- Tam tài là một thuyết quan trọng với tôn giáo. Tam quan là ảnh hưởng của nó ở kiến trúc Phật giáo. - Tam tài ấy gồm những yếu tố gì?- Thiên địa nhân đồng nhất trong nho giáo. . .Ba ngôi ở Thiên Chúa giáo. . . Phật Pháp Tăng ở Phật giáo. . . .Tam thân nhất thể ở Ấn Độ giáo chẳng hạn!. . v. .v . . .- Thế trên bệ thờ an vị một vị Phật ở giữa và hai vị Bồ Tát hai bên cũng là tam thân nhất thể?- Đúng vậy!- Thưa cụ tam thân chỉ là nhất thể, mọi tướng đều từ tánh mà ra, thì sao không thế tam quan bằng nhất quan, nghĩa là một cửa? - Mô Phật!. . .Một cửa thì có gì khác ba cửa hay nhiều cửa, đều là dùng pháp phương tiện. . . .- Thế thì vô môn quan!. . .không trụ vào pháp phương tiện. . . . cửa không cửa có phải là đốn ngộ?- Đúng thế! . .Vô môn quan không phải là không có cửa nào, mà là, có cửa cũng được không cửa cũng được, dù có bao nhiêu cửa đi nữa cũng là “Vô Môn”.- Tại sao lại thế?- Đấy là vì “Tánh” hay bản thể là một thực thể nhưng không hiện hữu, nó chỉ hiện hữu thông qua hiện tượng hay phương tiện. Người tu thông qua phương tiện để thể nhập tánh chứ không trụ bám vào phương tiện nên gọi là Vô môn quan!. . . .- Đã là thực thể thì không lý không hiện hữu? Lại nữa cái không hiện hữu thì làm sao thể nhập?- Như nước chỉ hiện hữu khi có bình đựng, như hư không chỉ hiện hữu khi có các giới hạn. . . .”Tánh” tuy là một thực thể nhưng phải hiện hữu thông qua các “Dụng” tức các biểu thị của nó là hiện tượng hay các pháp phương tiện. . . .Mô Phật! . .Do vậy Phật là rỗng không nhưng hiển thị thông qua Bồ Tát là các dụng. . . .Bồ Tát do vậy là “tánh” hay bản thể biểu thị qua “duyên”. . . . Vì thế cho nên không có cái gì như là Hoạt Phật!. . . .Như là Phật Sống!. . . .- Tại sao thế? Chẳng phải đã có rất nhiều sách ca tụng cái gọi là Hoạt Phật sao?- Là vì có sự nhầm lẫn giữa “Tánh nước” và tính thích ứng của nước thông qua vật đựng. . . .Nhầm lẫn giữa “Thể” và “Dụng”. . . .Này chú Ba!. . .Từ Hoạt Phật do vậy phải được dùng như là Bồ Tát chứ không thể có nghĩa tối thượng của Phật được! . . .- Thưa cụ!. . .Ứng dụng việc này vào tu tập thì thế nào?- Như bước qua cửa chúng ta vào phòng nghỉ ngơi. . .Muốn được sống trong nơi rỗng không, phải xuyên qua các hiện tượng. . . . Mô Phật!. . . Lặng yên ở giữa ồn ào!. . . .An định ở giữa bất an!. . . Ánh sáng ẩn tàng trong bóng tối!. . . .Hạnh phúc ẩn tàng trong khổ đau!. . . Vô niệm ẩn tàng trong chánh niệm!. . . .Phật ẩn tàng trong chúng sanh!. . . . Xuyên qua các hiện tượng hữu tướng thì lọt vào Phật trường của bản thể ! . . .
Này chú Ba!. . .Cái “cửa không cửa” để xuyên qua các hiện tượng gọi là “Vô môn quan”!. . .
Xuân Mai/13/4/2006