(Khí Công Dưỡng Sinh - Liệu Trinh B) Người tập sau khi đắc khí, cầm Quạt ở tay, đặt một ly nước trên đỉnh đầu tại luân xa 7 (Đại Huyệt Bách Hội). Niệm mã khóa: “Tôi xin tập Quạt”. Do tính thích ứng của Hóa Thân. Năng lượng giác ngộ sẽ làm tự xuất hiện các động tác Múa Quạt.
A/Đây là một bài tập Thiền Năng Lượng đòi hỏi độ tỉnh giác, độ đồng cảm và tính thích ứng tình huống rất cao:- Bởi nếu mất tỉnh giác, lạc vào vô thức bản năng hay không bén nhạy linh hoạt thích ứng với mọi tình huống đang xảy ra thì ly nước trên đỉnh đầu sẽ rớt xuống đất.- Bởi nếu thất tình lục dục khởi lên trong tâm thức mà người tu không kịp thời Quán Tâm, không Tri Vọng để Vọng Tan, mà lại phan duyên theo các khởi niệm này. Thì động tác của Múa Quạt sẽ rối loạn, mất điều hòa, mất trang nghiêm, mất thanh tịnh và bị lạc vào trạng thái Tham Dục. Khi ấy ly nước trên đỉnh đầu sẽ bị rớt xuống đất.- Bởi nếu tâm thức chưa thăng hoa chuyển hóa để đạt trạng thái thường Tịnh và An Lạc, thì các chiêu thức và tư thế khi Múa Quạt sẽ chỉ là các biểu thị của giải tỏa stress.- Bởi nếu còn luẩn quẩn trong Tâm Trí Nhị Nguyên thì động tác Múa Quạt sẽ không Khinh An, không có tính An Lạc, không ung dung nhàn hạ, không lan tỏa được niềm vui và sự phúc lạc ra bên ngoài.Như một hòn than đặt ở đâu thì hơi ấm tự tỏa ra chung quanh, như một đóa hoa đặt ở đâu thì hương thơm bay ra chung quanh. Người Múa Quạt sẽ làm năng lượng của An Lạc, của trí tuệ, của yên lặng, của đồng cảm và của hạnh phúc không nguyên nhân trào dâng lan tỏa ra mọi người chung quanh khiến họ cũng thấy an lạc và hạnh phúc theo.- Bởi nếu chưa hợp nhất với Chân Nhân của mình (con người Thật). Còn tưởng Thân Tâm này là mình.Thì các động tác và chiêu thức của Múa Quạt còn thô, còn nặng, còn trọc, còn cóc ái mùi của Tâm Trí Nhị Nguyên, chưa thành Múa Thiêng, chưa vươn lên cái đẹp tâm linh vô ngã vô tướng bất tư nghì.- Bởi nếu còn thấy có Quạt có Mình, có ta có mọi người, có mình đang múa quạt và có pháp giới phân biệt, thế thì nốt nhạc của Cái Tôi chưa hợp nhất với bản đại hòa tấu vĩ đại của tam thiên đại thiên thế giới. Thế thì giọt nước chưa rớt vào lòng đại dương, thế thì còn có sự dụng công, thế thì còn có sự cố gắng, thế thì chưa biến thành phương tiện của trời đất được.B/Như là một yếu chỉ của người tu pháp môn Thiền Năng Lượng (Khí Công Dưỡng Sinh) áp dụng trong sinh hoạt thường nhật với bao việc đời việc đạo. Trong pháp môn này:· Người Múa Quạt phải đắc khí, nghĩa là phải hợp nhất với năng lượng giác ngộ. Phải dùng thể Hóa Thân chứ không dùng thể Vật Lý. Bởi vậy áp dụng vào cuộc sống thường nhật người tu pháp môn Thiền Năng Lượng lúc nào cũng cũng phải luôn chánh niệm và tỉnh giác, luôn Tịnh và An Lạc để thường trụ Khí. Khi ấy thì Tự Tánh sẽ tự Khởi Dụng qua thể xác.· Phải nương theo năng lượng để các động tác Múa Quạt tự hiển thị liên miên bất tận, điều hòa, trang nghiêm, thanh tịnh, an lạc. Tuy ngẩu hứng tức khắc tức thì nhưng đầy nghệ thuật. Nghĩa là thể xác sau khi hợp nhất với năng lượng (Bodhisattva) không phải chỉ là hoang tưởng với các ý nghĩ mà nhất thiết phải có khả năng thực hiện các công việc cụ thể một cách hiệu quả và nghệ thuật nhất.Áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Người tu pháp môn Thiền Năng Lượng không lạc vào vô thức bản năng, mà hợp nhất với điển quang, nương theo lực Đại Bi và Bát Nhã để có thể thực hiện mọi công việc cụ thể về Đạo về Đời một cách hiệu quả và nghệ thuật hơn khả năng bình thường của mình. Và như vậy là đang liên tục tiến mãi về phía Giác Ngộ không ngừng nghĩ.