Chúng tôi đến Thác Dray Nur. Mùa này vắng khách chỉ có một ít khách Tây. Thác chảy ào ào hùng vĩ. Mấy con khỉ núi bị nhốt trong chuồng đang kêu chẹt chẹt đòi ăn. Một cái nhà sàn dựng lên làm mẫu để khách tham quan. Phía trước có tác phẩm bằng gỗ gồm những trụ gỗ đầu tròn trông như các Linga to lớn đang vươn lên trời mạnh mẽ. Màu sơn và đường nét họa tiết trang trí đều đậm chất phồn thực và chất hoang dại của núi rừng. Ngay trên đầu cầu thang dẫn lên nhà sàn có tạc hình hai bầu vú căng tròn bên trên có hình mặt trăng khuyết. Mấy người khách Tây khi bước lên nhà sàn đều đưa tay xoa xoa hai cái vú gỗ ra chiều thích thú. Mấy người con gái Tây thấy vậy cười như nắc nẻ. . .Tôi biết đây là một nghi thức truyền thống của Tây Nguyên mang đậm dấu ấn mẫu hệ. Thác chảy ào ào tung bọt trắng xóa, sôi sùng sục, bụi nước và khói mờ mịt cả một vùng rộng lớn. Giữa vùng hơi nước lờ mờ những cây đại thụ đang đứng đấy bình an và mạnh mẽ, rễ chằng chịt cành lá sum sê, nép mình sau những tảng đá khổng lồ nước tung bọt trắng. Tại đây, dòng XêrêPốc như một con giao long vĩ đại đang uốn mình bấu váo vách đá ngàn năm, trườn về phía Trường Sơn hùng vĩ, rồi tiến về CamPuchia để hội nước với dòng MêKông vĩ đại. Nổi lên giữa dòng nước đỏ ngầu cuồn cuộn của các thác là một hòn đảo nhỏ cây xanh um tùm, nhấp nhô những hòn đá già kỳ quái.Bình Râu đưa tay chỉ về phía hòn đảo và nói:- Thưa Thầy kia là nơi mà mười lăm năm trước Thầy thường đưa chúng con ra đấy để luyện huyền công. Bây giờ nước lớn chúng ta không ra được đấy. Chúng ta sẽ theo cầu dây vượt sông XêrêPốc để sang bờ bên kia, nơi có Thác Dray Sap và rừng nguyên sinh nhiều cây đại thụ.Thầy yên lặng nhìn sông, nhìn thác, nhìn rừng đại ngàn đang lao xao đầy gió, rồi nói với chúng tôi mà như nói với rừng với núi:- Thoắt cái mà đã mười lăm năm rồi. . . đời người sao quá ngắn, mà đạo thì lại quá dài!Bình Râu bùi ngùi xúc động, huynh ấy không ngờ thoắt cái mà đường đạo đã mấy chục năm qua. . . Những mái đầu xanh trước kia giờ đã hoa râm, có người còn bạc trắng:- Thưa Thầy còn kia là những nơi mà khi xưa Thầy và huynh Hà đã đến đây làm bộ băng tập Khí Công Dưỡng Sinh mà đồng bào vẫn dùng suốt từ đấy đến giờ. Nhờ vậy mà qua biết bao thăng trầm sóng gió, phương pháp vẫn phát triển và thấm sâu trong lòng đồng bào Tây Nguyên. Phiến đá kia là nơi Thầy đã từng ngồi để quay phim. Con suối kia, khúc sông nọ đầy cuội rêu xanh trơn trợt là nơi Thầy và huynh Hà đã vượt qua để tìm chỗ đặt camera. . . . Mười mấy năm qua rồi còn gì. . .! Cầu dây đu đưa, gió thổi ào ào, dòng XêrêPốc cuồn cuộn tung bọt trắng. Mười lăm năm qua, biết bao nước đã chảy qua cầu, cảnh cũ còn đây, người xưa thì kẻ còn người rớt, nhưng phong trào vẫn đang phát triển, các lớp học Khí Công Dưỡng Sinh vẫn đang mở ra liên tục và trải đều trên khắp mọi miền đất nước. Lớp sau đông hơn lớp trước. Như trăm sông đổ về biển cả, đồng bào ở khắp mọi miền đất nước đến các lớp Khí Công Dưỡng Sinh để tu học ngày càng đông hơn. Mô Phật, Dòng sông Khí Công Dưỡng Sinh vẫn ngày đêm chảy về đại dương của đồng bào mình, tổ quốc mình và trên đường đi nó đã cuốn phăng biết bao rều rác, biết bao củi mục. . . . Như XêrêPốc chảy cứ chảy, Trường Sơn vẫn đứng đấy lặng yên ngập tràn nắng gió, ngập tràn tiếng chim ca và hương hoa rừng nồng nàn. Dòng đời chảy cứ chảy, dòng đạo trôi cứ trôi, Thầy vẫn cứ đứng đấy lặng yên trong lòng tổ quốc, cô đơn và ngập tràn