Đầu năm 2009 thầy bắt đầu giảng dạy một số bài Khí Công Nâng Cao ở Hà Nội và các Tỉnh trên toàn quốc.
Các bài tập này đem lại hiệu quả cao về tăng cường sức khỏe, tự điều trị bệnh không dùng thuốc, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Đối với người tu tập nó giúp nhận được thường tịch quang gia trì, khai mở huệ lực và có thiền vị trong cuộc sống.
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bà con học viên. Chúng tôi cho đăng tải lại các giáo án này sau khi chỉnh lý, nâng cấp và bổ sung những khiếm khuyết. Chư huynh có thể tải về để tập hoặc dùng làm giáo án cho lớp học do mình phụ trách.

Hy vọng chư huynh và các bạn sẽ thích bộ giáo án này.
Chúng tôi xin lắng nghe và ghi nhận các ý kiến đóng góp để lần tu chỉnh sau hiệu quả hơn nữa. Chân thành cảm ơn chư huynh và các bạn trước.

* * * * * * * * *

I/ Thị phạm Xoa Bóp Day Bấm Huyệt sau lưng:

Trong kỹ thuật Dưỡng Sinh, Xoa Bóp Day Bấm Huyệt là một bộ phận quan trọng vì động tác ít mà hiệu quả lại cao.

Các bạn đã thực hành bài Xoa Bóp Day Bấm Huyệt số 1, tác động toàn thân phía trước. Các bạn cũng đã thực hành Bài Xoa Bóp Day Bấm Huyệt số 2 tác động đầu mặt gáy và cổ. Hôm nay các bạn học thêm bài Xoa Bóp Day Bấm Huyệt phía sau lưng tác động toàn thân. Lẽ dỉ nhiên mỗi bài sẽ có diệu dụng riêng. Nhưng nhìn chung các bài Xoa Bóp Day bấm Huyệt này đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, ổn định một số rối loạn chức năng, nếu phối hợp với kỹ thuật điều khí của KCDS nó có thể tự điều trị một số bệnh cơ năng mãn tính. Nhưng bài Day Bấm Huyệt phía sau lưng thì các bạn không thể tự làm mà phải cùng người khác thay phiên làm cho nhau vì không ai có thể tự làm phía sau được.

Khi thực hiện kỹ thuật Xoa Bóp Day Bấm Huyệt. Bạn nhớ nên Xoa Bóp trước phần cơ thể sắp Day Bấm Huyệt. Khi bấm huyệt thì dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc với bề mặt da. Bấm khi nào huyệt đạo ấy hơi đau một tí là vừa. Giữ ngón cái ở độ sâu ấy và day 21 lần trở lên mới có hiệu lực. Trước khi bấm huyệt nào bạn đắc khí, nếu đầu ngón tay cái của bạn giao hòa năng lượng với bệnh nhân và xoay thuận chiều kim đồng hồ thì bạn day bổ, còn ngược lại thì day tả. Còn nếu bạn chưa đạt trình độ ấy, bấm bằng thể dục thì day theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ để thuận theo chiều đi của năng lượng vũ trụ. Sau khi thành thục các bài Xoa Bóp Day Bấm Huyệt tổng quát này. Lớp học KCDS của chúng ta sẽ chia thành nhiều tổ theo bệnh lý. Và các tổ học viên sẽ học phương huyệt khác nhau phù hợp với bệnh của mình.




* * * * * * * * *

II / Thị phạm Lượng Công Cân Bằng Nước

a/ Lượng công tỉnh giác:

Thư giãn toàn thân. Nhận biết tỉnh giác. Giữ tâm Tịnh và An Lạc.

Đặt một ly nước trên đỉnh đầu và cột dây cao su: hai 2 cổ tay với nhau, 2 cổ chân với nhau.

Ở tư thế đứng, chấp tay thụ Khí và tập Dịch Cân Kinh

Nếu mất Định, mất tỉnh giác, lạc vào vô thức, hôn trầm hay rối loạn động tác, ly nước trên đỉnh đầu sẽ rơi xuống đất.

Trước khi tập, bạt tay chân ra để dây cao su ở hai tay và 2 chân thật căng. Sau đó giữ ở độ căng này và bắt đầu thụ khí tập Dịch Cân Kinh. Khi tập thì lỏng cơ, không dùng lực cơ bắp mà vẫn chuyển động mềm dẽo điều hòa toàn bộ các khớp xương trong cơ thể. Năng lượng tự thích ứng với lực kéo của dây cao su mà vẫn thi triển Đạt Ma Dịch Cân Kinh như thường.

