- Thưa cụ, thân phụ con bị bệnh mãn tính, con có thể dùng Khí Công trị bệnh cho cụ được không?
- Khi không thật cần thiết thì đừng làm, để việc ấy cho y tế. Vì chúng ta tu giải thoát là chính chứ không sa đà vào việc trị bệnh.
- Nhưng nếu làm thì phải như thế nào?
- Ông nên làm theo sự hướng dẫn ở Mục Luyện Công trên Diễn Đàn phần "Kỹ thuật phát công trực tiếp"
- Con có làm như vậy, nhưng có cảm giác năng lượng không qua bệnh nhân hoặc qua rất ít nên các biểu hiện xảy ra có chừng mực.
- Nên cũng cố và phát triển "TÂM TỪ BI". Khi có lòng yêu thương bệnh nhân và vô vụ lợi thì Khí Trường đôi bên sẽ hợp nhất. Do đó năng lượng của người phát công sẽ có tác dụng đến người kia. Còn nếu Tâm Từ kém, thì dụng công hao lực mà không kết quả hoặc kết quả rất hạn chế.
- Thưa cụ, khi con thực hành kỹ thuật ấy thì một lát sau người nóng ran lên và tim mình hơi hồi hộp. Như thế có sao không ạ?
- Nếu như thế thì chưa đủ Tâm Lực đừng làm nửa, vì sẽ ảnh hưởng đến thể lực.
- Như thế nào là đúng?
- Người phát công dù Trực Tiếp từng người hay Gián Tiếp cho cả đám đông đều phải thực chứng Tánh Không. Nghĩa là Thân Không và Tâm Không. Thân Không để "Năng Lượng Vũ Trụ" qua cơ thể mình mà cơ thể mình không phát nhiệt. Còn Tâm Không để Năng Lượng qua Tâm Trí mình mà Tâm mình không bị nóng nảy bực tức dể kích động.
Khi chưa thực chứng Tánh Không của Thiền mà đã dùng năng lượng trị bệnh cho người khác thì sẽ ảnh hưởng đến thể lực và tâm lý mình. Nếu sau buổi phát công mà thấy mặt nóng bừng lên, tai đỏ, mắt đỏ, thân nhiệt tăng, nhịp tim nặng nề . . . là sai. Nếu sau khi phát công mà tính tính thường trở nên nóng nảy hơn, dể kích động hơn, thường xuyên hí luận, hí sự, thường gây đấu tranh thị phi hơn là sai.
Người Phát Công đúng thì phải: "KHÔNG LẠC SONG VẬN". Nghĩa là năng lượng phải luôn biểu thị qua Tánh Không và đi liền với " NIỀM VUI KHÔNG NGUYÊN NHÂN". Trong khi phát công và sau buổi phát công, cơ thể người ấy luôn mát, cảm giác như có làn gió mát thổi vào người, toàn thân khoan khoái, nét mặt tịnh an lạc, miệng hơi mỉm cười, động tác ung dung có Thiền Vị. Càng phát công người càng hồng hào khỏe mạnh, thần trí thanh tịnh an lạc và luôn tràn đầy nhận biết.
Nếu người ấy còn "Tâm Trí" hoặc chưa thường An Lạc, phát công là vì danh và vì lợi, thì càng phát công càng mất sức khỏe, tâm lý ngày càng căng thẳng khiến cuộc sống mất hạnh phúc. Trong khi phát công, người ấy lạc vào vô thức, động tác là bản năng, mất tịnh, mất an lạc, thân, khẩu ý, của người ấy bị năng lượng làm cho mất tịnh, mất Thiền Vị. Người còn Tham Dục mà phát công thì lửa tam muội đốt Thân Tâm khiến đời sống của người ấy luôn sa vào đấu tranh thị phi vì tâm lý luôn bị kích động căng thẳng. Người ấy thường hay mất đoàn kết, thường gây đấu tranh thị phi và thường ngã mạn. . .Người phát công sai do còn Tham Dục, luôn lạc vào mê tín, mất tự chủ, cơ thể sẽ gầy ốm dần, tâm lý ngày càng căng thẳng, cuối cùng sẽ mang trọng bịnh rồi chết.
Ngoài ra người phát công đúng thì phải đi bằng 2 chân: "TỪ BI và TRÍ TUỆ". Nghĩa là có tình thương yêu với tất cả chúng sanh, muốn chúng sanh luôn an vui hạnh phúc. Có như thế thì mới hợp nhất Khí Trường của mình với trường năng lượng của đối tượng, nhiên hậu phát công mới hiệu quả. Ngoài ra phải có trí tuệ nghĩa là không nô lệ cho năng lượng để nó tự phát, mà năng lượng nhất thiết phải biểu thị qua một kiến thức nhất định về y học cổ truyền và Khí Công mới được.
Ngoài ra để hổ trợ cho việc nhận năng lượng phát công. Người thực hành còn phải trường trai, để thân bớt tạp, mục đích nhận năng lượng mà Thân không phát nhiệt. Người phát công còn phải ly dục hoặc tiết dục để Tinh Khí đầy đủ, mục đích nhận năng lượng mà Thân không phát nhiệt và Tâm không bị căng thẳng dễ kích động. . .. Người phát công còn phải có cuộc sống lành mạnh, thanh tịnh, an lạc luôn tràn đầy nhận biết, mục đích nhận năng lượng mà không bị kích động tâm lý.
Mô Phật, bây giờ rất nhiều người tập Năng Lượng rồi dùng Năng Lượng tác động cho người khác mà không chứng Thiền, mà còn cầu danh và cầu lợi, rốt cuộc đều lạc vào mê tín dị đoan, mang trọng bịnh rồi chết. Những người ấy đều vì tham chút mật ngọt dính trên lưỡi dao, le lưỡi liếm nên đã bị họa đứt lưỡi. Chúng ta những người tu Thiền Năng Lượng nên lấy đó làm gương để tự răn mình.
Ba Gàn /Ghi theo lời giảng của Già Năm /18/8/2010