Nam Định/Ngày 19/6/2009

Ánh nắng mùa hè xuyên qua vòm lá xanh tươi trải thảm lên cái sân đầy rêu trước chánh điện.

Bác Duyên và mấy cô mấy bác trong Hội Giáo Chức và Hội Người Cao Tuổi Kim Sơn - Ninh Bình đang ngồi uống trà trò chuyện với thầy ở cái bàn đá trước ao sen Tổ Đường Nam Định.

Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Nam Định chưa kết thúc thì họ đã mang giấy mời của Ủy Ban Nhân Dân Xã Quang Thiện/ Huyện Kim Sơn - Ninh Bình đến mời thầy về địa phương phát công giúp đồng bào ở đây tập luyện tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh.

Theo đúng lịch phát công của thầy thì còn rất lâu mới đến phiên của họ. Thế nhưng thầy đã nhận lời:

-       Mô Phật, đây là một xã nghèo ở ven biển của Ninh Bình, nên già sẽ đi đến đấy ngay sau khi kết thúc lớp ở Nam Định. Bởi vì từ đây về Ninh Bình thì rất gần nên sẽ giảm được tiền xe đưa đón. Chứ nếu đúng lịch thì già phải đi miền Nam xong mới đến được.

Được cụ già nhận lời đi ngay họ phấn khởi cười nói vui vẻ, nhắc lại 15 năm trước khi họ đi lễ Phật ở núi Yên Tử thì gặp lúc thầy đang phát công cho mọi người Thái Thụ Khí vào các cây tùng cổ thụ. Đám đông tự nhiên được các cây tùng cổ thụ hút dính chặc vào không gở ra được. Sau khi giao hòa năng lượng, quân bình âm dương để trị bệnh cho người tập, cây tùng cổ thụ liền nhả mọi người rớt ra khỏi thân của nó.

Nhìn cảnh tượng huyền diệu lạ thường như trong phim kiếm hiệp của Kim Dung, họ vô cùng kinh ngạc. . . .

Bác Duyên thưa với cụ già:

-       Thưa cụ, nhớ lại khi ấy thấy lạ quá, con đã bạo gan thưa với cụ cho chúng con làm thử. Hề hề. . .dù chúng con khi ấy chưa hề học khí công, chưa biết đắc khí là gì. . . Nhưng khi được cụ hướng dẫn sơ qua cách tập. Chỉ vài phút sau tất cả chúng con đều được hút dính chặc vào cây cổ thụ không tài nào gở ra được. Sau đấy khi về nhà thấy bệnh giảm đi rất nhiều. Có mấy người đi cùng hôm ấy còn lành được cả bệnh mãn tính. Chúng con rất mừng và có ý tìm học với cụ, nhưng cơ duyên đưa đẩy đến nay, mười lăm năm sau chúng con mới đón được cụ về địa phương mình.

. . . . .

Nam Định/Ngày 20/6/2009

Hôm sau, đầu giờ chiều, cụ già đang làm non bộ, thì ngừng lại rửa tay để pha trà.

Cụ già vừa rót trà ra ly  vừa nói với mấy người thợ trẻ:

-       Hề hề. . .Uống Trà đi. .  .uống trà đi. . .có gói trà ngon mới được người ta biếu. . . già mời  mấy chú cùng uống cho vui. . . .

-       Ôi. . .nóng thế này. . . tụi cháu chỉ thích uống nước đá lạnh thôi. . . .cụ không nóng sao mà vẫn uống trà!

-       Thế thì già uống một  mình vậy. . . .hềhề. . .

Mấy người thợ nề cùng làm chung hỏi cụ già:

-       Chắc ở trong Nam chịu nóng quen rồi hay sao mà cụ không sợ nắng thế?

-       Hề hề. . .không phải vậy, ta nhờ ơn Như Lai gia hộ, chứ đã già rồi làm sao khỏe bằng các ông được.

Trời nắng chang chang, ve kêu ran ran, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt. Càng uống nước thì mồ hôi lại càng tháo ra như tắm. Nhưng cụ già vẫn cười hề hề cùng chư huynh kéo đá làm động Mẹ. Khi lớp Khí Công ở Nhà Văn Hóa của Tỉnh vừa kết thúc cũng là lúc một trong hai thạch động chính ở sân nhà tổ đã làm xong.

