- Thưa thầy em có đọc các bài thơ xướng hoạ ở Quán Trà Dưỡng Sinh nhưng chúng em không hiểu. Xin Thầy giải thích hộ. Bắt đầu ở câu thơ khởi mào:
- " Trăng soi tâm tỏ, ai đời vẩn vơ".
- Này các em đây là câu thơ ẩn dụ rất tự cao và ngã mạn:
Cho là mình có ánh sáng tuệ giác gọi là "trăng soi", nên tâm mình được sáng tỏ, gọi là "tâm tỏ". Và cho người khác đang sống ở đời là "vẩn vơ"!. . .
- Thưa Thầy còn bài thơ "Thảnh thơi" của tác giả Cà Độc Dược có ngụ ý gì?
- Này các em!. .
"Ném trăng trả lại cho trời
Quẳng tâm đi quách, cho đời bớt dơ!"
Có nghĩa là: Nếu tâm người tu còn được ánh sáng chiếu "soi" mới "tỏ" thì bản thân nó "chưa tự tỏ". Nó vẫn là cái biết tâm trí qua suy xét so sánh của nhị nguyên. Chưa phải là cái "Tự nhiên biết" của thiền!. . . Thế cho nên: cả trăng và tâm, cả nguồn ánh sáng và đối tượng được chiếu soi cũng không còn thì mới đạt trạng thái "thường chiếu", "viên chiếu" và "tự chiếu"!. . . .
"Mồ hôi mặn vết chai sần soi tỏ
Có vẩn vơ, thơ mới rõ tình đời!"
Có nghĩa là: Cái tự nhiên "tỏ" "tự nhiên biết" của bát nhã chỉ xuất hiện thông qua kinh nghiệm khi va chạm với thực tiễn. Nếu chỉ đọc sách rồi lúc nào cũng trăng cũng tâm chỉ là nói như vẹt thì là giả tu giả chứng!. . . .
"Vẩn vơ, thơ ngẩn ngơ mời:
- Tu thảnh thơi, làm thảnh thơi.
Đạo tức đời vơ vẩn thảnh thơi chơi!. . ."
Này các em! Đừng hiểu nhầm!. . .
"Ngẩn ngơ" là một từ chuyên biệt. Nó ám chỉ tính "Vô" không ý thức không vô thức mà siêu vượt lên trên và là đặc trưng của phi tâm trí, chứ không có nghĩa như là tiêu cực!
Cũng vậy "Thảnh thơi" cũng là một từ chuyên biệt. Nó ám chỉ tính "Phi nổ lực" cũng là đặc trưng của phi tâm trí. Và cũng không có nghĩa như là tiêu cực!
Cũng như thế từ "Chơi" cũng là một từ chuyên biệt. Nó ám chỉ về "hoạt động vô ngã", có việc làm mà không có người làm, có sự "chơi" mà không có người chơi!. . Lúc nào cũng an lạc tự tại dù làm hay không làm!. . .
Mô Phật!. . . Bởi vậy nếu các em thiếu kiến thức về Phật học tất sẽ hiểu nhầm các câu thơ này. Trong thiền gọi là "chấp ngữ"!. . . .
- Thưa thầy còn ý nghĩa của bài thơ sau đây của tác giả Quỳnh là thế nào?
Ích chi thơ thẩn, ngẩn ngơ Thẩn thơ vẫn nhọc, tình đời rõ chăng? Chi bằng làm sọt rác kia Đầy trời chan chứa bận gì đến ai!
- Này các em!. . .Hai câu đầu chứng tỏ tác giả đang chấp ngữ vào các từ ngẩn ngơ, thảnh thơi và chơi!. . .
Hai câu sau có phải tác giả thực sự muốn làm sọt rác không?