Hơi thở phải luôn nhỏ nhẹ chậm dài sâu và điều hòa.

  • Thở ra: Quán tưởng những điều phiền muộn đau khổ, bức xúc trong cuộc sống theo hơi thở thải sạch ra ngoài. Bắt đầu thở thì bắt đầu chuyển động Hơi thở vừa xong thì động tác cũng vừa xong.
  • Hít vào:  Quán tưởng niềm vui sự yên lặng theo hơi thở vào người tràn ngập cả tâm hồn ta, khiến nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Bắt đầu thở thì bắt đầu chuyển động Hơi thở vừa xong thì động tác cũng vừa xong.

Nét mặt luôn Tịnh, nụ cười yên lặng luôn nở trên môi. Quán tưởng niềm vui ấy lan tỏa ra toàn thân tâm và tỏa ra ngoài theo từng động tác hành công.

Nếu là Phật tử, thì có thể kết hợp hồng danh A Di Đà với động tác không trọng lượng và hơi thở an lạc.

b/ Khí Công Song luyện:

Bài tập Lượng Công Cân Bằng Nước trên có thể nâng cao hơn bằng cách cột cổ tay và cổ chân mình với cổ tay và cổ chân của một nguời khác bằng dây cao su với sức kéo vừa phải.

Cả 2 người đứng đối diện với nhau và đều đặt ly nước trên đỉnh đầu. Sau đấy cả 2 điều chỉnh khoảng cách thế nào để 2 dây cao su đều căng lên. Rồi thụ khí tập Dịch Cân Kinh.

Vừa nhận biết tỉnh giác để giữ cân bằng nước, vừa thích ứng với lực kéo của người kia mà mình vẫn tập Dịch Cân Kinh như thường.

Tuyệt đối không dùng lực cơ bắp, không ra gân, không cố gắng, không rối loạn nhịp thở, không loạn động. Luôn liên tục điều hòa mềm dẽo, không trọng lượng và luôn có thiền vị.

Tập ở 3 phương vị: cao, trung và sát đất.

Khi tập luôn yên lặng tỉnh giác nhận biết toàn thân tâm mình, giữ cho tâm mình luôn tịnh an lạc, không nghĩ lan man, không kích động tâm lý. Cảm nhận lực kéo của người kia để tùy thuận, hay thích ứng một cách ung dung nhàn hạ. Cả 2 người như một cặp múa đôi, khéo léo, linh hoạt và đầy nghệ thuật. Nhận biết tỉnh giác nếu thấy dây cao su ở tay hay ở chân không căng, thì lập tức điều chỉnh cự ly để 2 dây cao su luôn căng thì nội lực mới tăng tiến được.

Nếu là Phật tử, thì có thể kết hợp hồng danh A Di Đà với động tác không trọng lượng và hơi thở an lạc.

c/ Uống Thiên Hương khí:

Sau khi ngừng tập thì ngồi xuống, lấy ly nước trên đỉnh đầu xuống uống Thiên Hương Khí đúng phương pháp. Nếu uống đúng sẽ thấy ly nước có vị ngọt và có mùi thơm.

Nếu là Phật tử thì trụ chắc tâm vào danh hiệu Bồ Tát Quán thế Âm khi dùng pháp môn này.

 

Nội dung phim:

  • Thị phạm Lượng Công Cân bằng Nước:



  • Lớp KCDS Nâng Cao Tuy Hòa tập Lượng Công Cân Bằng Nước:




* * * * * * * * *

III / Luyện công qua 7 Luân Xa:

A/Lời nói đầu:

Đây là bài tập Nâng Cao rất đặc biệt vì nó kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Kỹ thuật Luyện Khí của khí công, Tam Mật Tương Ưng của Mật Giáo và kỹ thuật khai mở luân xa của Thiền Năng Lượng.

Mục đích rèn luyện Thân và Tâm. Nó là phương tiện giúp hành giả nâng cao thể lực, chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, ổn định các rối loạn chức năng và tự điều trị một số bệnh cơ năng mãn tính. Nó còn giúp hành giả quân bình tâm lý, giải tỏa stress, đạt trạng thái Tâm tịnh an lạc và luôn tràn đầy nhận biết. Nó giúp người luyện công giao hòa Nội Khí và Khí bản Nhiên, luôn thuận tự nhiên để tự thích ứng với mọi tình huống đang xảy ra với mình mà không mất Tịnh mất An Lạc. Đối với người tu học, nó giúp nhận được Phật lực gia trì, khai mở huệ lực và có thiền vị trong cuộc sống.

