Quán Trà rỗng đón khách Thiền lãng đãng
-Thế nào là giác ngộ? -Đó là từ Hán Việt nên nghĩa của nó là: Ngộ Giác. Nghĩa là “Gặp” rồi “Biết”.

-         Thế nào là “Gặp”?

-         Đó là gặp cái “Con người thật” của mình hay “Chân nhân”

-         Làm sao biết đã “gặp”?

1.     Đầu tiên còn ở xa thì thoáng thấy cái áo của “Con Người Thật”. Đó là “Thể năng lượng” hiển thị hay là “Trạng thái đắc khí” toàn thân và làm chủ khí hòan toàn.

2.     Khi đến gần thì thấy thêm : đầu mình tay chân, da thịt, sắc mặt. . .v.v. . của “Con người thật”. Đó là “Thể linh hồn” hiển thị hay là trạng thái luôn thích ứng tình huống bằng trực giác qua lời nói và hành động, tức khắc, tức thì, ngẫu hứng, sáng tạo và phi khái niệm.

-   Thế nào là Biết?

3.     Khi sống chung với “Con người thật” hay “Chân nhân” của mình một thời gian đủ lâu thì sẽ hiểu tính nết nhau. Nên hành giả và “Con người thật” của mình hòa hợp, ăn ý, nên không cần nói, không cần hiển thị tướng ra ngoài, cũng tự biết ý nhau không va chạm. Đó là lúc “Thể nhận biết” của Thiền hiển thị đầy đủ toàn diện và triệt để. “Con người thật” của mình là “Tánh”. Nên đây là lúc Kiến Tánh hay Khế Tánh. Bởi vậy mà hành giả hợp nhất với sự sự vật vật qua Phật Tánh ẩn tàng nơi chúng.

-   Thế nào là “Con đường hạnh phúc”?

4.     Do mình và “Chân nhân” của mình hợp nhất không kẽ hở, nên luôn đồng cảm với sự sự vật vật, luôn tràn đầy rung động. Trạng thái tự do và giải thoát sẽ là động lực làm sáng tạo ra nhiều sản phẩm, của cải vật thể và phi vật thể để độ sanh. Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Cuộc sống trở thành lễ hội và tràn đầy hạnh phúc. Đây là giai đoạn “Thể phúc lạc” hiển thị, với nụ cười yên lặng luôn nở trên môi người tu.

 

Ông Già Xóm Núi/27/5/2008