Người phát công
Tuy nhiên cũng có một số điều kiện khách quan mà người muốn phát công phải thực chứng trước khi ngồi trước đám đông nhận điển quang gia trì hiển thị tam mật tương ưng làm các động tác gọi là phát công để đám đông đắc khí tự chuyển động bằng năng lượng và tự điều trị bệnh của mình qua sức điều khiển của năng lượng thiêng liêng:
2. Người phát công phải không sở hữu, không phân biệt ta người, có tâm bình đẳng, không sa vào 8 cơn gió độc là: Đúng-sai, thành-bại, hơn-thua, có-không, khi hành thiện không cầu danh không cầu lợi, luôn nhận biết tỉnh giác điều chỉnh lời nói, hành động và suy nghĩ cho được chân chánh rỗng rang. Tuy luôn thích ứng tình huống mà tâm không xa rời thế tịnh an lạc của nhà Phật. Nếu không được vậy mà ngồi nhận điển quang gia trì bắt ấn vẽ phù phát công sẽ gây ra nghiệp lực khiến cuộc sống mất an lạc, cơ thể phát sinh bệnh nan y.
3. Mình cho thiêng liêng mượn xác để làm thiện giúp đời thì phải "buông xả" toàn thân để năng lượng giác ngộ dể điều khiển hoạt động của thân tâm, không cố gắng, không duy ý chí. Tuy nhiên phải luôn nhận biết tỉnh giác tự điều chỉnh bản tâm để tâm không dính mắc vào tâm trí cũng như lạc vào vô thức. Tâm trí nhị nguyên và vô thức bản năng là 2 cực làm cho người phát công gây ra nghiệp lực khiến mình có cuộc sống mất an lạc và có thể gây bệnh nan y do gánh nghiệp chúng sanh.
4. Phải luôn thuận duyên đừng dùng nghịch pháp vi khi dùng nghịch pháp phá chấp cho người khác thì tâm phải đại bi nếu không sẽ tự chuốc lấy nghiệp lực và tai họa. Nghĩa là khi phát công phải có đủ 3 đức lớn của nhà Phật là : Bi, Trí, và Dũng. Nghĩa là "Khí" hiển thị ra lời nói và hành động phải nhuốm đầy từ bi và tình thương tuyệt đối không cố ý ra uy dùng lời nói nặng uy lực để trấn áp, không hiển thị kế ấn khi tâm đại bi chưa phát động, không hiển thị chuyển động cơ mặt của Phẫn Nộ Phật mà phải dùng nét mặt tịnh an lạc, không được quắc mắt hay phóng tinh quang qua mắt mà phải có cái nhìn từ thị.. . . .cử chỉ luôn ung dung nhàn hạ khoan thai mà đủ tứ oai nghi.. . .v.v. . .cái đó gọi là: Bi. Xong người phát công phải có tự nhiên trí. Biết lúc nào nên làm gì, lúc nào phải nghỉ, lúc tiến lúc thối đều cảm nhận thiêng liêng qua tâm tịnh để "vô công dụng hạnh tự nhiên thành", Phải biết rằng mọi cái huyền diệu của "Vô tác diệu lực" đều phát xuất từ yên lặng cùng cực và an lạc tự nhiên. Bởi vậy nếu người phát công thường đấu tranh hí sự hí luận, thường sa vào các việc vụn vặt của đời thường, thường chấp ngã chấp pháp thì không phát sinh tự nhiên trí được. Và như vậy khi đi vào đời hành thiện với muôn ngàn khó khăn trở lực, người ấy sẽ thất bại. Cuối cùng là Dũng. Dũng ở đây không phải giỏi thần thông, pháp thuật hay giỏi thần quyền và các pháp hàng Thánh. Mà phải qua hành động bình thường như người không có pháp mà vẫn có hiệu lực. Nghĩa là người bình thường vẫn nói câu ấy làm động tác ấy mà không hiệu lực tí nào. Còn khi ta tịnh tâm nói và làm y như vậy thì lập tức hiệu lực xảy ra qua thực tế chứ không chỉ là niềm tin hoặc tâm lý tôn giáo.
5. Người phát công phải thường trú khí, nghĩa là giao tiếp với thiêng liêng qua điển quang không phút nào rời thì lời nói và hành động mới có Phật lực. Bởi vậy nếu Thân không tịnh thì cơ thể sẽ có các hành động vô thức mất tự nhiên khiến xã hội xa lánh chống đối. Còn nếu Tâm không tịnh mà nhận điển quang gia trì thì sân si sẽ dể khởi hơn người thường khiến đạo đức tác phong còn kém hơn cả người không tu. Phải biết điển quang gia trì không tốt không xấu. Nếu điển quang gia trì thông qua một tâm tịnh an lạc và tràn đầy nhận biết nó sẽ giúp hành giả thăng hoa chuyển hóa về hướng giác ngộ đồng thời có Phật lực qua lời nói và hành động để có thể vừa tu vừa hành thiện độ sanh. Thông qua độ sanh áp dụng các pháp đã tu để vừa làm lợi lạc chúng sanh vừa rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Còn nếu điển quang gia trì thông qua một tâm không tịnh sẽ khiến các tính xấu dể bộc phát hơn người thường. Bởi vậy trước khi học Mật để nhận điển quang gia trì, người tu nhất thiết phải giữ được các giới căn bản của nhà Phật, phải rèn luyện khả năng sống chánh niệm và tỉnh giác, nếu không sẽ lợi bất cập hại.
