Đấy là người đã khế tánh!
Còn nếu chưa khế tánh, thì thường qua một duyên cái ngã sẽ hiển thị qua lời nói và hành động.
Thế cho nên bài tập lớn nhất quan trọng nhất là: Yên lặng tỉnh giác, đồng cảm với sự sự vật vật. . .
Bởi vì khi ấy, năng lượng của ta hợp nhất với năng lượng của đối tượng và cùng rung động theo một nhịp điệu chung. . .
Này Cỏ May!. . . . Đó là năng lượng của “Vô ngại đại bi tâm”!. . . . .
Thế rồi bên trong thì rỗng không sâu hun hút, bên ngoài thì rung động cùng một nhịp điệu với hiện tượng, nghĩa là cùng một dòng chảy với sự sự vật vật. . . . Bỗng nhiên sự sự vật vật đều quay đầu chảy về phía ta. . . . Chảy mãi về phía cái lỗ hổng sâu hun hút không đáy của “Đại bi tâm”!. . . .
Lạ thay!. . . . Ta chẳng đi đâu, chẳng về đâu. . . . mà vạn pháp tự quy về!. . . . . .
Dòng chảy cứ chảy. . . . mà một mảy cũng không đầy!. . . . Haha!. . .ha!. . . Chẳng cần tịnh. . . chẳng cần động. . . . chẳng có Ta. . . . chẳng có Người. . . . chẳng có cái Một . . . . cũng chẳng có cái Toàn Diện!. . . . Mà chỉ duy nhất có cái dòng chảy. . . . . chảy mãi về cái lỗ rỗng không không đáy. . . . sâu vô cùng vô tận! . . .
Này Cỏ May!. . . . Nó là HUM!. . . .
Không phải ngươi HUM với Thượng Đế mà cái bí mật chính là mọi biểu thị của Thượng Đế Hum với ngươi. . . Cái bí mật lớn nhất ta tiết lộ với ngươi. . . . chẳng phải ngươi tu là để Hum, để quay về hợp nhất với Thượng Đế. . . với Như Lai!. . . . Mà chính là cái ngược lại. . . . là để mọi biểu thị của Như Lai của Thượng Đế tự quay đầu chui tọt vào cái lỗ rỗng không thông trời thông đất của ngươi!. . . .
Ngươi hỏi tại sao vậy à?
Tại vì khi ấy ngươi trùng với Phật Tánh. . . Tại vì khi ấy ngươi khế Tánh. . . . . . . .
Này Cỏ May!. . . Trong một buổi trà đạo, ngươi thường thấy chư huynh trưng bày một tác phẩm ngẫu hứng như là: một nghệ thuật sắp đặt, một cái tranh thiền, một lọ hoa, một bài thơ, thư pháp, hay một chữ linh phù. . . .v.v. . . Cái ấy là công án. . . . cái ấy là tạo một “duyên phi khái niệm” để Phật tánh nơi các ông tự đồng cảm và biểu thị. . . Cái ấy là để năng lượng của “Vô ngại đại bi tâm” tuỳ cái duyên ấy mà hiển tướng Phật. . . .
Ông hỏi tại sao à?
Tại vì, cũng như nước sạch sẽ tùy hình dạng của vật đựng mà vừa khít . . . mà lấy làm hình dạng của mình. . . . Thế nhưng nước vẫn là nước tinh khiết, chứ không bị biến chất đi.
Bởi vì cái công án ấy. . . . cái tác phẩm trưng bày ấy. . . . cái lời nói ấy. . . . cái hành động ngẫu hứng ấy là phi khái niệm. . . . Nên nếu còn ở trong tâm trí. . . thì lập tức sẽ hiểu nhầm, do chấp tướng hoặc chấp ngữ. . . Bởi vậy mà lời nói và hành động bám chặt vào phạm trù các khái niệm sẽ như là một phản ứng của cái Tôi, chứ không phải là một phản ảnh của bát nhã!
. . . .
Cho nên trước các tác phẩm ấy, để Tánh tự tuỳ duyên hiển tướng hay là để bát nhã tự biểu thị thì người chưa khế tánh phải tinh tấn rèn luyện và tu chứng qua các giai đoạn sau:
1. Đầu tiên nhìn nó với: “Diệu quán sát trí” nghĩa là đắc khí với đức Bảo Sanh Như lai, yên lặng chứng kiến trong tỉnh giác mà không phán xét. . .
2. Nhiên hậu tiếp nhận các thông tin ấy với “Bình đẳng tánh trí”, nghĩa là đắc khí với đức đạo sư A Di Đà Phật, để chỉ tiếp nhận các thông tin thuần khiết phi khái niệm. . .
3. Tiếp theo đắc khí với đức Bất Không Thành Tựu Như Lai để các thông tin ấy chui tọt vào cái lỗ rỗng không của “Thành sở tác trí”. . . .
4. Sau đó đắc khí với Đức A Súc Phật và để Đại Viên Cảnh Trí hiển thị thành các linh ảnh.
5. Cuối cùng thông công với đức Tỳ Lô Giá Na Phật, để tự tánh pháp thân tự biểu thị qua lời nói và hành động. . . .
Này Cỏ May!. . . Tính thiền và tính Mật luôn tác động qua lại hỗ tương đối đãi để người tu thăng hoa về phía giác ngộ. . .
- Nếu thường yên lặng chứng kiến trong tỉnh giác thân tâm thì năng lượng sẽ biểu thị chính xác.
- Nếu năng lượng sung mãn biểu thị chính xác sẽ làm cho việc chánh niệm và tỉnh giác trở nên phi nỗ lực.
Bởi vậy, chư huynh dùng phương tiện thiền ngữ, thiền cơ hoặc các tác phẩm nghệ thuật ngẫu hứng phi khái niệm đều là tạo một duyên để các trà sĩ tập khế tánh tùy duyên. . .
Và các Quán Trà chẳng những có trà ngon, mà còn có các Phật duyên như vậy. . . . Hy vọng là ông sẽ thấy vui và thích!. . . .
Mô Phật!. . . Đây chỉ là kinh nghiệm riêng của ta. . .
Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. . . . Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.
Tưởng Vậy/14/3/2007