Ông là nghệ sĩ rất ham mê nghệ thuật xếp đặt và nổi tiếng với những tác phẩm sắp đặt phong cách kỳ lạ-"Xuất Thần" mà Quán trà đã trân trọng dùng để gọi tên Ông.
Vừa tới, ông đã giới thiệu:
- Thưa quý vị, nghệ thuật xếp đặt ngày nay đang có sức hút rất mạnh người xem vì sức sáng tạo, tính ngẫu hứng và gây ấn tượng bất ngờ nhưng lại cực kỳ giản dị mộc mạc. Nó trao cho người xem toàn bộ sự cảm nhận, sự rung động và cái biết rộng mở." (Món này chắc các Trà sĩ mê tít rồi đây !)
Tôi chắc trong cái cảm giác "say trà" thì "chất nghệ" này sẽ thăng hoa đặc biệt. Nếu quý vị muốn chứng kiến khả năng nghệ sĩ tiềm ẩn của mình thì thì hôm nay đây hãy uống trà đi và cảm nhận. Làm thật luôn chứ không cần thử.
- Tuyệt quá ! Nào, xin mời quý vị chúng ta cùng Trà sĩ Xuất Thần chứng kiến nhé.
Mời quý vị mở chén nhận trà để quán tôi được hầu tuần trà thứ nhất. Sau đó mời quý vị tuỳ hứng sáng tác bằng những chất liêụ sẵn có đây, chính Trà sĩ Xuất Thần mang tặng quán đấy.
(xin quý vị lưu ý là vật tư có thế, mà lại được sáng tác tự do chẳng có đầu bài nào cả, quý vị phải lần lượt nối nhau mà phá cái trước làm cái sau thôi. Chớ có quên đặt tên cho tác phẩm của mình ngay tức khắc tức thì đấy nhé.
. . . .
Ngẫu hứng thế này sẽ có nhiều tác phẩm là cái chắc !
. . . . .
Trà đã ngấm.
Quả nhiên, khi các chất liệu mới được bầy ra thì các trà sĩ đã cảm thấy hưng phấn và "ngứa nghề" rồi. Họ muốn di chuyển, di chuyển, muốn xếp và muốn đặt ngay.
Những thứ này nó sẽ chẳng ở yên chỗ cũ mà dưới tay các trà sĩ nó sẽ chuyển động, nó sẽ đi đâu ? về đâu ?
(Mời quý vị xem trực tiếp hình ảnh. Có 8 cảnh là 8 tác phẩm do 6 Trà sĩ dựng. Còn Quán tôi thì mở đầu và khoá đuôi vậy).
Tám cảnh này có vẻ giống như 8 màn kịch của vở kịch chưa có tên, quý vị cùng đặt tên cho "vở" này nhé.)
1. Cảnh 1 là tác phẩm "Vô minh". Quán tôi xin mô tả để quý vị cùng thưởng thức:
Đi về đâu ?
Núi sừng sững
Chùa ngất cao
Hồ vắng lặng
Sen ở đâu ?
Cái bình nâu nâu
Cầm tù Sen đấy
Nhà tù "nhị nguyên"
Êm đềm ?
Mà trong Sen quằn quại !
Cuộc đời cứ hỏi ? cứ hỏi ?
Nào là Phải Trái, Đúng Sai ?
Nào là Có Không, Vinh Nhục ?
Nào là đâu Cao, đâu Thấp ?
Nào là đâu Nông, đâu Sâu ?
Ði về đâu ???...
Trà sĩ Hồng Tỉ Muội cũng muốn chia xẻ với tình cảnh của Sen:
Tự đem thân mình
Cầm tù trong lọ
Có gì hay ?
Tiếc thay !
2. Cảnh 2 "Chứng kiến" Và lập tức phá ngay cái "Vô minh" ấy làm thành tác phẩm "Chứng kiến" đầy cảm xúc
Bước khởi đầu của một Thiền nhân
Chẳng khác gì như thế
Biết là Vô minh !
Nhân có duyên "ngồi tù"
Thiền nhân đi vào Định
Chứng kiến…
Cái sự "Biết", cái sự "Thấy"
Cái sự "Ngửi", cái sự "Nghe"…
Bỗng tự nhiên thành phi khái niệm.
Trong tù vẫn rỗng rang
Khi chứng kiến của Thiền nhân
Đã vượt qua bến bờ tâm trí
Nên thấy được mặt trời trí huệ
Bừng sáng trong tâm
Đích thực : Định đã chính định.
3. Cảnh 3 "Đài sen nở Tâm". Rồi trà sĩ ThiHoa lấy những bông Sen ra khỏi bình, cắm vào đất thay đổi một chút tạo Cảnh 3 là tác phẩm "Đài sen nở Tâm".