Tượng Bồ Tát bằng đồng, ngồi theo thế chữ vương giữa một hồ nước trong thạch động, có thác chảy bên cạnh. Sau lưng là một cái phù điêu lớn với những ngọn núi già ẩn hiện trong mây. Một cái mặt trời đỏ như máu, lấp ló sau cây tùng cổ thụ có bầy chim hạc đang đậu và múa vờn quanh.

Hổ, rùa, cua đá, nai, đại bàng, mảng xà vương . .v .v. . .được bố trí ẩn hiện trong đám loạn thạch, trong những vòm cây đầy dây leo chằng chịt. . . . .

Bát hương và chổ đặt đồ lễ bố trí trên đá, nổi trên mặt nước, chung quanh có cá chép mắt đỏ vểnh râu bơi lội tung tăng. Trước cửa động thầy trồng một cành si già rễ phụ chằng chịt buông xuống như một cái mành. . .Rễ lớn như cổ tay không uốn được thì cụ già cho buông xuống, kéo vào hồ Mẹ để ăn nước. Rễ chùm thì cụ già chôn vào đất trên nóc động. . . .cảnh của Mẹ thật nên thơ và sinh động.

. . . . .

Nam Định/Ngày21/6/2009

Trước khi đi Ninh Bình, cụ già ở nán lại 2 hôm để giúp Ban Đồng Tổ Chức lớp KCDS Nam Định khóa 3 này phân chia học viên về 3 sân tập buổi sáng thường xuyên:

-  Sân Câu Lạc Bộ Thiên Trường, do Cô Mai, anh Hoàng và 5 Hướng Dẫn Viên phụ trách.

-  Sân Cung Văn Hóa Thiếu Nhi, do cô Đắc, anh Sơn và 5 Hướng Dẫn Viên phụ trách

-  Sân Hạ Long do bác Thuyết, cô Dung và 5 Hướng Dẫn Viên phụ trách.

Học viên mỗi sân độ 100 người, mặc đồng phục thể thao quần thun xanh, áo thun trắng, sau lưng có Logo của Khí Công Dưỡng Sinh, chân mang ba ta trắng.

Mỗi buổi tập như thế thời gian độ 1 tiếng, gồm 30 phút Dưỡng Sinh và 30 phút luyện Khí trị bệnh.

30 phút Dưỡng Sinh thì chia làm 2 phần: 15 phút đầu tập Võ Dưỡng Sinh như: Nhu Quyền, Trung Bình Tiên, 72 động tác Yoga liên hoàn, bài Quạt. . . v.v. . .15 phút cuối buổi tập Bài Xoa Bóp Day Bấm Huyệt số 1.

30 phút luyện khí thì gồm 2 phần: ngày nào cũng tập 15 phút điều khí trị bệnh, còn 15 phút còn lại luân phiên tập các bài: Dịch Cân Kinh, Nội Gia Thái Cực, Xà Quyền, Yoga. . .v.v. . .

Toàn bộ giáo án tập này thầy đã làm băng đĩa và đã phát cho toàn bộ học viên để các cụ và bà con nếu quên thì có thể coi lại.

Đội Hướng Dẫn Viên thì tập hàng ngày 1 tiếng đồng hồ vào buổi chiều tại sân Tổ Đường. Sân nào thì Huấn Luyện Viên của sân ấy có trách nhiệm hướng dẫn lại cho đội Hướng Dẫn Viên của mình.

Còn Huấn Luyện Viên thì mỗi đợt về, Thầy sẽ đích thân dạy tại Tổ Đường.

Thầy bảo với các cụ trong Ban Đồng Tổ Chức, nếu chỉ lo mở lớp tập mà không có biện pháp duy trì tập luyện thường xuyên thì hiệu quả sẽ kém đi. Bởi vậy đây cũng là yêu cầu chung cho toàn thể các Câu lạc Bộ Khí Công Dưỡng Sinh trên toàn quốc.

Mô Phật, hiện nay phong trào Khí Công Dưỡng Sinh đã được nhà nước cho phép và ủng hộ, đã được xã hội quan tâm tin tưởng và có yêu cầu, nên thầy bảo, đây là thời điểm thích hợp để các câu Lạc Bộ KCDS giúp đồng bào có được những điểm tập thường xuyên vào buổi sáng, dần đần biến KCDS thành môn thể dục thể thao quần chúng vào những năm tới.

