Nương gió, bay đi muôn nơi.
Này Cỏ May! Việc khó chịu cách mấy vẫn có chút gì đấy thú vị. Vì cái khó chịu lớn quá khiến ông không nhận ra mùi vị của điều thú vị bé nhỏ ấy mà thôi. . . . .

Nếu ông không bị lôi, để lời nói và hành động không bị những cảm thọ nông nổi kích động. Ông vẫn còn tỉnh giác để chứng kiến sự việc và bản tâm mình trong yên lặng. Thì nhất định cùng với cảm giác chung ông sẽ cảm nhận được cái thú vị mong manh và rất nhỏ bé ấy.

Thế rồi ông hãy đắc khí với tâm trạng thú vị ấy. . . .Năng lượng giác ngộ sẽ làm điều thú vị ấy lớn dần theo thời gian chánh định. Cái điều thú vị nhỏ bé ấy sẽ tiếp tục thăng hoa phát triển trong tâm thức ông. . . .dần dần nó sẽ lấn át sự khó chịu đang đè nặng trong lòng ông. . . . .và cuối cùng khuôn mẫu tâm thức này sẽ khiến ông tự xuất hiện lời nói và hành động tế nhị hơn, sâu sắc và hiệu quả hơn. . . .

Ông đừng sợ như vậy thì không thích ứng với tình huống đang xảy ra. . . . .Bởi vì ông chưa phải là người giác ngộ nên trạng thái khó chịu là luôn luôn có dù nhiều hay ít. . . . Cái mà ông thiếu là không thấy mặt đối lập tự thân của vấn đề. . . .

Bằng cách quán như trên ông sẽ gồm đủ hai cực của vấn đề tức thái cực. . . .

Ông đừng dùng tâm trí để tự chọn một trong hai cực. . . Mà hãy trụ chắc vào trạng thái đối lập mong manh của vấn đề, để hai cực của vấn đề là: khó chịu và thú vị, tự tương thôi đối đãi nhau dưới tác dụng của khí. . . . .

Và dĩ nhiên, lời nói hay hành động của ông chỉ có thể biểu thị, khi trong ông đã hình thành một tâm thức. . . .

Theo kinh nghiệm của già thì nếu ông tiếp tục chứng kiến bản tâm mình trong tỉnh giác. . . . . thì trạng thái tâm thức hình thành sau sự tương thôi đối đãi của hai cực sẽ là “bất nhị”. . . . Bởi bao giờ nó cũng chẳng tiêu diệt nhau. . . mà sẽ tự hợp sáng để thành một cái mới. . . Thành một thái độ mới. . . . Thành một cách xử lý tình huống thích hợp và đầy sáng tạo ! . . .

Không phải hợp nhất để thành “Cái Một”. . . mà là vượt lên trên để là “Bất nhị”! . . .

. . . . .

Này Cỏ May!. . . Nếu nương theo năng lượng giác ngộ và trạng thái tỉnh giác chứng kiến của thiền thì ông sẽ tự tránh được hai dạng: thái quá hoặc bất cập. . . . mà cuối cùng sẽ là các cách giải quyết phi thiền. . . . Đó là:

-        Đầu hàng chướng ngại

-        Phản ứng một cách manh động vì bị kích động

-        Hoặc buông xuôi phó thác sự việc cho các sức mạnh siêu nhiên ngoài con người!. . . .

. . . .

-        Thưa cụ, các bức tranh thiền này phải chăng cũng cùng ý nghĩa như vậy:

 

1.     Bức thứ nhất, vẽ một người bị đá đè, nhưng nằm im không phản kháng gì. Phải chăng tượng trưng cho sự tiêu cực đầu hàng chướng ngại. . .

 

-        Mô Phật đúng vậy

 

2.     Bức thứ hai, vẽ một người đang chỉ tay vào hòn đá mà chửi rủa nặng lời, nhưng hòn đá vẫn trơ trơ. Phải chăng tượng trưng cho sự phản ứng manh động do bị kích động, không phù hợp với tình huống vì không giải quyết được gì. . . .

 

-        Mô Phật đúng vậy

 

3.     Bức thứ ba, vẽ một người đang quì lạy hòn đá. Nhưng hòn đá vẫn trơ trơ nằm đó chẳng chịu đi chỗ khác. Phải chăng phó thác sự giải quyết tình huống cho các sức mạnh siêu nhiên ngoài con người.