4. Cảnh 4. "Vô thường"
Ngắm tác phẩm "Đài sen nở Tâm" trà sĩ ThiThi rất xúc động, cái xúc động có cả những giọt nước mắt mà sám hối, mà suy ngẫm về "Cái vui" của Già Năm, Mà làm nên tác phẩm "Vô thường" -
Mỉm cười, Già bảo thế à !
Họ quan tâm nhắc đến
Thì ta vui chứ sao.
Gió thổi qua tâm không
Như thổi qua nhà trống
Như lửa cháy khoảng không
Còn đâu vòng đấu tranh của quỷ
Nụ cười Già hiền hậu
Như nụ cười trong câu chuyện ở quán "Thế à?"
Rồi già bảo: Các con uống trà
Trà hôm nay lạ thế,
Chan chát pha cùng mặn nồng nước mắt
Thành ngọt ngào của tình mẫu tử yêu thương
Đời là "Vô thường" .
5 . Cảnh 5 "Buông" " Vô thường" mà còn tiếc làm chi, trà sĩ Rồng biển đạp đổ mọi thứ đi . Chùa đổ, bình đổ, Sen xoài ra đất, chỉ còn Ông Cụ vẫn bình tâm nằm đấy mà chơi tạo nên Cảnh 5 là tác phẩm "Buông" - Buông đi để trở về
Buông:
Choang ! choang !
Bình ngã, Sen rơi,
Ầm ầm thác đổ, nến tơi chẳng còn
Tiếc gì !
Bình tâm nằm giữa đất trời
Chẳng màng thế sự...
Ấy là Thiền nhân.
Trở về:
Đã lâu con vẫn chưa về
Ở nơi xa đó mẹ già ngóng trông
Hèn một nỗi vì con chưa hiểu
Xa mẹ rồi mới thấy khổ đau
Nay xin mẹ giang tay đón nhận
Đứa con dại trở về mái nhà xưa.
6. Cảnh 6 "Mặc"
Tại sao lại phải đạp đổ như thế nhỉ, mọi sự từ tâm cơ mà. Trà sĩ từ phương xa mới về hình như có tâm sự khác. . . Anh nhìn mọi thứ thật là "hay" rồi đốt lửa lên, lại cắm hoa vào bình tạo ra cảnh 6 là tác phẩm "Mặc" thật là tĩnh lặng
Hoa vẫn nở trong bình
Chùa vẫn lặng thinh
Ta vẫn nằm
Lửa vẫn cháy
Hay ?
7. Cảnh 7 "Nở trong đời" tác phẩm của Trà sĩ GiángHương, cô mang tất cả ném vào cuộc đời, để chứng nghiệm, để đối trị, để gieo mầm, để sen nở hoa và phát sáng từ trong lòng cuộc sống nghiệt ngã.
8. Cảnh 8 là cảnh kết thúc "Nhàn", cũng là tác phẩm "Nhàn" mà quán trà chúng tôi gửi tặng Già Năm và cũng là thông điệp của Già gửi đến cho quý vị "Không cần cắm Sen vào bình rồi lại tìm cách để giải phóng cho nó !, Hãy để nó nó khoe hương sắc…và sinh sôi phát triển tự nhiên như nó vốn có vậy !".
Choang, cái bình đã vỡ, rung chuyển, đá lăn, đất lở, lửa cháy…hoang tàn. Sen đã được trồng lại trong đầm đang nở hoa, đang đâm chồi nẩy lộc và hạt mầm đang reo. Hồ Sen vui đón Cụ Già đang "say" trong cái "Nhàn" và hát mãi, hát mãi bài ca "Nhàn" dâng Cụ.
Nhìn kìa Bão nổi
Núi đổ
Chùa ngã
Đất lở
Bình vỡ
Lửa cháy
Hoang tàn
Nhìn kìa Hồ Sen
Hoa vẫn nở
Mầm đang lên
Đài vui nhả hạt
Hồ Sen vui hát
Đón Cụ Già say
Vừa ném trả cái nón mê
Vào lửa cháy
Vào hoang tàn
Cho tràn ngập hư không
Một mình
Với hồ Sen
Nhàn!
Không ngờ tiếng đổ vỡ lại kinh thiên động địa đến thế, khiến các trà sĩ phải nói lên lời. Trà sĩ Thi Hoa thốt lên:
Sen ! Sen ! Sen !
Nở ! Tàn ! Nở ! Tàn ! Nở !
Đài nghiêng ngả
Tâm nở tràn !
Hoà dòng đời
Đạo bay !
Đời bay!
Tâm ngàn
Khôôôôôôôôô….ôôôôông !
Buổi trình diễn của chúng tôi xin tạm dừng ở đây. Xin chào và hẹn gặp lại.
Quán Trà Hà Nội/5/4/2007