Mô Phật, sáng nào cũng vậy, từ khi trời còn mờ hơi sương từ khắp các ngã đường trong thành phố, những học viên đủ mọi lứa tuổi, quần xanh áo trắng, kéo về các sân tập KCDS. Từ khắp nơi giai điệu bài ca Lên Đường lại vang lên trong tiếng vỗ tay và và tiếng cười vui vẽ để bắt đầu một ngày mới đầy sinh lực và tràn đầy hạnh phúc.

. . . . .

Ninh Bình/Ngày 22/6/2009

Sáng hôm nay, thầy và chư huynh đi Ninh Bình.

Hai bên đường ruộng lúa vừa gặt xong còn trơ gốc rạ. Nông dân phơi lúa và rơm rạ ngay trên đường nhựa. Lác đác trên cánh đồng và ven đường cái quang, khói đốt rơm rạ của bà con bay lên mù mịt cay xè. Trước nhà nào cũng có một cái ao lớn nuôi cá, trên thả đầy bèo tây hoa tím. Dưới tán cây xanh là những cây rơm vàng ươm với đàn gà đang bươi. Vườn cây ăn quả xanh tốt. Vịt chạy đồng từng bầy đang vừa chạy vừa rà mõ sát đất để nhặt thóc rơi. Một cái quán nhỏ xíu ngay sát đường bán thịt lợn, bà con đanh xúm xít vào mua. Một con kênh đầy ắp nước, lác đác đó đây những chiếc thuyền bằng xi măng chở đầy lúa hay đang neo đậu gần những chếc cầu bê tông nhỏ xíu bắc qua kênh. Trên cầu tụi trẻ con đang đứng trần truồng từng đứa thay phiên nhau nhảy xuống dòng kênh xanh để tắm và đùa bởn.

Bác Duyên ngồi trên xe thỉnh thoảng lại gọi điện về các thôn mà xe chúng tôi sắp đi qua để nhờ mở trước các chắn barie chắn ngang đường. Con đường bê tông do dân góp tiền làm đã lâu, nhỏ xíu lổn nhổn ổ gà ổ voi. Chúng tôi ngồi trên xe mà như ngồi trên lưng chiến mã. . . .Gió đồng thổi vào xe lồng lộng, chúng tôi ngắm trời cao đất rộng, thấy lòng mình vô sự phới phới niềm vui. . .hềhề. . .đúng là bình bát ăn cơm nghìn nhà. . .Cái vui nào bằng lang thang vô định theo tiếng gọi của từ bi, rong chơi khắp cùng trời cuối đất, cùng ăn cùng ở cùng làm với đồng bào mình, dạy họ khí công và học ở họ mọi điều hay, học ở họ cái đạo làm người. . . .

Mô Phật, cao hứng tôi tạm mượn bài thơ của cổ đức, thay hai từ "đại học" bằng hai từ "khí Công" để diễn tả cái hùng khí đang trào dâng trong tâm khảm của mình. . .

 

Khí Công chi đạo

Tại minh minh đức

Tại thân dân

Tại chỉ ư chí thiện

 

Tôi đọc thầm để cơn gió đồng lồng lộng mang đi muôn nơi, không dám đọc to cho người khác ở trong xe nghe sợ bị phê bình là phạm tội lộng ngôn và phạm thượng. . . hề hề. . . .

Kim Sơn là đất do Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn lấn biển mà thành. Nhân dân địa phương biết ơn cụ nên đã làm đền thờ cụ rất lớn quanh năm hương khói. Lúc ban đầu lớp Khí Công Dưỡng Sinh dự định tổ chức tập ngay ở sân đền này. Nhưng sau thấy đền gần đường 10 nên hơi ồn. Bởi vậy địa điểm tập được di chuyển về sân chùa Lạc Thiện cách trụ sở Ủy Ban Xã độ 100m. Sư thầy ở đây cười nói với ban tổ chức khi các bác ấy đến gặp để xin mượn địa điểm của chùa để tập.

