Gõ cửa Thiên Đàng nơi gió cát trần gian
Con xin hỏi vì sao? Trong Kinh Bát Nhã có đoạn viết : "...Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ."

Và trong Kinh Kim Cang viết:

...Lúc ấy Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng:

“Thế Tôn, người trai lành, người gái tốt khi phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì tâm ấy phải trụ như thế nào? Và tâm ấy phải hàng phục ra sao?”

Phật đáp:

- “Tu Bồ Đề! người trai lành, người gái tốt ấy khi phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì nên sanh tâm như thế này: Khi ta diệt độ, tất cả chúng sanh diệt độ. Tất cả chúng sanh diệt độ rồi mà không có một chúng sanh nào thật diệt độ cả. Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! nếu Bồ Tát có tướng ta, có tướng người, có tướng chúng sanh, có tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ Tát. Tại sao như vậy? Tu Bồ Đề! THẬT RA CHẲNG CÓ PHÁP ĐỂ PHÁT A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ TÂM. Tu Bồ Đề! Vì sao vậy? Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có chứng được pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chăng?”...

 

LaoTru/

 

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

Tiếng vọng từ hư không:

 

Không phải Kinh Bát Nhã và Kinh Kim Cang mâu thuẫn nhau. Mà vì hai quyển kinh tối thượng ấy đề cập đến hai mặt của cùng một vấn đề: Chân Như hay Chân Không mà Diệu Hữu.

Kinh Bát Nhã trình bày mặt Diệu Hữu của cái Tối Thượng gọi là Như

Kinh Kim Cương trình bày mặt Chân Không của cái Tối Thượng gọi là Lai

Mà Phật hay cái Giác Ngộ chính là Như Lai vì gồm đủ hai mặt của vấn đề.

 

1.     Trong Kinh Bát Nhã có đoạn viết :

"...Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ”

Như cái gương luôn TRONG SUỐT VÀ CỰC KỲ NHẠY BÉN. Nên luôn Phản Ảnh tức khắc tức thì đúng như thật sự vật đặt trước nó.

Gọi là: . . . . nên chứng A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ." Nghĩa là tâm Bồ Tát do TRONG SUỐT VÀ CỰC KỲ NHẠY BÉN, nên có khả năng thấy biết như thật mọi sự tức khắc tức thì. Đây là mặt Diệu Hữu của giác ngộ.

 

2.     Kinh Kim Cang viết:

. . . .Tu Bồ Đề! người trai lành, người gái tốt ấy khi phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì nên sanh tâm như thế này: Khi ta diệt độ, tất cả chúng sanh diệt độ. Tất cả chúng sanh diệt độ rồi mà không có một chúng sanh nào thật diệt độ cả. Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! nếu Bồ Tát có tướng ta, có tướng người, có tướng chúng sanh, có tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ Tát. .

Như cái gương luôn phản ảnh chính xác mọi sự đặt trước nó. Nhưng khi không có vật gì trước nó, nó liền rỗng không, không lưu ảnh. Do vậy mà nó luôn chính xác, không bị những hình ảnh có sẵn làm sai chệch.

Đoạn kinh trên trình bày đặc tính KHÔNG LƯU ẢNH của cái Tối Thượng. Gọi là Chân Không.

 

3.     Kinh Kim Cang viết:

Tại sao như vậy? Tu Bồ Đề! THẬT RA CHẲNG CÓ PHÁP ĐỂ PHÁT A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ TÂM. Tu Bồ Đề! Vì sao vậy? Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có chứng được pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chăng?”...

Nếu trên cái gương có dán nhiều hình, dù là hình Chánh hay hình Tà, hình Phật hay hình Chúng Sanh. Cái gương ấy đều mất khả năng phản ảnh như thị mọi sự.

Tâm Bồ tát cũng vậy không có pháp nào lưu trong tâm để làm căn cứ cho tâm phán xét. Mà luôn rỗng không phi khái niệm nên cực kỳ nhạy bén. Thiền gọi là Thể Nhập Tánh.

Đoạn kinh này một lần nữa Phật khẳng định đặc tính Chân Không của trạng thái giác ngộ.

Mô Phật

Bạn đã hỏi, ta cứ tình thiệt mà nói như vậy. . .  như vậy

Chứ thật ra. Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Bạn nên thưa hỏi việc này với chư Tăng, Ni và chư Thiện Tri Thức, để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

BongBup:

 

Bong bup xin phép "chõ mỏ" vào chỗ nầy một chút (và đã chuẩn bị nhận một cái "cốc" trên nón bảo hiểm)

Tu Bồ Đề! THẬT RA CHẲNG CÓ PHÁP ĐỂ PHÁT A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ TÂM. Tu Bồ Đề! Vì sao vậy? Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có chứng được pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chăng ?”...

Theo b/b được học từ "A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ" là VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC hay nói gọn lại là CHÂN NHƯ TÂM.

"A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ" không phải là một pháp trong muôn pháp.

Cho nên câu trên nếu bỏ đi chữ pháp thì đọc mới sáng nghĩa.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

PhanThiet:

 

BongBup viết:

"A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ" không phải là một pháp trong muôn pháp.