Ngoài ra do có phần Tam Mật Tương Ưng nên diệu dụng rốt ráo của nó là bất tư nghì không thể nói ra đây được.

Có món ăn bổ dưỡng, nhưng ngon hay không bạn ăn rồi thì tự biết. Người khác không thể tả nó ngon thế nào được! Còn nếu nó không hợp với truyền thống khẩu vị của bạn thì thôi vậy. Vì cuộc đời này có rất nhiều món ngon. Bạn hãy tha hồ mà lựa chọn.

. . . . .

B/ Điều kiện để tập có hiệu lực:

Muốn tập bài tập này bạn phải thành thục liệu trình A/KCDS. Rồi phải học thành thục Thiền Đại Thủ Ấn (Mahamudra).

Ngày nào thực hành bài tập này bạn phải trường trai ly dục và giữ các giới nhà Phật. Nếu không được vậy thì khi tập cơ thể sẽ phát nhiệt, khiến mất tịnh mất an lạc và dễ rối loạn khí.

Nơi tập thích hợp là ngoài thiên nhiên, trong rừng vắng, trên bờ biển, rừng thông, động đá bên cạnh suối, nơi có chim hót, gió thổi, không khí trong lành, yên lặng, xa làng mạc phố xá ồn ào, không có người qua lại hoặc tò mò dòm ngó.

C/ Cách tập:

 1.   Thu thanh khí thải trọc khí qua luân xa 7:

  • Trang nghiêm cơ thể thanh tịnh tâm, nhận biết tỉnh giác.
  • Hít vào quán tưởng thanh khí từ không trung qua luân xa 7 chạy xuống bụng qua các đại huyệt: Ấn Đường, Nhân Trung, Thừa Tương, Thiên Đột, Đản Trung, Thần Khuyết và đến Khí Hải(luân xa 2). Niệm UM, bụng phình ra từ từ theo hơi thở vào cho đến tối đa nên gọi là "hàm hung". Năng lượng tỏa ra toàn thân.
  • Thở ra quán tưởng trọc khí từ toàn thân tập trung về Khí Hải. Xuyên ra sau lưng đến huyệt Mệnh Môn nên gọi là "bạt bối", rồi từ đó theo cột sống chạy lên đỉnh đầu qua các đại huyệt: Linh Đài Thần Đạo, Đại Chùy, Phong Phủ, đến Bách Hội (luân xa 7) thì thoát ra ngoài. Niệm thầm Lam. Bụng từ từ ép lại thải sạch hơi theo nhịp thở ra.
  • Đặt ý tại bụng dưới. Bụng phình ra thì biết đang phình ra. Bụng xẹp xuống thì biết đang xẹp xuống. Khi đang hành công như vậy thì luôn trụ tâm vào việc thu Thanh Khí thải Trọc Khí qua luân xa 7. Nhưng phải luôn nhận biết tỉnh giác. Nếu phát hiện tâm mình đang nghĩ việc khác hoặc khởi tham sân si thì lập tức biết tâm mình đang có vấn đề ấy. Nhận biết tâm như vậy lát sau tâm sẽ trở về bình thường. Khi không thấy Tâm có biểu hiện gì bất thường thì lại trụ tâm vào việc Thu Thanh Khí thải Trọc Khí qua luân xa 7. Hành công như vậy lâu ngày sẽ trở thành phản xạ thở bụng, hợp nhất nội khí và khí bản nhiên mà không cần phải dụng công hay cố gắng.

Hành công như vậy khoảng 10 đến 15 phút thì chấp hai tay trước ngực tiếp tục hành công cho đến khi hai tay đang chấp tự nhiên đưa lên đảnh lễ tại đỉnh đầu thì kết thúc giai đoạn thu thanh khí thải trọc khí qua Luân Xa 7. Bước qua giai đoạn hành công tại vị trí 7 luân xa theo thứ tự từ đỉnh đầu tại huyệt Bách Hội (Luân xa7), xuống đốt xương sống cùng là huyệt Trường Cường (Luân xa 1). Năng lượng từ trên đi xuống nên gọi là Bakti.

