, sau đó vận Khí ra toàn thân để tập bài thể dục toàn thân 18 động tác

 

Kết hợp động tác bằng Khí khinh an, hơi thở chậm dài sâu điều hòa và tâm lý tịnh an lạc khi dùng KCDS tự trị bệnh

 

Ung dung nhàn hạ, tràn đầy nhận biết, tâm tịnh và an lạc, đắc khí và dùng trí tuệ điều khiển nguồn sức mạnh này theo đúng giáo án

 

KCDS thích hợp cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, trình độ hay các pháp môn học viên đã học từ trước. . .


 

Chiến thắng lớn nhất và khó khăn nhất là chiến thắng chính mình. Người tập KCDS dùng trí tuệ sử dụng Khí như một tiềm năng của cơ thể, để tự vươn lên chiến thắng bệnh tật, sống vui, sống khỏe và sống có ích

 

Không thái quá, không bất cập. Nếu chỉ tập thể dục đơn thuần hiệu quả sẽ kém.  Còn nếu tập bằng Khí nhưng để loạn động tự phát cũng sẽ không có lợi. Không duy ý chí cũng không lạc vào mê tín. KCDS là con đường trung đạo dùng trí tuệ vận dụng Khí để thực hiện các động tác hoặc các yêu cầu qui định trước. Nhằm phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Góp phần vào việc gia tăng chất lượng sống cho mình và cho cộng đồng. Không sa vào các vấn đề tôn giáo, cũng không trần tục hóa mọi việc mà nghệ thuật hóa mọi biểu thị theo hướng nhân văn.

 

Uống Thiên Hương Khí /Lớp KCDS Vũng Tàu/2/11/2010


 

Trong giai đoạn "Uống Thiên Khí" , động tác qui định "chỉ rung động nhẹ ly nước đang cầm trên tay". Còn toàn thân không được chuyển động và không được múa ly nước trong không trung / Lớp KCDS TP. Vũng Tàu /2/11/2010

 

Sau đó ra lệnh cho não, rồi nương theo sức điều khiển của Khí đưa thẳng ly nước vào miệng để uống. Sau khi uống xong dùng Tịnh Công điều Khí đến vùng bị bệnh chứ không được dùng Động Công và "không đẩy đờm", "Không nôn dịch thừa trong dạ dày ra". Các biểu hiện thải độc tăng cường chức năng bài tiết để thanh lọc cho cơ thể và an thần sẽ tự xuất hiện ở nhà.

 

Bấm và Day Huyệt bằng Khí để tự trị bệnh và tăng cường sức khỏe là bài tập quan trọng nhất trong liệu trình A/KCDS / Lớp KCDS- TP.Vũng Tàu /2/11/2010

 

Mời các bạn xem phim:

- Uống Thiên Hương Khí.

- Điều Khí tự trị bệnh

- Điều Khí tập các động tác thể dục qui định trước

(Lớp KCDS từ thiện tại TP.Vũng Tàu / 2/11/2010)