Nay nhân lúc uống trà mời chư huynh cùng đọc cho vui với phần hậu ngụ ngôn của Tư Rượu Đế:
Hồ nước
Một ông chủ người Hindu lớn tuổi mệt mỏi vì người thợ học việc cứ tối ngày phàn nàn nên một buổi sáng nọ ông bảo anh ta đi mua một ít muối. Khi người thợ học việc quay về, người chủ bảo anh chàng kém vui vẻ này bỏ một nhúm muối vào cốc nước rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Người chủ hỏi.
- Mặn lắm ạ - anh thợ thốt lên.
Người chủ tặc lưỡi rồi sau đó bảo anh bỏ một nắm muối tương tự vào trong hồ. Cả hai lặng lẽ đi đến hồ nước gần đó. Khi người thợ học việc khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông.
- Thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ - chàng trai nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy muối không?
- Không ạ!
Lúc này, người chủ ngồi bên cạnh chàng trai, nắm tay anh nói:
- Những phiền muộn trong cuộc sống là muối nguyên chất, không hơn không kém. Số lượng những nỗi muộn phiền trong cuộc sống chúng ta cũng vậy. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay chúng ta nếm tùy thuộc vào nơi mà chúng ta đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh có thể làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc... Ðừng làm cái cốc mà hãy trở thành cái hồ.
CMU sưu tầm/30/8/2005
Hậu ngụ ngôn:
Cốc hay hồ?
. . . .
Anh thợ nhìn ông chủ mỉm cười:
- Thưa ông cách trốn chạy thực tế của ông như vậy chưa rốt ráo. Theo tôi thì ông nên cắt cái lưỡi đi thì dù là "cốc" hay "hồ" hay là cái gì đi nữa, ông lúc nào cũng chả thấy mặn! . . .
- ! . . .
- Thưa ông! Vả lại theo cái cách ông đã dạy thì nhỡ không phải muối mà là đường với vị ngọt ngào. Thì nếu ông muốn đường vẫn còn ngọt không bị nhạt, chắc ông phải là cái "cốc" chứ không thể là cái "hồ" được!. . . .
Hềhề!. . .ông muốn dạy tôi làm cái "hồ". Nhưng tiếc thay! . . đời thì đâu phải lúc nào cũng là "muối"! . . . .
Tư Rượu Đế/30/8/2005