-       Mô Phật, đây là việc làm thiện, nhà chùa rất ủng hộ. Nhà chùa có hơn 50 chiếc chiếu lớn, hàng ngày xin trải ra sân để bà con đến ngồi tập cho được sạch sẽ. Ngày nào mưa nhà chùa sẽ mở cửa chánh điện và nhà Mẫu để bà con vào tập. Ngoài ra hàng ngày nhà chùa sẽ nấu nước uống cho bà con đến tập. Mô Phật, khi hôm trong giấc mộng, nhà chùa thấy một người đội mũ cánh chuồn tướng mạo uy nghi đến bảo phải xay để cúng dường cho người đến dạy khí Công một yến gạo tám và 100 ngàn đồng. Ruộng nhà chùa thì chỉ cấy tạp không cấy gạo tám thơm, đang không biết làm sao. Thì ngay sáng nay trước khi quí vị đến, có 2 Phật tử đến cúng dướng chùa mỗi người cúng 5 kg gạo tám thơm, như vậy cọng lại là đủ một yến. Mô Phật, không biết sao nhưng trên trước đã bảo vậy nên nhà chùa sẽ làm vậy và xin quí vị và thầy Thành đây hoan hỷ nhận cho.

Dạy thì ở xã Quang Thiện nhưng thầy lại ngụ ở nhà một học viên  ở xã Chất Bình cách đấy khoảng 5 km. Bởi vì nhà này có nối mạng internet.

Mô Phật, thế mới biết, dù còn nghèo nhưng một số thôn bản ở vùng xa vùng sâu ở nước ta, nay cũng đã có điện mà có khi còn có cả internet nữa đấy. . . hề hề. . .!

Mô Phật, đúng là Như lai và Mẹ đã lo liệu chu tất mọi sự. Mình chỉ nương vào đấy để vừa làm vừa đi chơi. .  .hề hề. . .Ai có muốn đi chơi với già thì đi. . . hềhề. . .!

Quang Thiện-Ninh Bình/Ngày 23/6/2009

5 giờ sáng nay, buổi khai mạc lớp Khí Công Dưỡng Sinh được tổ chức trọng thể tại Hội Trường Xã Quang Thiện.

Các cụ bảo, chưa bao giờ ở đây lại đông vui như lúc này. Khi trời còn mờ hơi sương và chưa sáng hẳn, từ khắp các ngả đường, bà con nô nức léo nhau về hội trường Ủy Ban. Tiếng loa phóng thanh, tiếng nhạc, tiếng cười nói, băng rôn biểu ngữ và xe đạp xe gắn máy len chật kín cả sân trụ sở Ủy Ban.

Trước giờ khai mạc, chính quyền tổ chức tiếp thầy ở phòng khách Ủy Ban xã Quang Thiện. Trong buổi tiếp có các ông Phạm Văn Hưng Phó Chủ Tịch UBND Huyện Kim Sơn , Ông Phạm Văn Bằng Bí Thư Đảng Ủy Xã Quang Thiện, ông Phạm Công Uẩn Chủ Tịch UBND xã Quang Thiện, ông Trần Văn Thủy Chủ Tịch UBND xã Chất Bình, ông Trần Tỉnh Chủ Tịch Hội Cựu Giáo Chức Kim Sơn, các ông Trưởng các ban ngành đoàn thể của 2 xã Quang Thiện và Chất Bình... . .

Sau lễ khai mạc, theo yêu cầu của bà con học viên thầy đã cùng mọi người đi bộ sang sân chùa Lạc Thiện để phát công ngay hôm đầu tiên.

Sân chùa chật kín cả người. Mới hôm đầu tiên, bà con chưa biết nhiều về lớp học. Chỉ truyền miệng nhau thế mà cũng có hơn 300 người từ khắp nơi quanh vùng về dự học. Thành phần học viên rất đa dạng, gồm các cụ Cựu Chiến Binh, các cụ trong Hội Người Cao Tuổi, các Cựu Giáo Chức trong huyện, hội viên Hội Phụ Nữ. . .v.v. . .Trong học viên khóa này đặc biệt có nhiều vị lão thành cách mạng. Có 6 cụ đã 60 tuổi Đảng, có các vị nguyên là Thường Vụ Tỉnh Ủy, là Phó Giám Đốc Sở Giáo Dục, là Đại tá Quân Đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu. . .v.v. . .

