Trong kinh nghiệm thực hành, UM có nghĩa là từ rỗng không mà hiển thị thành vạn pháp. . .vô lượng vô biên pháp!. . . .
Chánh định vào diệu dụng âm thanh với năng lượng và sự tỉnh giác, sẽ làm người tập thực chứng tâm không. . . .
Nhưng đây chỉ là ngoan không, cái không chết lặng. . .không phải "chân không" mà diệu hữu của nhà Phật!. . .
Bởi vậy khi thể nhập trang thái tâm không như là hệ quả của UM, thì người tu tập thực chứng được cái tướng cực tịnh. . . .Tuy năng lượng đủ đầy nhưng cơ thể lặng im như tịch diệt. . . .
Này chú Ba!. . .Đó không phải là Samadhi. . .Đó không phải là Đại định. . . .Vì trong đại định cái biết vẫn còn và ngày càng thăng hoa phát triển đến vô lượng vô biên chẳng phút nào ngừng!. . . Trong khi trạng thái rỗng không của UM thì lại không có huệ lực!. . . .
Không phải là sai!. . . Đây là giai đoạn cần thiết mà hành giả nhất thiết phải qua. . . .Có điều không nên dừng ở đây!. . . .Không nên dừng ở "ngoan không"!. . . .
Đây là cửa ải quan trọng!. . . .Ngoan không là cửa ải quan trọng!. . . .
1. Bởi khi ấy nếu người tu tỉnh giác không chìm trong tịch lặng mà tâm thành phát đại nguyện hay thiện thệ độ sanh. . .thì quá trình thăng hoa về hướng giác ngộ sẽ tiếp tục. . . .Ông hỏi tại sao à?. . .Tại vì trong môi trường rỗng không chẳng còn các vọng niệm hay các ý nghĩ càn bậy ngăn cản, chẳng còn tâm trí để ngăn cản nguyện lực của người tu. Nên cái niệm chánh này sẽ phát triển đến cùng cực. . . .Và trong cái khuôn mẫu tâm thức của "đại nguyện" hay "thiện thệ" này, năng lượng giác ngộ (Ki) mới biểu thị thành Phật lực qua lời nói và hành động như là thiền ngữ và thiền cơ!. . . Mô Phật!. . . .Đây là nguyên lý của "Tánh" hoạt dụng qua "duyên". . . .hay là huệ lực của Bát Nhã!. . .
2. Còn nếu khi ấy. . .Khi đã lọt vào trạng thái rỗng không của UM mà mất tỉnh giác. . . .mà khởi ý nghĩ càn bậy hay vọng niệm thì thật là nguy hiểm. . . .vì sẽ lọt sang tà đạo!. . . .Ông hỏi tại sao à? . . .Tại vì trong môi trường rỗng không cũng chẳng còn các ý nghĩ tốt để ngăn chặn các ý nghĩ xấu nữa. . . ý nghĩ càn bậy này sẽ choán đầy tâm thức hành giả và qui định khuôn mẫu tâm lý khiến năng lượng (Ki) khách quan phát triển theo hướng bậy bạ!. . . .Mô Phật!. . .Đây là nguyên nhân khiến nhiều người tu thiền năng lượng, thiền động hoặc khí công bị chệch hướng nếu không có minh sư bên cạnh hướng đạo!. . . .
Mô Phật!. . .Khi thực chứng UM thì sẽ đến ngã ba đường. . . . Ta hy vọng chú Ba biết kết hợp năng lượng với đại nguyện và tỉnh giác để tà niệm không thể phát sinh và để hình thành khuôn mẫu của "thiện thệ" trong Bồ Tát đạo!. . . .
Còn Tát Bà Ha trong kinh nghiệm thực hành, có nghĩa là khiêm tốn đảnh lễ. . . .đảnh lễ bằng điển quang. . . .bằng lòng khiêm cung hoà hợp với mọi chúng sanh. . . .
Này chú ba!. . . Ngoài ý nghĩa đạo đức và cái hạnh "hoà" của người tu. . . Nó còn là bí pháp về năng lượng . . . .
Như nước luôn chảy về chỗ trũng. . . .Người tu thiền động hay thiền năng lượng bằng lòng khiêm cung. . . bằng từ bi hỷ xả. . .luôn ở chỗ thấp nhất so với chúng sanh, không có chút tự cao ngã mạn. . . .Bởi vậy mà luôn luôn sung mãn năng lượng vì năng lượng của pháp giới đang đổ dồn về!. . . .
Mô Phật!. . .Khi năng lượng chảy về "chỗ trũng nhất" là người thực chứng Tát Bà Ha, thì cái biểu thị của năng lượng là con người, muông thú và mọi chúng sanh khác kể cả ma quỉ đều qui ngưỡng về cái chỗ trũng nhất ấy. . . .đều qui ngưỡng về hành giả thực chứng tát bà ha!. . . .
Mô Phật!. . . .Khi chúng sanh đã tự qui tụ về Tát Bà Ha thì nội dung câu chú. . . .cái ở giữa UM và Tát Bà Ha là cái mà người hành Bồ Tát Đạo pháp thí cho chúng sanh!. . . .
Hềhề!. . .Chú Ba đã có lòng hỏi. . . .ta chẳng dám dấu cái dốt. . . nên kinh nghiệm thực tiễn của mình thế nào thì nói thế ấy!. . . .
Kinh nghiệm này chưa chắc đúng cho tất cả mọi người!. . . .Nhưng ta ở gần chú Ba nên biết nó rất phù hợp và có ích cho chú.
Ta nghĩ chú nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để được chư vị phát tâm giảng dạy rồi nói lại cho ta học với!. . . .
Tưởng Vậy/4/4/2006