Bác Tư ơi ! theo cháu hiểu Mười hai cô tiên đó là: 1- Vô minh : tham sân si. 2- Hành : là hành động tạo tác, do vô minh làm cho thân, khẩu, ý tạo tác các nghiệp lành dữ. 3- Thức : là phân biệt, là phần khởi đầu cho một sự sống ở hiện tại, là ý chí tìm cầu tái sinh ở vị lai. Do thân, khẩu, ý, tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết, năng lực nghiệp dẫn dắt đi thọ báo ( thân ) khổ hay vui ở đời sau. 4- Danh sắc : là thân thể, có hai phần:
4- Danh sắc là thân thể có 2 phần : phần tinh thần và phần thể chất. Phần tinh thần là ( tâm ) có tên gọi chứ không có hình sắc nên gọi là "danh". Phần thể chất là hình sắc, nên gọi là "sắc ". 5- Lục nhập : là sáu chỗ vào. Khi đã có thân, cố nhiên phải có sáu căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý )là chỗ của sáu trần ( sắc, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào. 6- Xúc: là tiếp xúc. Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau. 7- Thọ : là lãnh thọ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui buồn, sướng khổ, hay bình thường. 8- Ái : là ưa muốn. Khi thọ vui thì tham, gặp khổ thì tâm sân hận, buồn rầu muốn xa lìa, gặp cảnh bình thường thời si mê. Đây là cái động cơ thúc đẩy thân khẩu ý tạo nghiệp. 9- Thủ: là nắm lấy, tìm cầu mục đích là tìm trăm phương ngàn kế để bảo thủ bản ngã của mình. Do dó mà tạo ra các nghiệp sanh tử. 10- Hữu : là có, đời này do mình đã tạo ra có nhân lành hay dữ thì đời sau quyết định phải "có" quả khổ hay vui mà mình phải nhận. 11- Sanh : là sanh ra. Do "ái, thủ, hữu " làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên đời sau phải sanh ra để thọ quả báo. 12 - Lão, tử : là già, chết. Đã có sanh ra tất nhiên phải bị khổ, già và chết v.v... Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau vừa làm quả cho nhân trước vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt.
Bác Tư ơi! Có phải. . .
12 Cô minh họa cho hiện tượng ở ngoại vi sinh sinh hóa hóa biến thiên không ngừng nghĩ.
Còn Mặt Trăng yên lặng tịch chiếu tượng trưng cho Bản Thể, là Tánh Biết ở trung tâm của sự vật.
Người tu thiền phải vượt qua sự lôi kéo của hiện tượng, phải không phan duyên. Xuyên thẳng vào trung tâm sự vật để gặp Mặt Trăng. Tức là Kiến Tánh hay Thể Nhập Tánh.
SenRung/
. . . . .
Nhân đọc bài thơ "Mười Hai Cô Và Trăng" của bác, con cũng "tức cảnh sinh tình" có được bài thơ trăng. Xin dâng mời bác cùng các trà sĩ cùng thưởng thức..! Khách Trọ Trần Gian Cửa sổ mấy đêm rồi Đón trăng vào gác trọ Kẻo vầng trăng trên đó Thao thức vì cô đơn... Tuổi mỗi ngày thêm lớn Ngày về chẳng bao xa Sống trong cõi Ta Bà Mấy ai người cống hiến? Chỉ có vần trăng hiền Mới thực là tri kỷ! Ánh trăng không hữu ý Mà sáng ngập trời không... Trăng sáng ngập trời không Khách nghe mình hóa đá... Trăng tròn và sáng quá Đâu khác gì chân tâm? Nguyễn Thanh Hưng/