Nào. . .bây giờ mời các bạn cùng tham dự với chúng tôi cho vui.

. . . . .

Hề hề. . . .Vui ơi  là vui. . ./Nam Định/19/6/2009

 

Lấy bùn để trồng cây trên nóc động Mẹ/Nam Định/20/6/2009

 

Làm mỹ thuật ở động Mẹ/Nam Định/19/6/2009

 

Hoa quỳnh nở trước cửa sổ phòng thầy/Nam Định/21/6/2009

 

Đảng Ủy, chính quyền Huyện Kim Sơn và xã Quang Thiện/Ninh Bình cùng các cụ lão thành cách mạng tổ chức tiếp thầy trước lúc khai mạc lớp Ninh Bình/23/6/2009

 

Thầy và Chủ Tịch xã Quang Thiện cùng Phó Chủ Tịch Huyện Kim Sơn/Ninh Bình/23/6/2009

 

Hội Trường Ủy Ban Nhân Dân Xã Quang Thiện/Ninh Bình trong ngày khai mạc lớp KCDS/23/6/2009

 

Nam Mô gặp Nam Mô / Lễ khai mạc lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009

 

Đông quá hội trường Ủy Ban không đủ chổ ngồi. bà con phải đứng cả ngoài hành lang để nghe thầy nói chuyện / Lễ khai mạc lớp KCDS Quang Thiện/Ninh Bình/23/6/2009

 

Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu/Lễ khai mạc lớp Khí Công Dưỡng Sinh Dân Tộc Quang Thiện-Ninh Bình/23/6/2009

 

Ông Phạm Công Uẩn Chủ Tịch UBND xã Quang Thiện/Ninh Bình lên đọc lời khai mạc khóa học/Lễ khai mạc lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009

 

Ông Phạm Văn Hưng Phó Chủ Tịch UBND Huyện Kim Sơn/Ninh Bình phát biểu ủng hộ và động viên đồng bào đi tập KCDS để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ/Lễ khai mạc lớp KCDS Quang Thiện-Ninh Bình/23/6/200

9

 

Ông Phạm Văn Hưng Phó Chủ Tịch UBND Huyện Kim Sơn/Ninh Bình thay mặt Đảng Ủy,  Ủy Ban và các cơ quan Ban Ngành Đoàn Thể của huyện Kim Sơn tặng hoa thầy trong lễ khai mạc lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009


Thầy phát biểu trong lễ khai mạc lớp Khí Công Dưỡng Sinh từ thiện ở xã Quang Thiện-Ninh Bình/23/6/2009

 

Toàn cảnh buổi tập đầu tiên ở sân chùa Lạc Thiện của lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009

 

Buổi phát công đầu tiên ở sân chùa Lạc Thiện-Ninh Bình/23/6/2009

 

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Chào cờ, khai mạc lớp KCDS ở Xã Quang Thiện/Kim Sơn/Ninh Bình/23/6/2009



Cơ chế "Đồng Tổ Chức" một hướng mới giúp phong trào KCDS không ngừng phát triển/Lễ khai mạc lớp KCDS Quang Thiện-Ninh Bình/23/6/2009



Ông Phạm Công Uẩn Chủ Tịch UBND xã Quang Thiện đọc lời khai mạc khóa học/lễ khai mạc lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009



Ông Phạm Văn Hưng Phó Chủ Tịch UBND Huyện Kim Sơn/Ninh Bình phát biểu ủng hộ và động viên đồng bào đi tập KCDS để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ/Lễ khai mạc lớp KCDS Quang Thiện-Ninh Bình/23/6/200




Chính quyền tặng hoa và cảm ơn thầy/Lễ khai mạc lớp KCDS Ninh Bình/23/6/2009



Rủ nhau đi tập Khí Công
Tập cho khỏe mạnh, bệnh lành, tâm thông. . . .

Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Quang Thiện/Ninh Bình/23/6/2009



. . . . . .

