Tư Đờn Cò đang tụng một quyển kinh dịch ra Việt ngữ từ bản phiên âm chữ Hán.
Đến phần Bát Nhã tâm kinh thì thấy cụ Tưởng Vậy tới chơi. . . .Hắn hồi hướng. . .tự qui. . .đảnh lễ Phật rồi nghĩ. . . .
. . . .
- Chào cụ Tưởng Vậy
- Chào chú Tư.
- Mời cụ dùng trà
- Cảm ơn chú.
- Cụ thấy tôi trì kinh thế nào?
- Mô Phật. . . Tôi không nói về tam mật tương ưng. . . .Nhưng ở bên ngoài nghe thì có cảm giác chú tụng bản Việt ngữ này hình như chưa quen, nên chuông mõ và diệu âm chưa hoà và chưa có thiền vị!.
- Thưa cụ đúng vậy. Hơn nữa một phần cũng vì bản dịch chỉ chú trọng nội dung không chú trọng âm điệu nên đọc thì tốt. Còn tụng thì rất trở ngại!. . . .
- Hềhề!. . . .Rồi chú cũng quen thôi!. . .
- Thưa cụ. . . .Chúng tôi là hậu học không dám lạm bàn. Nhưng quả thực tôi thấy bản dịch này có chỗ không ổn. . . .
- Chỗ nào vậy?
- Thưa cụ. . .Trong bản phiên âm chữ Hán là:
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Sắc tức thị không, không tức thị sắc. . . . .
Còn trong bản Việt ngữ này lại dịch là:
Có không khác không, không không khác có
Có tức là không, không tức là có
Vậy hai bản, bản nào là chính xác?
- Sao chú lại hỏi thế?
- Vì ý nghĩa của chúng là khác nhau!
- Đâu chú thử nói cho già nghe xem nào?
- Thưa cụ. . ."Sắc" không phải là "Có" mà là vừa có vừa không. Nó như cái hình trong gương, không thể nói có hay nói không. . .
Còn "không" không phải là "đối lập với có". Mà là vừa "không" vừa "chân không".
Bởi vậy nếu dịch như trên thì hoá ra chỉ dịch được một nửa nội dung của hai chữ "Sắc" và "Không". Thưa cụ!. . .Tôi bạo mồm nói như vậy. . . Còn ý cụ thì như thế nào?
- Mô Phật!. . . Ta cũng chỉ là bậc hậu học, sơ tu, đâu dám lạm bàn việc này!. . . . Ông nên tác bạch với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài giảng dạy rồi nói lại cho ta học với!. . . . .
Ba Gàn/1/6/2006