Bên ngoài hàng rào. Trâu Bò ăn cỏ, Chim Cò tự do!
(Tiếp theo loạt bài “Cái gì đây?”) . . . . . Thư gửi bác Ba Gàn Đọc bài " Cái gì đây" của bác hay quá mà chờ hoài chưa thấy Bác cho chúng con biết cái thực tướng của Hoa Sen. Con cũng chỉ dùng tâm trí nhị nguyên này mà phán đoán cũng như các chư huynh khác vậy. Mong Bác giảng giải thêm.

Hoa sen là Hoa sen
Hoa sen không là Hoa sen khi nó héo, nó rụng và khô đi...
Vậy nên cái thực tướng về tánh của nó phải chăng là HươngSen
không lẫn vào hương nào khác được.Mùi sen không lẫn vào mùi nào khác được.

Chẳng phải là tất cả các hoa sen đồng nhau về tánh và khác nhau về tướng đấy sao, có hoa này to hơn hoa kia, hoa này dài hơn hoa kia.... nhưng Hương sen vẫn là một phải không ạ.
Cho nên câu hỏi của bác Ba Gàn hay quá nhưng thật khó trả lời và câu trả lời duy nhất một của con là không thể trả lời được

Vì nói Hoa sen là hoa sen: là sai
Còn nói Hoa sen là Phật: cũng sai
Cả hai: một cái là chấp có, một cái là chấp không nên không thể trả lời cho đúng được.

Chỉ biết nhìn bác Ba Gàn cười trừ mà thôi.
Hi.....hiii.
Chúc bác sức khỏe để làm Phật sự được viên mãn.
Con tự tánh.!


DuMuc/

. . . . .


Cảm ứng từ bài viết trên:


Oái! . . . oái!


Sáng sớm Ba Gàn đang ngồi uống trà bên đầm sen trước nhà sàn.
Tư Chim ngắt một bông hoa sen cầm đến trước mặt Ba Gàn và hỏi:
-  Cái gì đây?
Ba Gàncười  với Tư Chim:
-  Lại gần đây ta nói cho nghe
Tư Chim vừa cầm cái hoa sen bước lại gần, thì Ba Gàn đột nhiên dùng Cầm Nã Thủ đưa tay ra nắm lấy mũi Tư Chim véo thật mạnh.
Tư Chim thả cái hoa sen rơi xuống đất, hai tay ôm mũi la oái oái.
Ba Gàn cười ngất:
-  Nó là: Oái!. . .oái. . . .hềhề. . . .!

Hai Lúa/ghi lại tại bàn uống trà/30/8/2008
. . . . .

Chuyện của Già Năm


Sau mười lăm năm ẩn tu, một hôm ta ngồi thiền, siêu thức chợt lóe lên: Ta nhờ Phật lực mà có khả năng phát công giúp đồng bào mình tăng cường sức khỏe và tự điều trị bệnh. Nếu cứ ngại vì an toàn chính trị của bản thân mà không làm thì thực là có lỗi với Như lai và đồng bào.
Nghĩ thế, ta bèn phát nguyện giúp đồng bào mình. Mặc cho mọi chướng ngại nghiệp lực có đến ta cũng quyết chẳng sờn lòng lui bước.
Trước tiên ta phải xin phép Như Lai, xin phép chư Tổ và chính quyền nhiên hậu mới làm Phật sự được.


Thế rồi nhân duyên đưa đẩy ta có dịp sang tận Tây Tạng để lễ Phật, lễ Tổ.

Ta đã đến hầu hết các tu viện lớn của người Tạng. Ta đã leo lên tận những đỉnh núi tuyết cao ngất trời xanh. Ta đã băng qua sa mạc chết, băng qua những thảo nguyên mênh mông lộng gió. Ta cũng đã luyện công, giao lưu học hỏi với những đại Lạt Ma trụ trì những tu viện nơi cực điểm của heo hút hoang sơ, nơi quanh năm bốn bề chỉ có đá, băng tuyết và địa y. Ta đã chui vào đảnh lễ học tập với những tu sĩ ẩn tu trong những động đá trên tuyết sơn. Ta đã nhảy xuống tắm để rũ sạch bụi trần tại hồ Monasarova đang đóng băng trên đỉnh cao nguyên ngập tràn tuyết trắng. Ta đã đến Tarboche nơi xưa kia đức Phật Thích Ca đã độ cho 500 vị La hán. Ta đã đến tu viện Dira Phuk thờ đức đạo sư A Di Đà. Vượt qua đèo Droma của Mẹ Tara Xanh. Ta đã đến đỉnh núi cao ngất với cái lạnh chết người và không khí cực loãng, đỉnh núi trắng toát đầy gai, đá nhọn hoắc và thật nhiều chim quí của vùng Thanh Bộc động. Nơi có cái động đá lớn xưa kia Tổ Sư Liên Hoa Sanh đã tu tập ở đây, chung quanh có 108 động đá có nước xưa kia là nơi ẩn tu của 108 vị La Hán.

