THỢ TU AI DÙI MÀI THẦY TU AI THẢNH THƠI THỢ TU THẦY TU KHÔNG HAI NGỒI CHAI CẢ ĐÍT THỢ TỤNG NHƯ CA SÉT CÓ SIÊU KHÔNG ? CÓ AN KHÔNG ? CÓ TIẾNG CHUÔNG VANG XA CÓ TIẾNG VỌNG TỪ HƯ KHÔNG CÓ TIẾNG .... KHÔNG TIẾNG ... CÓ NGHE .... KHÔNG NGHE .... TIẾNG TỪ ĐÂU ĐẾN ...? TIẾNG ĐI VỀ ĐÂU ?.... HƯ KHÔNG RỔNG RANG CHƠN KHÔNG CÓ TIẾNG .... NÊN CÓ TIẾNG VỌNG TỪ HƯ KHÔNG .... KHÔNG TIẾNG CŨNG CÓ TIẾNG VỌNG TỪ ĐÂU ?.... 5 THÀNH CỦ CHI/
. . . . .
Cảm ứng từ bài thơ trên:
Tiếng Hư từ Không vọng
Này Người Ngu, sao thế?
Khó bảo con Già Trâu
Trước đã làm Thợ
Sau nhất định làm “Thợ Thầy”
Này nhóc
Thợ Tu, ngã dùi mài!
Thầy Tu, tướng thảnh thơi!
Thợ Tu, “Thợ Thầy Tu” chính là “Già cái Một”
Hềhề. . .
Ngồi chai cả đít
Thợ tụng thua ca sét
Ai có đó mà siêu?
Ai có đó mà an?
Này Nhóc
Tiếng chuông không vang xa
Đích thị, Tâm ngươi vang xa!
Tiếng bất dị Không Tiếng
Nghe bất dị Không Nghe
Tiếng tức thị Không Tiếng
Nghe tức thị Không Nghe
Tiếng chẳng Đi chẳng Đến
Đích thị, Tâm ngươi đang Đến và Đi
Haha. . .ha!
Này nhóc!
Tánh Nghe, Nghe tức Tánh
Này Con Già Trâu!
Hư Không đếch rỗng rang vì còn có Cái Hư Không
Chơn Không đếch phải Hư Không
Vì Chơn Không ẩn tàng Diệu Hữu!
Tánh Tiếng gọi là Tiếng Vọng
Hư Không không có Tiếng vì là Ngoan Không
Nên Hư Không làm gì có Tiếng Vọng
Chỉ có Chơn Không mới ẩn tàng Tánh Tiếng
Vì Chơn Không mà Diệu Hữu
Này Nhóc đừng chấp ngữ
Khi ta bảo
Tiếng Vọng từ Hư Không
Tức Tánh Nghe từ cái Không Không đếch có gì
Phi tâm trí. . .phi khái niệm!
Cái đó gọi là: “Tánh Không Tịch”
Này Con Già Trâu
Đừng nhầm Hư Không với Chơn Không
Cũng như đừng nhầm Lúa với Cỏ
Ăn bậy sẽ bị đánh đòn!
Lão Già Chăn Trâu/17/8/2008