… Bạn đang sử dụng quá nhiều kí hiệu ‘…’ và lại sai chỗ nữa... hầu hết đều không phù hợp với lý do đã nêu ở đầu bài "tác giả đặt dấu chấm lửng đó như là một ký hiệu thay cho những điều không thể nói hết ra được, phần còn lại là sự đồng cảm, sẻ chia của người đọc..."...đã thế, bạn đã không thống nhất cách sử dụng những dấu chấm lửng này, ngoài ra... thỉnh thoảng có, thỉnh thoảng không có ‘...’ làm cho bài viết trông tùy tiện, luộm thuộm, làm hỏng tác phẩm/danh tiếng của người viết (hix em đâu có dám động đến một dấu chấm câu!)
…hoàn toàn có thể dùng chấm lửng ở một số chỗ, tuy nhiên dùng nhiều chỗ quá làm cho người đọc khó hiểu và khiến họ nghĩ rằng người viết thật ngớ ngẩn và có khi còn tệ hơn nữa (?!)... nếu người viết muốn tác phẩm được người đọc thưởng thức một cách nghiêm túc, thì ngay dù bài viết có đặc biệt đến nỗi không thể thay đổi một dấu chấm câu, thì cũng phải đảm bảo bài viết hiểu được và chấp nhận được đối với những người đọc trên toàn thế giới… và chính việc lạm dụng những dấu "..." làm cho mục đích đó khó đạt được...
Vì vậy, tác phẩm của người viết sẽ không được đánh giá đúng bởi những người không ở vào vị trí của người viết do đó sẽ có suy nghĩ tác phẩm trông thật ngốc... đây là lần cuối cùng tôi nói về vấn đề này, được không?... và bạn nên giải thích tất cả điều này cho Thầy bạn hiểu ... (hix )
Còn nếu vẫn giữ các kí hiệu trong bản dịch như nguyên bản thì tôi rất buồn phải nói rằng những bài viết dù hay nhưng sẽ chỉ có kết quả ngược cho người đọc...
Tóm tắt lại là chị ấy muốn nói các dấu "..." trong bản dịch không nên giữ nguyên gốc. Đặc biệt là ký hiệu "!..." thì phản đối hoàn toàn do dấu "!" đã là kết thúc câu, không thể có gì thêm được nữa. Thế mới khó cho em chứ. Việc đó đồng nghĩa với việc bản dịch tất cả những kí hiệu "!..." sẽ bị "vặt" không thương tiếc...?!
Gmap/1/9/2007
Cảm ứng từ bài viết trên:
…
Khi dịch bạn có thể bỏ các dấu chấm ấy tùy thích.
Còn khi viết thì người viết cứ dùng nó tùy thích.
Bởi người viết là để cho những người đồng cảm của mình chứ không phải cho toàn thế giới và cũng không nhằm cho mọi người.
Đó là tiếng nói của tình yêu, của con tim chỉ người trong cuộc thì mới chia xẻ được. Còn người khác bên ngoài dùng tâm trí xét đoán đúng sai thì thật là "NGỐC" và buồn cười.
Nó giống có 2 người yêu nhau đang ngồi tâm sự.
Người nam gọi người yêu mình bằng: Con bồ câu của anh
Người nữ gọi người yêu mình bằng: Con gấu con của em.
Từ lâu rồi họ vẫn gọi nhau như thế và rất thích thú khi được người yêu của mình gọi thế.
Bỗng một hôm có một nhà văn Ấn Độ đi qua. Người ấy đầy tâm trí và vì muốn chứng tỏ mình có sự hiểu biết hơn người, nên liền cười thật to và nói với hai kẻ đang yêu kia:
- Này, Ngốc vừa vừa chứ. Tôi thấy ở đây có Bồ câu và Gấu ở đâu nào. Nếu bạn muốn tình yêu của bạn cả thế giới đều hiểu và ca tụng bạn phải dùng đúng hình tượng, ngữ pháp và chấm câu chứ!
Hai bạn nam nữ đang yêu nhau, nhìn nhà văn Ấn Độ nọ lắc đầu thương hại.
Trà Cổ/1/9/2007