- Thưa thầy không phải vậy. Nó giống như chuyện con cáo và chùm nho đấy mà! Chùm nho ở quá cao, cáo với mãi không tới nên tiếc rẻ giả vờ bảo: nho xanh quá tớ đâu muốn hái!. . . Tác giả tự cao ngã mạn bây giờ thấy không đựơc nên giả vờ khiêm tốn "làm sọt rác". Thật ra nó chỉ là mặt bên kia của "trăng soi tâm tỏ"mà thôi!. . .
- Tội nghiệp!. . .Bản ngã đang chơi trò bình mới rượu cũ!..
- Thưa thầy thế bài thơ tiếp theo của tác giả Cà Độc Dược có ý nghĩa gì?
Làm sọt rác kia chẳng dễ
Hễ còn soi còn tỏ khó buông mình!
Trăng, tâm với sọt rác này
Trò đùa bản ngã đang bày phải chăng?
Ném trăng, quẳng mẹ cái tâm
Ném luôn sọt rác chẳng lầm nhị nguyên.
Thiền! . . .
- Này các em!. . .Đấy là những điều mà chúng ta vừa đề cập đến. Tác giả đã phát hiện cặp tương đối trong nhị nguyên luận đó là: Một bên là "Trăng, tâm" và bên kia là "Sọt rác". Và lẽ dĩ nhiên muốn phi tâm trí thì phải vượt lên trên hai cực đối đãi này!. . . .
"Ném trăng, quẳng mẹ cái tâm
Ném luôn sọt rác chẳng lầm nhị nguyên"
Mô Phật!. . . Nhưng điều đáng nói trong bài thơ này là âm độc vận: "Thiền!" ở cuối bài. Nó như là cái duy nhất một làm nảy sinh cái "tỏ" cái "tự nhiên biết". Nó chỉ tự hiển thị khi nhị nguyên sụp đổ. Khi cả "trăng, tâm" và "sọt rác" đều không còn.
Mô Phật!. . .Khi ấy cái biết có sẳn tự hiển thị!. . . .
Này các em!. . . Không nên nhầm giữa "tâm trí thiền" là các pháp tu tâm trí dùng để tiếp cận thiền và "thiền" là trạng thái rỗng không vô ngã tuỳ duyên tự hiển tướng!. . .
- Thưa thầy còn ý nghĩa bài thơ tiếp theo của tác giả Xanh9 là gì?
"Ném trăng xin ném cả thiền. Nếu còn chỗ đựng- xin phiền: ở đâu?
Trời cũng sâu Đất cũng sâu. Tâm người đâu biết nông sâu thế nào?"
- Này các em!. . .Xin đừng hiểu nhầm!
Thông thường, từ nào cũng mang một ý nghĩa, nội dung hay đặc tính nào đấy. Nhưng từ "thiền" không phải vậy! ngay cả điều này cũng không phải là đặc tính!. . . .Nó không phải có, không phải không mà là vượt lên trên hai phạm trù này vì phi tâm trí!. . . .Bởi vậy nó và "trăng"không phải là cặp tuơng đối của nhị nguyên vì "trăng" ở phạm trù "tâm trí". Bởi thế không thể lập luận "ném trăng" thì phải "ném thiền"!. . .
Cả bài thơ này chứng tỏ tác giả của nó chấp ngữ vào từ "thiền" mà chưa phân biệt được phạm trù tâm trí và phi tâm trí!. . . .
Riêng câu chót của bài thơ là một lổi nặng trong việc học Phật! Bởi người mới tu học điều quan trọng là phản quang tự kỷ chứ không phan duyên vọng ngoại.
Này các em!. . .đây cũng là ý nghĩa bài thơ hồi âm của tác giả Cà Độc Dược:
- Không có người ném
Không có đối tượng bị ném
Chính là: "Thiền"! . . .
Tưởng có người ném
Tưởng có đối tượng bị ném
Là tâm trí:"Phiền"!. . . .
Tâm người nông sâu biết làm gì?
Tâm mình tịnh hay trụ ngã mới là cái cần biết!. . .
NGƯỜI QUÉT NHÀ/27/7/2005