Khi Bát Giới thành Phật
Thưa chú, cháu có một thắc mắc nho nhỏ mong chú chỉ dạy. Nếu như chú nói, nếu cho rằng tất cả cái gì cũng đều vô thường thì chính là một dạng của vô minh. Vậy nếu ta cho rằng có cái thường như thường trụ Tam Bảo mà chú đề cập, thì tức là ta đồng thời chấp vô thường là thật mà thường cũng là thật.

Vậy thì ta lại rơi vào trạng thái NHỊ NGUYÊN rồi, đâu còn cái chân như duy nhất một nữa.
Không phải mình nên bỏ cả cái suy nghĩ về thường hay vô thường sao chú?
Cháu có nghe đồn về một bác thiện tri thức nọ, nếu câu hỏi này được đặt ra với bác ấy, thì cháu nghĩ bác ấy sẽ dùng một câu mật chú tối thượng để trả lời như thế này: "Thường hay vô thường, kệ mẹ nó... ha ha ha..."  
Đó là thắc mắc từ sự ngu muội của cháu, mong chú chỉ dạy thêm.
jamestran/

. . . . .


Cảm ứng từ bài viết trên:


Hỏi: 

Vậy nếu ta cho rằng có cái thường như thường trụ Tam Bảo mà chú đề cập, thì tức là ta đồng thời chấp vô thường là thật mà thường cũng là thật.

 

Trả lời: 

Thường củaTam Bảo là “Thường” của bản thể, không đối lập với “Vô Thường” của hiện tượng vì chúng không thuộc cùng một phạm trù, nên chúng không phải là một cặp nhị nguyên.

Gọi là Hai cực của nhị nguyên, khi chúng cùng một phạm trù. Vì khi ấy chúng cùng thuộc một hệ khái niệm.

Khi vấn đề không thuộc một phạm trù thì không thể so sánh với nhau được.

Thí dụ:

Một con chó không thể cọng với một con gà được.

So sánh vẻ đẹp của chó. Thì so sánh con chó này với con chó khác. Chứ không so sánh con chó này đẹp hơn con gà kia được!


Hỏi: 

Không phải mình nên bỏ cả cái suy nghĩ về thường hay vô thường sao chú?


Trả lời:

Cái gương không tự nhiên hiện hình. Nhưng nếu đặt bất cứ vật gì trước cái gương. Nó lập tức sẽ phản ảnh tức khắc.

Ta cũng vậy chẳng suy nghĩ làm mẹ gì. Nhưng có câu hỏi, nó cũng trả lời tức khắc như vậy!

Ba Gàn/