Ninh Bình/Ngày 24/6/2009

Cùng đi với Thầy lần này có huynh Hoàng của Hà Nội, huynh Nhã của Nam Định, rất nhiều Huấn Luyện Viên của Câu lạc Bộ Khí Công Dưỡng Sinh Nam Định vào giúp Ninh Bình.
Buổi sáng thầy phát công trị bệnh cho đồng bào. Còn buổi chiều chư huynh dạy Dưỡng Sinh cho họ.
4 giờ sáng, các huynh đã đến sân chùa Lạc Thiện  để chuẩn bị loa đài và máy chiếu phim.
5 giờ thì thầy đến. Hôm nay thầy thuyết trình qua màn hình, phương pháp thụ khí và điều khí tự trị bệnh.
Đúng 5 giờ 30 thầy phát công. Ngay ngày thứ 2 này, số lượng học viên đắc khí đã gần một nửa lớp.
Ngày hôm nay có thêm bà con kéo đến xin học rất đông. Sân chùa chật kín không còn chổ ngồi, bà con phải ngồi cả trên lối vào cổng chính. Chúng tôi ước chừng chắc khoảng trên dưới 400 người. Những ngày tới theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi bà con trong lớp đã bắt đầu có kết quả về sức khỏe và điều trị bệnh thì số lượng học viên chắc sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Tuy đông là vậy nhưng nhờ kỹ luật tự giác. Bà con giữ trật tự rất tốt, giữ vệ sinh sân tập, gửi xe đạp xe máy đi ra đi vào chẳng chen lấn nhau. Ai cũng tươi cười nhã nhặn. Nhớ lời thầy dặn nên mọi người luôn nở nụ cười yên lặng trên môi, luôn trang nghiêm thanh tịnh, ung dung nhàn hạ và tràn đầy tỉnh giác cùng an lạc .

. . . . . . .

Chánh định và tỉnh giác để Thụ Khí/Lớp Khí Công Dưỡng Sinh Ninh Bình/24/6/2009





Điều khí tự trị bệnh/Lớp KCDS Ninh Bình/24/6/2009




Thể nhập Phật trường của Như Lai/Lớp KCDS Ninh Bình/24/6/2009




Cháu cũng đi tập Khí Công để khỏe hơn và học giỏi hơn/Lớp KCDS Quang Thiện/ Ninh Bình/24/6/2009




. . . . . . .

Ngày thứ nhì/Lớp KCDS Ninh Bình/24/6/2009



. . . . .

Ninh Bình/Ngày27/6/2009

Ngày nào cũng vậy, đúng 4 giờ 30 sáng, chúng tôi đi từ Chất Bình đến Quang Thiện để kịp lên lớp lúc 5 giờ tại sân chùa Lạc Thiện/Ninh Bình.
Xe chúng tôi đi qua một cánh đồng rộng, con đường bê tông nhỏ xíu chạy dọc ven con sông đào nước trong vắt đầy lục bình hoa tim tím. Chuột đồng chạy trên đường và bướm đêm bay thành từng đám trong ánh đèn xe hơi. Một cái quán bán thịt lợn mở cửa sớm, đèn điện sáng choang. Thỉnh thoảng thấy vài người tập thể dục chạy dưới những tán cây vải um tùm.
Ở đây khi khẩn hoang lấn biển đức Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ đã cho đào mỗi làng một con sông thông với sông Đáy và chảy ra biển. Từng xóm cũng có kênh đào nối vào sông đào thành một hệ thống kênh và sông dào chằng chịt. Dọc theo kênh và sông đào là đường đi. Hiện nay đường liên thôn, liên xã, đường liên xóm dều đã bê tông hóa và đều chạy dọc theo kênh. Hai bênh đường cây ăn trái và cây cổ thụ xòe tán rũ bóng mát xuống những dòng kênh xanh ngắt. Dưới sông và kênh đào thuyền bè ngược xuôi, trên bờ đồng lúa và vườn cây ăn quả xanh tốt. Trong đám cây lá xanh tươi thỉnh thoảng thấy vút lên một mái Nhà Thờ với cái tháp chuông nhọn hoắt.
Ở đây đại bộ phân đồng bào theo Đạo Thiên Chúa. Hôm nay chưa phải là chủ nhật, nhưng trên đường vắng đầy sương vẫn có những người đi lễ nhà thờ sớm. Họ đị thành những nhóm nhỏ lặng yên. Đàn bà con gái đều mặc áo dài, đàn ông ăn vận chỉnh tề.
Vùng này Nhà Thờ rất nhiều, đều lên điện sáng choang. Tôi gặp một tốp nữ tu mặc áo đen đang đi xe đạp với những dây chuổi to nặng lủng lẳng thánh giá trước ngực.
Ơ trong vùng đồng bào hầu hết theo đạo Thiên Chúa mà lớp học KCDS vẫn rất đông. Đến hôm nay đã lên khỏang 450 người thì sức hút của Khí Công quả thật là rất lớn.
Trên sân tập, con chiên ngoan đạo ngồi gần những tu sĩ Phật giáo. Cán bộ các cơ quan ban Ngành trong huyện ngồi cạnh dân thường, người già ngồi cạnh những người trẻ, thanh niên thiếu nữ đều có cả. Đặc biệt vì là kỳ nghỉ hè nên rất đông các cháu theo ông bà bố mẹ đi tập. Học trò ngồi cạnh Thầy Cô và đều đang học Khí Công Dưỡng Sinh. . . .
Hôm nay thầy thuyết trình về cách tập Cột Sống. Sau đó thầy thị phạm cách thụ khí, điều khí trị bệnh, vận động cột sống và Dịch cân Kinh.
Đây là hôm đầu tiên bà con tập Cân bằng Nước. . . .
Ngày mai là chủ nhật, nên Thầy cho lớp nghỉ một hôm để bà con đi lễ Nhà Thờ. Còn lớp tập Nhu Quyền thì chiều nào cũng tập tại sân chùa. . . .