ân điển thiêng liêng.Chúng tôi đi sau Thầy, xuyên vào khu rừng đại ngàn râm mát, từng hòn đá cành cây, từng con suối, con thác, đều gợi nhớ những ngày gian khổ trèo đèo vượt thác theo Thầy luyện huyền công mười lăm năm về trước. Gần trưa chúng tôi đến một cây chò cổ thụ, thẳng vút, cao ngất trời, gốc nó rất lớn có nhiều múi, có thể chứa hết mấy chục người. Rừng râm mát, tiếng chim hót líu lo, tiếng thác chảy ào ào, tiếng rừng đại ngàn đang lao xao thì thầm tâm sự và tiếng gì như tiếng con tim tôi đang đập, đang bồi hồi xúc động. Tôi nghĩ chắc Thầy sẽ lại cho chúng tôi và các vị huynh mới, thực hành Thái Thụ Khí, tại nơi mà mười lăm năm trước Thầy đã dạy bài học này lần đầu tiên ở Tây Nguyên. Đối diện cây chò khổng lồ là một bãi đá nổi với con suối Nước Trong chảy róc rách lòn qua những gộp đá già đầy rêu xanh thẫm. Xa hơn một chút là Thác Dray Sap, tiếng dân tộc có nghĩa là Thác Khói đang đổ ào ào, bụi nước bay mù mịt như khói la đà trên dòng XêrêPốc nhấp nhô những đá và những lùm cây xanh xanh không ngớt lắc lư. . . lắc lư. . .Thầy hướng dẫn cách tập và dặn dò các yếu chỉ. Chúng tôi đứng cách gốc cây chò một khoảng, chấp tay trước ngực, nhận ân điển thiêng liêng, niệm mã khóa xin Thái Thụ Khí để tự điều trị bệnh. . . hoặc luyện công năng. Huyền diệu thay như có một lực hút vô hình mãnh liệt kéo chúng tôi lao về phía gốc cây. Như nam châm hút sắt. Cây chò đại thụ cao ngất trời xanh như một cây Anten vũ trụ với rễ cắm sâu vào lòng đất. Từ nó phát ra một lực hút khủng khiếp kéo chúng tôi rất mạnh, khiến mọi người đều dính chặt vào cây không thể dứt ra được. Điển quang chạy vào người tôi rần rần, hào quang sáng rực, hương thơm sực nức. Năng lượng khí trong người tôi đột nhiên rất hùng hậu và thông suốt. Dòng sức mạnh siêu nhiên ấy chạy đều trong kinh mạch huyệt đạo. Trong trạng thái tràn đầy nhận biết tỉnh giác, tôi dụng ý điều khí để luyện công năng. Hai tay tôi liền hiển thị đại thủ ấn và bắt đầu hoạt dụng với các Mantra. Chỉ tập một lát thôi, tôi phải xin cắt điển ngừng tập để quay Camera. Nhìn quang cảnh buổi tập rất hiệu quả mà trang nghiêm thanh tịnh không rối loạn, tôi biết chung quanh tôi và các vị huynh đang hành công, Thầy đã nhận điển quang chư Phật hộ niệm để thiết lập một Mandala giúp chúng tôi tu học và trị bệnh an toàn hiệu quả. Có người tự nhiên niệm Phật hiệu, có người tự nhiên nói tiếng Thiên. Có mấy bệnh nhân nặng theo để xin chữa bệnh tự nhiên cười, tự nhiên khóc thút thít, tôi biết họ đang giải tỏa stress, giải trừ các nguyên nhân gây các rối loạn chức năng kéo dài để rồi thành thực thể khó trị như hiện nay. Vùng cơ thể bị bệnh thường được hút dính vào cây. Có người cứ cúi đầu day vào cây, tôi nghĩ chắc người này bị mất ngủ kinh niên, thiếu máu não hay rối loạn tuần hoàn não cũng nên. . . Có người phần thắt lưng cứ dính chặt vào cây, hai chân co lên phối hợp với hai tay mà người vẫn không ngã, tôi nghĩ có khi người này bị gai cột sống sinh thần kinh tọa hay bị sỏi thận cũng nên. . . Có người phần lưng dính chặt vào cây mà người được năng lượng nâng lên, dần dần hai chân hổng khỏi mặt đất mà người vẫn không bị tuột xuống, tôi nghĩ chắc vị huynh này đã thực chứng trạng thái khinh an rồi cũng nên . . . .hềhề. . . tôi chỉ đoán mò thế thôi, phải hỏi Thầy thì mới biết được. Thật không thấy thì không thể nào tin, giống như chuyện thần thoại. . . Đại bộ phận người tập Thái Thu Khí hôm nay đều