2.   Luyện công khai mở hệ thống Luân Xa theo kỹ thuật Bakti:

  • Hành công tại luân xa 7:

Đặt ý tại huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu. Quán tưởng năng lượng vũ trụ từ không trung phóng vào đỉnh đầu và tràn ra khắp cơ thể. Hơi thở bụng, nhỏ, nhẹ, chậm, dài và sâu. Toàn thân thư giãn, Tâm tịnh và an lạc. Trong trạng thái tràn đầy nhận biết, hành giả luyện công qua Tam Mật Tương Ưng tự hiển thị đồng thời và chấm dứt khi Đại Thủ Ấn tự vẽ Mantra vào luân xa 7 và hóa thân tự chấp tay đảnh lễ Như Lai.

  • Hành công tại luân xa 6:

Sau đó đặt ý tại huyệt Ấn Đường (luân xa 6). Quán tưởng năng lượng qua luân 7 dẫn đến luân xa 6. Cũng như trên trong lúc hành công, hơi thở bụng, nhỏ, nhẹ, chậm, dài và sâu. Toàn thân thư giãn, Tâm tịnh và an lạc. Trong trạng thái tràn đầy nhận biết, hành giả luyện công qua Tam Mật Tương Ưng tự hiển thị đồng thời và chấm dứt khi Đại Thủ Ấn tự vẽ Mantra vào luân xa 6 và hóa thân tự chấp tay đảnh lễ Như Lai.

  • Hành công tại các luân xa kế tiếp cũng y như vậy:

Luân xa 5 tại huyệt Thiên Đột, luân xa 4 tại đại huyệt Đản Trung, luân xa 3 tại đại huyệt Thần Khuyết, luân xa 2 tại đại huyệt Khí Hải và luân xa 1 tại đại huyệt Hội Âm (nằm gữa bộ phận sinh dục và hậu môn).

Tại các luân xa này hành giả luyện công khai mở cũng bằng kỹ thuật như trên. Riêng tại luân xa 1, hành giả luyện công bằng cách đặt ý tại đây, tam mật tương ưng và cuối cùng Đại Thủ Ấn tự vẽ Mantra vào thắt lưng và hóa thân cũng tự chấp tay đảnh lễ tại đây.

3.   Thiết lập Mandala với hệ thống Luân Xa đã được khai mở:

Sau lúc ấy hành giả luôn trụ chắc tâm vào luân xa 1 (huyệt Hội Âm). Năng lượng giác ngộ qua hệ thống luân xa đã khai mở, sẽ hợp nhất với nội khí để thành thể Bodhisattva với Bodhi là năng lượng và Sattva là thể xác vật lý. Kể từ lúc này hành giả sẽ luyện công tu học với thể tổng hợp Bodhisattva này (hóa thân) chứ không dùng thể vật lý.

Hóa thân hành giả sẽ tự hiển thị tam mật tương ưng thiết lập Mandala để hành giả luyện công với các Mudra và Dalani chuyên biệt một cách an toàn và có hiệu lực.

4.   Luyện công với các Mudra và Dalani chuyên biệt:

Sau đấy hành giả có thể tự điều trị thân và tâm bệnh của mình hay nhận Phật lực gia trì khai mở huệ lực để tu học, bằng cách hành công qua thể Bodhisattva với Mudra và Dalani do minh sư tại thế của mình chỉ dạy theo kinh điển và kỹ thuật vẽ Mantra (linh phù) do vô vi tự hoạt dụng.

Trong phim minh họa dưới đây là thí dụ hành công với:

  • Mudra: Chuẩn Đề, Dalani: Cửu Tự, Mantra: Vô vi hoạt dụng
  • Mudra: Văn Thù, Dalani: Úm Xỉ lâm , Mantra: Vô vi hoạt dụng
  • Mudra: Hư Không Tạng, Dalani: Hrih, Mantra: Vô vi hoạt dụng
5.   Kết thúc buổi hành công:

Niệm Hum để kết thúc. Đảnh lễ cảm tạ công đức. Hồi hướng. Tam tự qui. Tam mật tương ưng để phụng tống.

. . . . . .

  • Phần 1: Tịnh hóa Thân Tâm, đảnh lễ hư không



  • Phần 2: Luyện công tại 7 luân xa




  • Phần 3: Luyện công với các Mudra và Dalani chuyên biệt



* * * * * * ** * * *