Chùa nằm ẩn mình sau đình làng và những cây cổ thụ rợp bóng mát. Cái ao trước ngõ chẳng có một bông sen nào. Nhưng tôi thấy mình có cảm giác như được thư giãn trong khung cảnh yên bình của một làng cổ Việt nam.
Sân chùa vẫn còn đầy rêu xanh và ẩm ướt sau những cơn mưa cuối hạ. Nắng chiều lọt xuống sân, khẽ chui qua kẽ lá và cành cây đang đung đưa theo gió.
Bước chân của mọi người đến lễ Phật thật nhẹ. Tiếng nói khẽ và nụ cười trên môi cùng hai tay chắp trước ngực, thay cho lời chào nơi cửa miệng.
Chùa trang nghiêm nhưng thật đỗi thân quen và gần gũi…
Nhìn núi Phật sự của Thầy. Tôi thấy cái gánh nghiệp đời của mình bỗng nhẹ đi, khi chợt nhớ câu: “Thuận theo nghiệp, như chiếc giầy vừa chân”, cũng trở thành một kinh nghiệm. Khi môi trường xung quanh đang là “ổ dịch”. Tự bản thân mình phải tạo được môi trường yếm khí để tránh lây nhiễm khi thân, tâm vẫn còn tàn dư cái gốc của bệnh, cũng trở thành một kinh nghiệm…
Khí công là môi trường bất nhiễm. Nên khi chưa đủ sức tự mình chống chọi với bệnh tật. Việc gần Thầy là cần thiết, khi chưa giữ được giới hạnh. Việc gần thầy là cần thiết, cũng trở thành một kinh nghiệm…
Nhiều, nhiều lắm, nhưng giờ tập đã đến rồi!
. . . . .
Chẳng phải là tiếng phát công
Chẳng phải là tiếng hải triều âm
Mà là tiếng ru của Mẹ
Từ vô lượng kiếp rồi
Con vẫn là bào thai của Mẹ
Con chẳng thở
Mẹ chẳng thở
Nhưng con nghe tiếng của đời đang thở nhẹ
Thả hết cho hư vô
Con nghe động tác của đời đang trở nhẹ
Đồng cảm cùng hư vô…
Có tiếng khóc quanh đây
Nhưng phải đâu là tiếng của đời buồn
Có tiếng cười quanh đây
Nhưng phải đâu là tiếng của đời vui
Có những chuyển động quanh đây
Nhưng phải đâu là động tác của người đang chuyển động
Có ánh sáng quanh đây
Nhưng phải đâu là ánh điện!...
Ôi!
Tiếng ru của người Mẹ từ tâm
Từ vô lượng kiếp rồi vẫn thế
Tiếng của khí con nghe
Là điển quang của Mẹ
Ánh sáng tràn ngập thân tâm để cho con “An - định”
Là điển quang của mẹ!
Bệnh tật bị đẩy lùi
Là ân điển linh thiêng
Trương Thanh Long / ghi lại cảm xúc sau buổi tập khí công tại chùa Liên Hoa