nương theo năng lượng của cây chò trợ công mà xoa bóp day bấm huyệt để trị bệnh hoặc hiển thị đại thủ ấn để học pháp. Gió thổi ào ào, thác đổ ầm ầm, rừng xanh âm u huyền bí. Ôi, vô số những cây đại thụ của Trường Sơn phải chăng đều là những cây anten vĩ đại thu năng lượng vũ trụ, thu lấy nguồn sinh lực sống của trời đất và sẽ đem lại sức khỏe, niềm vui, niềm hạnh phúc cho những ai biết thông công giao hòa và đồng cảm với chúng. Ôi, Thái Thụ Khí. . . Thái Thụ Khí. . . . chẳng phải cho chẳng phải nhận. . . . chẳng phải cây chẳng phải người. . . . chẳng phải tướng người khác tướng cây, mà là Tánh hợp nhất với Tánh. . . năng lượng hợp nhất với năng lượng. . . . Diệu thường hợp nhất với vô thường. . . . con người hợp nhất với Thần linh. . . . đạo và đời không kẽ hở. . . . Haha. . .ha. . . phải chăng ở tại nơi đây. . . ở tại Thác Dray Sap của Tây Nguyên bao la hùng vĩ này Thiện, Địa và Nhân đang đồng nhất. . .Ôi, vượt qua mọi luận lý logic. . . vượt qua mọi hiểu biết phàm phu, ở tại đây. . . ngay giây phút này đây, con tim của người tu học và con tim Thượng Đế nhân từ bỗng hòa chung dòng máu. Haha. . .ha! Mười lăm năm rồi mái tóc Thầy đã điểm hoa râm, nên Thái Thụ Khí của Thầy cũng đầy Phật lực và đang nở hoa Tuệ giác!Thầy ngừng phát công và ra lệnh cho chúng tôi thu khí về đan điền. Chúng tôi niệm mã khóa. Như có môt lực vô hình đẩy chúng tôi bật ra khỏi gốc cây chò cổ thụ. Kỳ lạ thay trước đó dù đã thử cố gắng chúng tôi cũng không làm sao toát khỏi lực hút của cây chò vĩ đại. Thế mà bây giờ tự nhiên nó lại đẩy chúng tôi ra. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên nền đất núi đầy lá khô, để hồi phục công năng. Hơi thở đặc biệt xuất hiện, điển quang chạy rần rần trong cơ thể, lát sau chẳng những hết mệt mà ai nấy đều thấy rất sung sức, hơi thở thông suốt. Bao nhiều đau đớn của bệnh tật, bao nhiêu phiền muộn bực dọc của cuộc sống đều tan biến cả, tâm lý mọi người đều vui vẻ thấy rất hạnh phúc và yêu đời.Chúng tôi nghỉ và ăn trưa ở bãi đá nổi ngay trên bờ thác. Ngồi ngâm chân dưới làn nước mát lạnh, ăn bánh mì bơ kẹp rau xanh và đậu phụ om tương, nghe chim hót líu lo trong vòm cây lộng gió, nhìn những chú cua đá to bự, dạn người, đang bò ra để lượm thức ăn rơi, chúng tôi tranh thủ hỏi về đạo và nghe Thầy kể chuyện tiếu lâm để cùng cười thoải mái. Ôi, mơ hồ tôi như thấy trong tích tắc mà kỷ niệm của mười lăm năm qua bỗng ùa về sống dậy. Cũng nơi này, cũng trên bãi đá nổi này, xưa kia Thầy và chư huynh cũng thường nghỉ và ăn trưa ở đây. Bây giờ người còn người rớt, rồi vô số người mới lại đến, cứ như thế,. . . như thế. . . như dòng XêrêPốc vẫn cứ chảy. . . cứ chảy. . . dòng đời vẫn cứ trôi. . . cứ trôi. . . Thầy bảo phong trào như Quán Trà rỗng không, gió ngàn phương tùy thích đến rồi đi, còn Quán trà vẫn lặng yên đứng đấy. . . . đứng đấy!Haha. . .ha! Bên bờ thác Dray Sap, giữa rừng đại ngàn âm u huyền bí và trên bãi đá nổi loang lổ những hoa nắng lung linh. Tiếng cười của mười lăm năm trước âm vang như đang còn vang vọng đến ngày hôm nay. Tôi cúi đầu nhìn xuống bãi đá như cố tìm dấu chân của những người xưa, những người trước đã từng đến đây, bây giờ dòng đời đã lôi họ đến tận những phương trời nào?!. . . Một con chim gì thật to bay ngang qua, vượt dòng xêrêPốc. Nó cất tiếng kêu cô đơn. Chúng tôi ra về cười nói râm ran thật là một ngày đáng nhớ trên cao nguyên ngập tràn nắng gió.
Ngồng Mía/20/12/2008