- Thế nào là“Chánh định”? Làm thế nào để “Cùng trôi” thuận dịch lý mà vẫn “Định”?
- Không rối loạn thì gọi là “Chánh định”. Chứ “Chánh” không có nghĩa là trụ thân tâm vào một hình tướng mà chủ quan cho là chánh. Này chú Ba. . . .Trong môi trường “Định” do trì giới. Luôn yên lặng chứng kiến “cái lực hút”của pháp giới. Lực hút huyền diệu ấy hướng thân tâm ta về đâu, thì quay về hướng ấy “buông xuôi” để năng lượng giác ngộ biểu thị. Cái ấy gọi là “Về thôi” . . .gọi là “Cùng trôi”. . . . .gọi là thuận thiên, gọi là trời đất biểu thị qua ta. . . .
- Cái lực hút ấy chỉ là một ẩn dụ hay là một thực thể?
- Là một thực thể như nam châm hút sắt. . . .
- Từ đâu có cái lực hút ấy?
- Định thì đạt “Tịnh”. Chỗ cực tịnh lại là “Rỗng không”. Nó như cái lỗ không đáy của pháp giới. Do vậy toàn bộ pháp giới vẫn đang chảy về cái lỗ trũng ấy. . . .Sức chảy kéo theo mọi sự tạo thành cái lực hút ấy. . . .Này chú Ba nó là chiều của “Hum” thần chú cực quan trọng của Phật đạo biểu thị sự quay về cái lỗ rỗng không của pháp giới. . . .Biểu thị sự trôi theo dòng của đạo để hợp nhất với cái Toàn Diện.
- Thưa cụ, nếu buông xuôi trong tỉnh giác để cùng trôi theo cái lực hút của trời đất. Thì thế nào là lọt vào cái lỗ không đáy của pháp giới?
- Này chú Ba, đó là trạng thái của đại định (Samadhi). . . .Rỗng không, cực yên lặng mà vẫn còn cái biết. . . .
- Thưa cụ đó là thể nhập “Tánh”?
- Này chú Ba, chỉ gọi là “khế tánh” khi trạng thái ấy phải sẵn sàng để biểu thị qua bất kỳ một “duyên” nào. . .nghĩa là chân không mà diệu hữu. . . . .Vì Tánh là gồm HUM và UM. . . .
- Xin cảm ơn cụ về những điều cụ đã nói hôm nay.
- Mô Phật. . .Đó chỉ là kinh nghiệm và cảm nhận của ta. . . .Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch điều này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được. .
Tưởng Vậy/11/6/2007