. . . . . .

Cho cháu tập với/Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009





Một nữa đắc khí. . .một nữa mát. . .hề hề / Lớp KCDS Ninh bình/27/6/2009





Thầy ơi cho con hỏi. . . ./Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009





Bấm và day Bách Hội/Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009





Học Hè, chúng cháu chọn môn Khí Công Dưỡng Sinh để khỏe hơn và năm học tới học giỏi hơn / Lớp KCDS Ninh Bình/ 27/6/2009





Bà ơi. . . Con Ki nhà mình cũng đắc khí  . . .hihi. . ./ Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009





Vì là kỳ nghĩ hè nên các cháu đi tập khá đông/Lớp KCDS Ninh Bình/28/6/2009





Mời quí Ni Sư ngồi lên phía trước/lớp KCDS Ninh Bình/28/6/2009






Ngày đầu tập Cân bằng Nước / Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009





Thị phạm điều khí trị bệnh, Xà Quyền và Dịch Cân Kinh / Lớp KCDS Ninh Bình/27/6/2009




Lớp khí Công Dưỡng Sinh từ thiện ở xã Quang Thiện Huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình/27/6/2009



. . . . .

Ninh Bình/Ngày28/6/2009

Hôm nay chủ nhật, lớp học tạm nghĩ một ngày để bà con có đạo đi lễ Nhà Thờ. Bác Hoạt nguyên là Trưởng Phòng Giáo Dục của Huyện cùng mấy bác mấy cô trong Ban Tổ Chức mời Thầy cùng chư huynh đi tham quan Nhà Thờ Đá Phát Diệm.
Hôm nay trời mát, gió từ sông thổi vào lồng lộng rất dể chịu. Xe chúng tôi đi dọc theo những con kênh đào đầy ắp nước. Mỗi lần đi ngang qua một cái cầu bê tông nhỏ là qua địa giới một làng, bởi vì mỗi làng đều có kênh đào rất lớn thông với sông Đáy. 
Nữa chừng, chúng tôi dừng lại tham quan Cầu Ngói Ninh Bình. Đây là một cái cầu cổ, làm bằng gỗ có mái lợp ngói, hai bên có lan can cũng bằng gỗ rất đẹp. Cầu Ngói Ninh Bình trông rất giống như các cầu gỗ có mái ở thành phố cổ Hội An. Cầu bắc qua một con sông đào lớn, hai bên bờ, cây cổ thụ xòe tán rủ bóng xuống nước.Hiện tại con sông đào đang được hút bùn và đóng cọc bê tông dọc hai bên bờ để khỏi lở.
Từ chổ lớp tập Khí Công Dưỡng Sinh đi Nhà thờ Đá phát Diệm rất gần chỉ độ vài ba km. Bùi Chu Phát Diệm đúng là thủ đô của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam. Nhà thờ rất nhiều và rất đẹp. Nhưng Nhà Thờ Đá Phát Diệm là đẹp nhất. Cha Trần Lục người Thanh Hóa là người đã chỉ huy thi công khu Nhà Thờ nổi tiếng này.