 

Không nên nói vậy.

Vì A nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề vừa KHÔNG PHẢI vừa là PHẢI một pháp trong muôn pháp.

“Không Phải” khi nói về Bản Thể

Và “Phải” khi Bản Thể Khởi Dụng.

Mà trong thực tế thì A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề phải luôn đang biểu thị qua MỘT PHÁP NÀO ĐẤY.

Mô Phật.

Không có Chúng Sanh thì cũng không có Phật!

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

BongBup:

Kính bác Phan-Thiết !

Ở diễn đàn nầy xưng là GIÀ, con nghĩ chắc có lẽ chỉ có duy nhất một GIÀ NĂM, con xin GIÀ tha thứ cho tội mạo phạm, cho con được mạnh dạn nói thẳng điều con tưởng vậy :

-       Với bác thì chỉ có 2 : Tự Tánh & Khởi Dụng, Dụng là biểu của Tánh, không có Dụng thì không có Tánh.

-       Với bong bup thì hình như có đến 3: thể Pháp thân, thể Báo thân và thể Hoá thân.

Con xin phép vô lễ lấy thí dụ :

"Phan Thiết" là nhân vật giả, là Dụng của Già Năm, rồi bác nói là : "Phan Thiết" là cái loa của Già Năm, không có Phan Thiết thì Già Năm không tồn tại, liệu có thể như vậy chăng?

Nhưng con nhìn thấy vấn đề hơi khác :

Dù là "Lão Ngưu", "ông già xóm núi", hay "Già Năm" (là Gốc của Phan Thiết) đã bị bác phủ nhận là KHÔNG THẬT CÓ; con vẫn thấy THẬT CÓ Bùi Long Thành là cái Gốc của Già Năm.

Bùi Long Thành dụ cho thể Pháp thân, Già Năm dụ cho thể Báo thân, Phạn-Thiết dụ cho thể Hoá thân.

Con tưởng vậy, rằng Bùi Long Thành là THẬT CÓ !

Con mong được dạy thêm.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

PhanThiet:

 

Mô Phật

Các thí dụ của bạn đều ở phạm trù hiện tượng. Mà vấn đề là Bản Thể và Hiện Tượng.

Nên các thí dụ ấy đều khiên cưỡng không phù hợp.

Theo già thì: Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân đều ở trong phạm trù hiện tượng, vì còn có THÂN. Còn Bản Thể cái nguồn gốc của mọi sự thì không đặc tính mà biểu thị ở đặc tính nào cũng được.

Cái Tối Thượng KHÔNG PHẢI LÀ CÓ như bạn nói, cũng KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG mà là: VÔ!

Nghĩa là vừa Có vừa Không và vượt lên trên 2 phạm trù này!

 

Bạn viết:

Con tưởng vậy, rằng Bùi Long Thành là THẬT CÓ !

Già thì cho rằng:

Bùi Long Thành cũng chỉ do nhân duyên giả hợp. Còn CÁI CON NGƯỜI THẬT, CÁI BẢN LAI DIỆN MỤC của nó thì:

Vừa Có lại vừa Không nên gọi là VÔ, là Như Lai hay Chân Không mà Diệu Hữu vậy!

 

Mô phật

Tha lỗi cho Già khi nói điều mình tưởng vậy:

1.     Nếu chấp bản Thể là luôn Có: là chấp Thường Kiến

2.     Còn nếu chấp bản Thể là luôn Không:là chấp Đoạn Kiến.

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề hay Bản Thể là vừa Có nên gọi là Như, mà cũng vừa Không nên gọi là Lai.

Và A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cũng tức là Phật nên phải vừa Có vừa Không. Do vậy Phật mới được gọi là: NHƯ LAI.

Hềhề... Già đâu phải là Già Năm. Ở Quán Trà này có rất nhiều ông già vui tính như:Tưởng Vậy, Già Năm, Tư Rượu Đế, Ông Già Xóm Núi, Ông Già bán Đậu Phụ, . . .v.v.. .

Già cũng không phải là thầy Bùi Long Thành đâu. Thầy Bùi Long Thành thì dạy Khí Công còn già thì chỉ chuyên làm nước mắm. . .hềhề. . .!

Ở Quán Trà này có rất nhiều người trung niên vui tính như: Ba Gàn, Hai Lúa, Đà Lạt, Phan Thiết, Bảy Xị, Năm Đờn Cò, Xì Dầu, Tư Chim, Đại Ngu, Mây, Cỏ May. v.v…và thầy Bùi LongThành. 

Quán Trà này cũng có rất nhiều thiếu niên như: Cu Tý, cái Hĩm, cái Na, Đần, Ngốc. . .v.v..

Hềhề... Già là Phan Thiết chính hiệu chứ chẳng dám thay tên đổi họ đâu. . . vả lại Già hay bốc đồng nói lung tung bạn đừng đổ oan cho các cụ khác mà phải tội... hềhề...!

Chúc bạn thân tâm thường an lạc.

 

Ông Già Bán Đậu Phụ/24/10/2008