-     Xin phép ông tôi về

-     Xin cô cứ tự nhiên. Ở đây không có phép gì cả nên cô không cần phải xin.
-     Đó là phép lịch sự xã giao để tỏ lòng tôn kính
-         Phép ấy do đức Khổng Tử và các bậc cổ đức đặt ra. Và luật pháp nước ta không bắt buộc mọi người phải làm như vậy?
-         Thế ông đến nhà người khác chơi. Khi ra về không chào gia chủ sao?
-         Còn tuỳ.
-         Thế nào là tuỳ?
-         Thế nếu cô sống một mình trong căn nhà. Mỗi khi ra khỏi nhà cô có tự chào mình hay không?
-         Sao có chuyện lạ như thế được!
-         Thế thì việc ta chào gia chủ cũng lạ như thế!
-         So sánh như vậy là hơi khập khiễng
-         Vì sao?
-         Vì “một mình” thì phải khác với khi có người khác chứ.
-         Mô Phật!. . . Nước với nước, hư không với hư không, thì vẫn vậy!
-         Đã thế sao còn ‘Tuỳ”?
-         Nếu gia chủ là “bình” thì nước sẽ lấy hình dạng của bình!
-         Căn cứ vào đâu để biết gia chủ là “bình” hay “nước” ? Và như thế có phải là ngã kiến không?
-         Ta không dùng tâm phân biệt để xét đoán. Mà luôn là “nước”thì tự nhiên luôn là Một với nước và thích ứng với mọi loại bình.
. . . .
Người khách đứng dậy ra về. . . .
Già Năm chấp tay chào từ tốn!. . . .
-         Ông bảo tôi không chào sao giờ ông lại chào?
-         Cô cho đó là chào sao?
-         Mô Phật!. . . .Cảm ơn cụ

 

Cà Độc Dược/17/4/2006