Nhà thờ chính làm toàn bằng đá, có khối rất lớn, mái lợp ngói. Nhà thờ lớn với tường bằng đá, bên trong là những hàng cột gỗ to lớn với kèo, xiên, trính, đều bằng gỗ chạm trổ như ở chùa. Bàn thờ Chúa sơn son thiếp vàng như bàn thờ Phật không khác.các mái nhà ở đây đều có đầu đao cong vút như mái chùa. Tháp chuông như các tháp chuông ta thường thấy ở các chùa, cũng có treo chuông trống như các chùa lớn. Trên các mảng tường hoa văn là mai lan cúc trúc chạm trên đá. Bàn thờ Chúa nhưng lại chạm hoa văn hoa sen nổi chẳng khác bàn thờ Phật. . . .v.v. . .Các giả sơn thờ Đức Mẹ trông giống như núi thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt. . . .Hề hề. . Chỉ khác cái tượng mà thôi! Tính dân tộc và bản sắc Á Đông đậm nét Phật giáo đã làm công trình tuy bằng đá nhưng rất mềm, rất gần gũi với chúng tôi.
Có thể nói một cách tóm tắt: Nhà Thờ Đá là một cái chùa có đặt tượng Chúa, tượng các vị Thánh Thần và Thánh Giá. Tôi nghĩ có lẽ do sự giao thoa văn hóa Đông Tây này mà Nhà Thờ Đá nổi tiếng chứ không phải do qui mô và sự hoành tráng của nó.
Buổi trưa khi quay về, Thầy và chúng tôi được bác Tuấn một vị huynh Tâm Năng đang học Khí Công Dưỡng Sinh mời về nhà uống trà và tặng hoa Thầy.
Sau đó Thầy và chúng tôi được gia đình bác Hoạt mời về dùng cơm chay ở nhà. Các cụ cẩn thận mời cả hai sư cô ở chùa bên về làm cổ chay hộ. Cổ chay rất ngon, các sư làm rất nhiều, chả thế mà một đoàn môn sinh Thanh Hóa sang thăm Thầy ghé vào, sẳn ăn cơm luôn mà vẫn đủ cơm và đồ ăn.
Khí hậu mát mẽ, được tham quan cảnh đẹp, chung quanh mình toàn những người dể mến vui tươi và thân thiện, tiếng cười không dứt, hàn huyên tâm sự mãi không chán, thức ăn ngon, hoa tươi thơm và rất đẹp. . . Hề hề. . .thật là một buổi đi chơi thú vị. . . .thú vị. . . .!
 
Nào . .  .mời các bạn cùng tham quan với chúng tôi:
. . . . .

Cầu Ngói Ninh Bình/28/6/2009




Bên trong Cầu Ngói/28/6/2009





Nhà Thờ Đá Phát Diệm nhìn từ phía trước/28/6/2009




Cổng vào Nhà Thờ Đá Phát Diệm/28/6/2009





Phương Đình Nhà Thờ Đá Phát Diệm/28/6/2009





Đầu đao và các tháp chuông Nhà Thờ Đá Phát Diệm/28/6/2009





Núi Thờ Đức Mẹ với chữ Nho ở cổng và hoa sen trên trụ/Nhà  Thờ Đá Phát Diệm/28/6/2009





Tượng Đức Mẹ đội khăn, mặc áo dài, bế Chúa Hài Đồng đứng trên hoa sen/Nhà Thờ Đá Phát Diệm/28/6/2009





Nhà Thờ Chính làm toàn bằng đá/Nhà Thờ Đá Ninh Bình/28/6/2009





Mua đồ lưu niệm/Tham quan Nhà Thờ Đá/28/6/2009





Bác Tuấn và gia đình tặng hoa Thầy/28/6/2009





Bác Hoạt và gia đình tặng hoa Thầy/28/6/2009





Hề hề. . .Tớ phát minh ra một biện pháp để Cân bằng Nước mà không sợ đổ  . . .hề hề . . ./ Lớp KCDS Ninh Bình/29/6/2009