6. Phải sống trong môi trường tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết, ăn uống ngủ nghỉ và giao tiếp đều phải vậy. Còn tại lớp phát công đông người cũng phải giữ tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết, nếu không lớp tập KCDS nhất thiết sẽ không hiệu quả. Nghĩa là từ học viên cho đến người phát công lời nói phải ái ngữ chánh ngữ, nét mặt phải tịnh hơi mỉm cười, động tác phải khoan thai ung dung, luôn thật chậm, thật nhẹ và không trọng lượng. băng phát công của Thầy và nhạc thiền phải mở thật nhỏ, êm dịu. . . .v.v. . .nếu mở âm thanh tập quá lớn sẽ kích phát các ca tà và học viên thuộc các tôn giáo khác.
7. Khi chính quyền mời hoặc cho phép thì ta giúp đỡ mọi người, còn nếu không thì nghỉ, vui vẻ, không tham cầu cố gắng làm gì. Vì ta làm không thu tiền, không cầu danh, không cầu lợi thì mắc chi phải ráng sức cưỡng cầu cho mệt. Khi có người vì tham sân si mà chống đối ta, ta yên lặng mỉm cười niệm Phật hiệu không cần cải chính không cần tranh đúng sai phải trái. Nếu điều kiện khách quan có thể làm thì làm còn không thì nghỉ đi chơi, tuyệt đối không sa vào thiện nghiệp.
8. Này chư huynh, nếu trong đợt phát công mà quan hệ tình dục thì cơ thể sẽ ốm đen, mắt sẽ đỏ, tính tình nóng nảy không hiền dịu. Nếu trong đợt phát công mà vừa ăn mặn thì sẽ rối loạn khí, khiến khi phát công lớp học sẽ khó làm chủ khí và có thể bị đắc khí ngoài chỉ định. Nếu đang phát công mà tâm khởi Tham Sân Si thì các ca Tà sẽ bị kích phát điên hơn bình thường chứ không hết. Nếu vừa phát công mà vừa khởi tâm muốn thông qua việc ấy để thị uy với mọi người khiến mọi người nể phục ta thì sẽ mệt mỏi không đủ lực và về nhà ăn không được, ngủ không yên giấc. Nếu còn Thân bệnh mà ngồi phát công bệnh sẽ dần nặng hơn. Nếu phát công mà tự ý thay đổi giáo án thì sẽ bị bệnh nan y do rối loạn khí trường và bị Hộ Pháp quở phạt.
9. Này chư huynh nếu đang ngồi phát công mà cơ thể ngày càng suy yếu đi, thì biết chưa đủ lực đừng làm nữa. Nếu đang ngồi phát công mà gia đình mình cứ sinh chuyện mất an lạc thì biết mình chưa đủ đạo hạnh đừng làm nữa. Trong các trường hợp ấy nếu vẫn muốn làm thiện thì có thể dùng băng phát công của Thầy.
10. Việc nên hư thành bại của phong trào địa phương là do ban Chủ Nhiệm các Câu lạc Bộ KCDS do chính quyền thành lập, mình không dính vào việc điều hành, không dính vào các việc tranh chấp bè phái của họ nếu có. . . .Chỉ làm thiện rồi đi chơi, nương theo việc hành thiện để rong chơi, làm là để rong chơi cho khoái, nên vừa làm vừa chơi, xong khi ra đi thì vất lại hết, để tâm trống không rỗng rang, mắc chi lưu ảnh chất chứa cho mệt. . . . .Mà phải ta làm đâu. Chính là Phật làm, thân ta cử động nói năng, còn ta thì yên lặng chứng kiến chứ mắc chi làm cho sinh nghiệp mà thân mang bệnh và tâm mất an lạc. . . .Ta làm thì mang nghiệp, hãy để Phật làm thông qua thân xác ta thì rỗng rang, tự tại vô ngại,. du hí càn khôn, bất chấp sự sự việc việc, thuận lợi hay trở lực dính dáng gì đến mình kia chứ. . . .
Mà này, chú Ba. Đó chỉ là kinh nghiệm qua hai mươi năm rong chơi hành thiện của già. Già tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Các chú cứ làm đi thì khắc biết già nói chơi hay nói thiệt. . . .hềhề. . .