Lớp Khí Công Dưỡng Sinh từ thiện tại Phú Yên/11/11/2008
Từ sáu ngàn năm về trước, từ khi Trung Hoa chưa lập quốc, chữ tượng hình hãy còn ở dạng sơ khai. Người , tượng trưng cho ngôi Vô-cực, tiến đến vòngxưa đã vẽ một vòng tròn , tượng trưng cho ngôi Thái-cực ( Vô-cựcthứ nhì có dấu chấm ở trong sanh Thái-cực ). Kế đến là vòng tròn bị chia đôi, bên trắng bên đen, bên đen có chấm trắng, bên trắng có chấm đen, gọi là thế Lưỡng-nghi (Thái-cực sanh Lưỡng-Nghi), trong dương có âm, trong âm có dương. Sau đó Lưỡng-Nghi sanh Tứ-tượng , Tứ-tượng sanh Bát-quái, sanh sanh hoá hoá đến vô-cùng. Người xưa dựa vào nền tảng nầy để xem bói [bói Dịch] . Con đường đi ra của Dịch thì thiên biến vạn hoá, mấy ngàn trang sách cũng không nói hết. Ta nay chỉ bàn đến con đường trở về ( Quy-nguyên) mà Dịch (Nho-giáo) không hề biết đến, chỉ có Lão-tử (Lão giáo) nói rằng :

Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn,
tổn chi hựu tổn, huyền chí ư Vô.


(Học thì càng ngày càng thêm, còn làm Đạo thì ngày càng bỏ bớt, bớt mãi bớt hoài, bớt cho đến cùng, không còn gì để bớt, chỗ đó tạm gọi là Vô, là Đạo) .

Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo, vốn là cái “không” có tướng đối đãi, thành tựu cuối cùng của Lão-giáo là những cảnh Trời Vô-Sắc-giới, là Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng Thiên .

Như vậy chữ Vô của Lão-giáo chưa phải là Vô cực của Dịch, mà vẫn . Cái dấu chấm ở giữa vòng tròn vẫn còn là
còn “nghẻn mạch” ở Thái-cực  còn nguyên-nhân của sự sống, hay nói khác đi là còn cái gốc sinh-tử luân-hồi, có nghĩa là vòng luân-hồi hãy còn có cơ-hội tái khởi phát.

Vậy làm thế nào để xoá tất cả ? kể cả cái Vô kia ?

Lời giải bài toán hóc búa trên chỉ có trong Phật-pháp. Đó là những bực A-La-Hán đã vĩnh-viễn thoát vòng sinh-tử luân-hồi, an-vị chốn Hữu-Dư-Y Niết-Bàn. (chỉ tạm gọi là "chốn" thôi nhé !)

(Nguời viết ra kinh Dịch và Đạo đức Kinh chỉ là những vị Tiên thôi, và tất cả họ đều ngở rằng cái sống mênh mênh mang mang ở những cảnh trời Vô-sắc là điểm cuối cùng của hành-trình Quy-nguyên).


(Trong đây chỉ là những điều con tưởng vậy, xin được phơi bày ra đây, con mong được chỉ dạy thêm.)

 

BongBup/

 

. . . . .

 

BongBup viết:

Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo, vốn là cái “không” có tướng đối đãi , thành tựu cuối cùng của Lão-giáo là những cảnh Trời Vô-Sắc-giới, là Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng Thiên .

Năm Đờn Cò:

1.     Căn cứ vào đâu mà cho rằng thành tựu cuối cùng của lão Giáo là những cảnh Trời Vô sắc Giới, là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên. Bạn đã tu theo Lão Giáo ngày nào chưa mà biết?

 

2.     Theo bạn thế nào Vô Sắc Giới? Bạn đã viết nó thì thế nào bạn phải biết rồi mới viết chứ? Bạn đã nhập Thiền tới cảnh giới ấy chưa hay chỉ đọc sách rồi nói theo?

 

3.     Theo bạn thế nào là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên? Bạn đã viết nó thì thế nào bạn phải biết rồi mới viết chứ? Bạn đã nhập Thiền tới cảnh giới ấy chưa hay chỉ đọc sách rồi nói theo?

 

4.     Bạn viết: “. . .Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo. . .” Sao bạn biết cái tột cùng của lão giáo là Không Không? Ta cho là bạn chả hiểu gì về chữ ‘HUYỀN CHÍ”. Theo bạn thế nào là HUYỀN? Chữ Huyền sao lại dịch là “tạm gọi là. . . “? Ta nghĩ trừ phi bạn đã là bậc giác ngộ chứ không thì không cách gì hiểu được chữ HUYỀN. Mà phải là cái tột cùng của HUYỀN kìa!

Thưa bạn: “. . .HUYỀN chí ư VÔ” mà bạn lại hiểu là: “tạm gọi là VÔ, là ĐẠO” thì đúng là bạn chưa biết gì về Lão Tử cả!

 

5.     Thưa bạn: Bạn hiểu thế nào là VÔ? Mà cho rằng Vô là “Không không”. Đó là cái nhầm lẫn chết người. Sau này các Tổ sư Thiền cũng hay dùng từ VÔ để chỉ cái Bất Nhị. Nay sao bạn căn cứ vào đâu mà cho: VÔ là Không Không?!

. . . . .

 

BongBup viết:

Như vậy chữ Vô của Lão-giáo chưa phải là Vô cực của Dịch, mà vẫn . Cái dấu chấm ở giữa vòng tròn vẫn còn là  còn “nghẽn mạch” ở Thái-cực  còn nguyên-nhân của sự sống, hay nói khác đi là còn cái gốc sinh-tử luân-hồi, có nghĩa là vòng luân-hồi hãy còn có cơ-hội tái khởi phát.

 

Năm Đờn Cò:
Do bạn không hiểu gì về HUYỀN CHÍ nên mới có cái lầm như trên!

 

. . . . .

 

BongBup viết:

Vậy làm thế nào để xoá tất cả ? kể cả cái Vô kia ?

Năm Đờn Cò:
Hềhề. . .Xóa tất cả kể cả cái VÔ kia. Nhưng sao cái tối thượng của Phật đạo lại là Chân Như nghĩa là CHÂN KHÔNG mà DIỆU HỮU!

Cái Diệu Hữu bạn xóa được không? Nhờ bạn chỉ giùm cách xóa cái Diệu Hữu này cho chúng tớ với. . . Hềhề. . !

 

Mô Phật

Ta biết bạn có ý ủng hộ Phật đạo.

Nhưng đã là con của Phật thì phải biết một điều quan trọng là đừng lạc vào tâm phán xét. Hãy chứng tỏ Phật đạo là đúng là tốt đi. Chứ không cần chứng tỏ người ta sai mình đúng! Làm như vậy sẽ vô tình ảnh hưởng đến đức từ bi của Như lai và ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo! Nguy hiểm hơn, nó có thể sinh bất mãn đấu tranh giữa tín đồ của đạo Lão và người tin theo đạo Phật!

 

Năm Đờn Cò/17/11/2008