Ta vào đấy đảnh lễ Tổ, gặp người hậu duệ của Tổ ngồi nơi phiến đá xưa kia Tổ Liên Hoa Sanh vẫn ngồi để hành công. Ta đã thông công nhận ấn lệnh của Tổ bằng Đại Thủ Ấn, đã giao lưu học hỏi với vị Đại Lạt Ma ẩn tu nơi chốn Tổ. Nhận khăn ấn lệnh, khế ấn, linh phù và Dalani của Tổ tại nơi đây. Ta đã nhập Thiền, thông công xin phép Tổ để lại hành Phật sự độ sanh.

Trong tác phẩm “Trong vòng tay Sambala” nhà bác học người Nga là Ern Mudasev đã nói rằng khi vào thung lũng Tử Thần, vượt qua 2 con chó đá là vào vùng tử địa do năng lượng từ cái núi hình gương lõm ở phía trong phóng ra và do sự linh thiêng huyền bí. Ai vào khu vực Thung lũng Tử Thần đều bị hôn mê rồi bị Tòa Án lương tâm phán xét. Nếu có tội thì không chết cũng bị già đi!

Hềhề. . . Thế mà ta nhờ chư Phật và Thánh Mẫu gia trì đã dùng Khí Công xoay người vượt qua 2 con chó đá, xuyên qua thung lũng Tử Thần và leo lên luyện công ngay trên sườn núi tuyết hình gương lõm, mà chẳng hề chi!

Theo truyền thuyết bên phải Thung lũng Tử Thần là núi Quan Âm cao 5760m, bên trái là núi Văn Thù cao. 5830m, thung lũng chết do Tử Vương cai quản, còn cái núi tuyết hình gương lõm phóng ra năng lượng chết người là do Đại Pháp Vương Tử cai quản. Về phía xa sau lưng là đỉnh Kailash băng tuyết trắng toát cao 6714m, nó là bàn thờ tâm linh của mọi tôn giáo trên thế giới, là nơi Ngũ Trí Như Lai và Tổ sư dòng cổ mật là Milarepa trú ngụ.

Sau bao ngày lặn lội ta và 2 vị huynh thị giả gần như kiệt sức.

Thế nhưng ta đã thông công nhận điển quang của Bồ tát Quan Âm, Bồ Tát Văn Thù, Hộ Pháp Quỉ Thần Vương, Vua Cha, Ngũ Trí Như Lai cùng ngũ Vị Kim Cang. Nên giữa cái lạnh khủng khiếp chết người, giữa môi trường không khí loãng, giữa những tiếng rạn nứt, tiếng nổ rung trời của băng tuyết. . . ta vẫn ngồi đấy, ngồi tại Thung Lũng Tử Thần, ngồi ngay trên gương lõm chết người để hànhcông. . . .

Ta tự hào vì là những người Việt nam đầu tiên đã đến chỗ linh thiêng nguy hiểm này. . . . Chẳng những thế ta còn luyện công tại đây với kỹ thuật Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Năng lượng và ân điển thiêng liêng rất mãnh liệt và huyền diệu. . . Nó đã khiến ta sau đó có thể nhịn đói nhịn khát vượt qua bao nhiêu đỉnh núi tuyết để leo lên chinh phục Kailash linh thiêng, đảnh lễ Như Lai chư Bồ Tát và chư Tổ. . . .

Mô Phật!

Dù ai có nói gì đi nữa. . . . dù ai có vì lòng ghen tị nói lời đố kỵ. . . thì chúng ta đây, những người Phật Tử Việt Nam cũng đã đi và đã đến được, đã làm được. . . . điều mà nhà bác học Nga tác giả cuốn “Trongvòng tay Sambala” đã không làm được.

Ta giới thiệu với các Trà Sĩ đoạn băng quay lại cảnh luyện công trên núi Gương Lõm tại thung lũng Tử Thần/Tây Tạng để chư huynh xem chơi. Nếu vị nào đã có tập Đại Thủ Ấn rồi thì có thể dùng làm băng luyện công rất hiệu quả.


Hẹn khi có dịp ta lại kể cho chư huynh nghe và mời chư huynh xem những đọan băng ghi lại hình ảnh về những chuyến tu học mạo hiểm của ta ở Trung Quốc, Tây Tạng, Thái lan, NéPal. . . .

Chúc chư huynh thân tâm thường an lạc, tu học và làm Phật sự có kết quả.


Đậu Phụ/ Ghi lại theo lời kể của Già Năm/30/8/2008