(Mũi Né / Hình internet)
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
Tên gọi Mũi Né, xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột - Tương truyền vùng đất này của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc um tùm . Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y. Về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm . Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né . Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi đất đưa ra biển .
(Bình minh trên bãi biển Mũi Né/Phan Thiết/Hình internet)
Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng 20 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng TPHCM đi vào như sau: Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo. Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết. Vạn Thủy Tú. Trường Dục Thanh. Chợ Phan Thiết. Tháp Chăm Phố Hài - (Tháp Pôshanư). Lầu Ông Hoàng. Núi Cố với mộ Nguyễn Thông. Bãi đá Ông Địa. Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng). Khu resort cao cấp. Suối Tiên. Đồi Cát Mũi Né. Hòn Rơm.
(Đồi cát và Bàu Trắng /Phan Thiết/Hình internet)
Bamboo Village Resort nằm tai bãi biển Mũi Né. Một trong những bờ biển đẹp nhất của Việt Nam. Từ đây chỉ mất 4 giờ để đến thành phố HCM. Bamboo Village Resort Mũi Né gồm những phòng được thiết kế theo kiểu Villa và nhà gỗ với những sản phẩm thủ công tre truyền thống, bao quanh là những khu vườn xinh đẹp, dọc theo những hàng cọ hoang sơ, tinh khôi và bờ biển đầy cát trắng, nắng vàng của Mũi Né. Ban Lãnh Đạo của Bamboo Village Resort đã có cơ duyên thực hành phương pháp KCDS tại lớp Rạch Miễu TP. HCM vừa qua. Nhận thấy lợi ích thực tiển của phương pháp. Nên đã xin phép chính quyền địa phương tổ chức lớp KCDS trong khuôn viên của Resort dành cho cán bộ công nhân viên của đơn vị và thân nhân gia đình của họ.
Lớp học gần 100 người, tập ngay trên bãi cỏ giữa vườn dừa xanh tươi, chung quanh có ao súng thả cá , có suối thác và non bộ. Không khí thoáng đãng. Gió biển lồng lộng. Khu Resort luôn râm mát và ngập tràn tiếng chim cùng tiếng sóng biển ngày đêm rì rào. . . Resort đã chuẩn bị sẵn hội trường đầy đủ tiện nghi, phòng khi trời mưa học viên vẫn tập được.
Sau khi đi Népal về. Thầy đã dạy lớp này ngay và đã có những cải tiến quan trọng về phương pháp :
1. Nhằm gia tăng hiệu lực điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe, tạo điều kiện để lớp học an toàn tuyệt đối. Kể từ nay không có người phát công, chỉ có người hướng dẫn và giám Thiền. Không dùng lời nói, hải triều âm, khế ấn và kỹ thuật âm thanh. Chỉ ngồi im lặng mỉm cười an lạc. Thế mà lớp học vần đắc khí và vẫn điều khí trị bệnh hiệu quả như thường. Gọi là « Vô tác diệu lực ».
2. Còn học viên thì phải điều khí thực hiện các động tác chỉ định trước, không có động tác tự phát. Nên động tác tuy thực hiện bằng khí nhưng rất đều và rất đẹp. Kể từ nay lớp học KCDS không có động tác không đều.
3. Tách vấn đề tôn giáo ra khỏi phương pháp để tăng cường tính khách quan và tính khoa học cho phương pháp. Do vậy bước đầu đã gia tăng được sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội.
. . . . . .
Thưa bà con, hôm qua bà con tập, có một số điểm sau cần phải điều chỉnh?
- Động tác lúc đắc khí là không đều, cần phải điều chỉnh. Thế nào là không đều?
- Đó là vì mấy nguyên nhân: Còn nghĩ chuyện khác trong tâm. Còn cục cựa hay thay đổi tư thế. Còn hé mắt quan sát. Ngồi một lát sốt ruột bỏ tập mở mắt quan sát người khác. . v.v.. . . .
Tại sao có chuyển động khác ngoài qui định?
- Đó là vì não còn có ý nghĩ khác.
Tại sao động tác co giật?
- Đó là vì ra gân chưa thư giãn tốt
Tại sao ra mồ hôi nhiều?
- Đó là vì là căng thẳng tâm lý. Chưa buông xả mọi ý nghĩ.
Tại sao động tác không điều hòa?
- Vì hơi thở không điều hòa.
Nói chung cơ thể tự chuyển động bằng Khí. Nhưng đúng với qui định của giáo án, không tự phát bản năng. Muốn vậy người tập phải luôn " nhận biết tỉnh giác", theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình hành công của mình để tự điều chỉnh cho đúng qui định .