 

-        Mô Phật, đúng vậy

 

4.     Bức thứ tư, vẽ một người tự biết sức mình không thể di chuyển hòn đá tránh chỗ khác, vì quá to, quá nặng. . . Người ấy không đầu hàng chướng ngại để nó biến thành trở lực của mình. Cũng chẳng mắng chửi hòn đá hay quì lạy nó. . . . Mà người ấy biến hòn đá thành cái giường leo lên ngồi chơi, nghỉ ngơi, uống trà, đánh cờ rất thú vị. . . . Hòn đá chẳng cần đưa đi đâu, mà chướng ngại tự biến thành thuận lợi. . . . . Phải chăng đó là biểu thị của trạng thái bất nhị. . . .

 

-        Mô Phật, đúng vậy.

. . . .

Này Cỏ May! Đối với các trường hợp thích chí, do gặp thuận lợi và thành công trong công việc. . . Thì cũng vậy. . .

Chư huynh đừng nên bị lôi, khiến đắc ý quá độ. . . . đừng nên vì vậy mà có lời nói hay hành động huyênh hoang, khoe khoang hay cường điệu. . . khiến mất tính khiêm cung của người tu tập. . . .

Muốn được bình tâm, an tâm, định tâm và thường an lạc. . . chư huynh cũng phải yên lặng, tỉnh giác, chứng kiến bản tâm mình khi có việc thích chí. . . . Nếu được vậy chư huynh cũng sẽ cảm nhận được cái mầm thất bại trong thành công hiện tại. Cái mầm thất bại ấy dù thật nhỏ bé, thật mong manh . . . . nhưng tự bản chất nó phải luôn có tại đấy. . . chỉ chờ ngày giờ và đủ duyên là biểu thị ra ngoài. . . . Để cái ngày ấy không thể biểu thị ra trong cuộc sống. . . . Thì ngay bây giờ khi nó chỉ là một chủng tử. . . . chư huynh hãy dùng thiền định để thấy nó. . . . dùng năng lượng để cái mầm “thất bại” này  tương thôi đối đãi với cái “thành công” trong hiện tại. . . . .

Chư huynh hãy chứng kiến chứ đừng phán xét và chọn lựa. . . . Khi trạng thái “bất nhị” hình thành trong tâm thức. . . . chư huynh sẽ có lời nói và hành động của một người không phải đang thành công. . . . mà là . . . . . đang đón đầu. . . . đang tránh thất bại sẽ xảy ra! . . .

. . . .

Này Cỏ May!. . .Còn điều này ta muốn nói thêm với ông. Đó là ngoài việc chính là luôn thấy các mặt đối lập của vấn đề để không lạc vào nhị nguyên mà luôn biểu thị qua trạng thái “Bất nhị”. Thì người tu nên luôn để thân và tâm mình ở vào tư thế và trạng thái thoải mái nhất. . .

Thí dụ: Ngồi thì nếu bình tâm khắc ông sẽ chọn được tư thế thoải mái thư giãn nhất mà vẫn không mất trang nghiêm thanh tịnh. . . . Tương tự như thế, đi đứng và nằm nếu không tỉnh giác thì ông luôn ở tư thế không thoải mái nhất, do đó mà hao năng lượng, mà căng thẳng và mệt mỏi. . . .

 

Này Cỏ May!. . . Lời nói chánh ngữ và ái ngữ thì ít hao năng lượng và thoải mái nhất. . . .

Hành động “Vô tác” thì nhàn hạ ung dung, thoải mái nhất! .  

Tâm luôn đồng cảm với mọi người mọi vật và phi đấu tranh là tâm thoải mái nhất, an nhàn nhất! . . .

 

Này Cỏ May!. . . Nếu làm như vậy, quán như vậy và sử dụng khí như vậy thì luôn lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống!. . . .

. . . . . .

 

-        Mô Phật!. . . Ông đã có lời hỏi. Ta chỉ tình thiệt mà nói kinh nghiệm của mình mà thôi. Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên thưa hỏi chuyện này với chư tăng và chư thiện tri thức, để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho. . . . Rồi khi nào rảnh đến đây chơi nói lại để ta học với! . . . .

 

Tưởng Vậy/22/7/2007