Thưa bà con, khi chuyển sang việc "điều khí trị bệnh" thì bà con phải nhớ mấy điểm sau:
Thưa bà con, khi đứng dậy tập toàn thân, bà con phải nhớ mấy điều quan trọng sau:
Thưa bà con, cái mới trong đợt tập huấn này là:
Này chư huynh, phương pháp cải tiến bây giờ khác trước mấy điểm sau:
4. Các bài: xà quyền, Quạt, bóng, động tác đặc trị (Yoga), Thất Tinh Quyền. . .v.v.. . là thuộc các liệu trình nâng cao. Mỗi bài như thế phải tập ít nhất 3 tháng. Ban đầu thầy sẽ dạy một bài thể dục. Sau đó học viên sẽ dùng khí thực hiện các động tác chỉ định ấy. . . .v. .v. . . Sau ít nhất sau 3 năm tập như vậy. Khi học viên đã hoàn toàn làm chủ tâm lý và Khí thì mới được đắc khí tập tự do như bây giờ.
4/
Phát công Vô Trụ Tướng/ Mũi Né/22/9/2010
Mọi sự là để chơi cho vui thú thôi mà. Cường điệu và chấp vào một cái tướng trạng nào đấy cho dù là tướng đạo đức, tướng tu, tướng trí huệ, tướng nhẫn nhục, tướng bố thí, tướng trì giới, tướng thiền định, tướng hành thiện độ sanh, cho đến tướng phát công. . . .cũng là mùi vị của Ngã, cho dù là Ngã thanh cao và tế vi.
Thế thì sống là để chơi đùa, . . . . tu để chơi, học để chơi, làm để chơi, mà hoạt dụng độ sanh cũng để chơi thôi mà. Hơi đâu mà chấp tướng cho mệt.
Chư huynh theo ta đã xả bỏ các tướng trạng thì nay còn "tướng Phát Công" cũng nên xả bỏ luôn đi. Thế thì ngao du sơn thủy, rong chơi khắp cõi ta bà và tam thiên đại thiên thế giới chẳng còn chút ngăn ngại nào. . . .hề hề. . .
Ta biết, thói quen ngồi phát công trước đám đông đã ăn sâu vào tiềm thức của chư huynh hơn 20 năm qua và từ nhiều kiếp rồi, nay một phắt buông bỏ chẳng phải là dễ. Nhưng khi cơn mưa mùa xuân đến thì cỏ non tự lên xanh và chim sơn ca lại hót vang chào bình minh đầy sức sống. KCDS của chúng ta đã đủ ngày giờ để thay da đổi thịt, vươn mình đứng dậy đi về phía của mặt trời. Ta đã làm được, nhất định chư huynh cũng sẽ làm được.
Đi vào đời đừng để lại dấu chân. Nếu ta và chư huynh còn ngồi phát công thì chưa sạch dấu chân nơi trần thế. Nếu người tập phải lệ thuộc vào ta và chư huynh hay lệ thuộc vào băng tập của ta thì ta và chư huynh vẫn còn có "cái nghiệp phát công". Thế thì, Ta và Người chưa hợp nhất, cái Một và Toàn Diện vẫn chia lìa !
Này chư huynh, ta ngồi chơi trên xích đu thế mà học viên vẫn đắc khí. Ta chẳng nói gì, chỉ có gió nói và chim ca thế mà học viên vẫn điều khí trị bệnh có hiệu lực. Ta chẳng kiết ấn múa may chỉ có mây trời đang lãng đãng thế mà học viên vẫn giải tỏa được stress quân bình tâm lý và thọ hưởng an lạc thiền. Ta chẳng vẽ phù, chỉ có hương hoa ngan ngát trong hoàng hôn thế mà học viên vẫn thực hành được Dịch Cân Kinh. Ta chẳng cần trì chú thế mà bệnh nan y vẫn có cơ hội lành. . . .
Than ôi, ta là ai kia chứ? - Thể xác này chăng, mà thể xác múa may !
Ta là ai kia chứ? - Tâm trí này chăng mà cái miệng ưa thuyết giảng như vẹt !
Ta là ai kia chứ? - Mà dám làm trung gian giữa thượng đế và chúng sanh !
Mọi trung gian đều là cửa quyền và lắm chuyện phiền hà!
Này chư huynh, hãy để chúng sanh đến gặp Thượng đế của họ cần gì ta hoặc ông làm trung gian chứ?!
Ha ha. . .ha. . . .mãi đến giờ ta mới biết. Làm cũng phát công mà chơi cũng phát công. Không phát công là phát công cao nhất. Vô tác là cái làm hiệu quả nhất.
Này chư huynh, trước phát công không phải là sai. Mà nay bỏ phát công chẳng phải là đúng. Mà đó là vì trời mưa thì bận áo mưa. Bây giờ trời nắng thì đội mũ thế thôi!
Hề hề. . . .nếu cẩn thận. Chư huynh có thể cất áo mưa vào tủ, để dành kiếp sau xuống trần thế gặp mưa thì lại mặc. . . .hề hề. . .