· Ly nước trên đỉnh đầu không rớt xuống đất như một bằng chứng về sự nhận biết tỉnh giác, về tính thích ứng tình huống, khi người ấy hợp nhất với năng lượng giác ngộ để thực hiện các công việc cụ thể có hiệu quả và đầy nghệ thuật. Mô Phật nghĩa là Tự Tánh Khởi Dụng hay là Hoạt Dụng mà không xa rời Phật Tánh.Áp dụng trong cuộc sống. Người tu pháp môn Thiền Năng Lượng nhờ phương tiện thiện xảo của Như Lai, chẳng những tự thân mà còn có thể giúp đở mọi người nương Phật lực gia trì, trị lành Thân và Tâm bệnh, thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ, thế mà vẫn không rời giới luật của Như Lai một giây một phút nào, gọi là giới tự giữ. Tuy hoạt dụng mà không xa rời cái gốc Tịnh an lạc và trí tuệ của Thiền. Nên chư Tổ gọi là nương Hoạt Phật, cùng ăn cùng ở cùng làm với Hoạt Phật. Thông qua việc sống chung hợp nhất với Hoạt Phật mà thể nhập Hửu Dư Y Niết Bàn.C/Như nước vào bầu thì tròn, vào ống thì dài. Năng lượng giác ngộ thông qua trạng thái tâm thức của người tu mà hiển thị thành các động tác và chiêu thức. Do vậy, có thể xem đây như là một kỹ thuật giải tỏastress của Thiền năng Lượng. Các vị huynh Giám Thiền có thể căn cứ vào các biểu thị giải tỏa này để giúp người tập áp dụng pháp đối trị phù hợp nhằm tái lập trạng thái tịnh an lạc và tỉnh giác của thiền.Cũng vậy trong cuộc sống, người tu pháp môn Thiền Năng Lượng chẳng những thường trụ khí trong mọi công vệc của đời của đạo mà còn phải luôn tỉnh giác an lạc trang nhiêm thanh tịnh trong mọi lời nói và hành động cũng như ý nghĩ của mình. Cho nên bài tập Múa Quạt Cân Bằng Nước là phương tiện thiện xảo để người tu trui rèn khả năng Tự Tánh Khởi Dụng của mình. Luôn hoạt dụng thích ứng mọi tình huống mà không phút giây nào xa rời cái gốc thanh tịnh an lạc và tỉnh giác.D/ Đối với các vị huynh đời đạo song tu, hợp nhất Đại Bi và Bát Nhã trong từng hành động và lời nói của mình. Thì pháp môn này như là phương tiện thiện xảo, như là một kiểu Múa Thiêng để hợp nhất với chư vị thiêng liêng, làm bạn với Thần Thánh, Ma Quỉ và chư Thiên, đồng cảm với mọi người và muôn loài.E/Về phương pháp thực hành:1. Người chưa đắckhí hoặc mới đắc khí chưa thuần thục liệu trình A/KCDS không thể thực hiện bàitập này.2. Người mới vừa qua Liệu trình A/KCDS, còn trụ vào Tâm Phán Xét, chưa thường trụ khí, thì khi tập phải có Giám Thiền.3. Người đã học ĐạiThủ Ấn(Mahamudra) thì dùng Tam Mật Tương Ưng để thực hiện pháp môn này.4. Hoặc đơn giản nhất là kết hợp điển quang, hồng danh A Di Đà với kỹ thuật Múa Quạt Cân Bằng Nước. Sau đó thì dùng ly nước để uống Thiên Hương Khí cuối buổi tập để trị bệnh ở Thân và Tâm thực chứng an lạc thiền, sống vui, sống khỏe, sống có ích.Mô Phật, có thể tập pháp môn Cân Bằng Nước với kỹthuật Quán Đảnh, với Đại Thủ Ấn ở hai tay hoặc thay đổi Pháp Khí ở tay, nhưdùng Hai Quạt, Côn, Tạ nặng, Tạ Đôi, Kiếm, lụa. . .v.v. . .Khi áp dụng trong cuộc sống, thì Giới luật và chánh niệm tỉnh giác như là ly nước trên đỉnh đầu và sự thích ứng với mọi tình huốnghay công việc như là Múa Quạt vậy !Hềhề. . . Này Cỏ May, người xưa đã bảo: “Nghề Chơi cũng lắm công phu”. Nhưng Múa Quạt Cân Bằng Nước là một Nghề Chơi rất thú vị mà chẳng lắm công phu vì Thần Thánh làm chứ ta có làm đâu . . . hềhề. ..! ta chỉ hưởng cái khoái, cái tịnh, cái an lạc. . .chứ ngu gì làm. . .Hềhề. . . .đừng múa, mà Quạt cứ tự Múa thế mới là Múa Quạt.Hềhề. . . .đừng làm, mà cái làm cứ tự nó làm thế mới là Biết Làm.Hềhề. . . .tất cả chỉ là để chơi thôi mà! Đừng quantrọng hóa nó. . . Có cái mẹ gì đâu, tự nhiên như ăn cơm uống nước vậy thôi! Ai thích cùng chơi thì xin mời cứ tự nhiên, ai không thích thì thôi, hơi đâu bận tâm cho mệt. . .Đừng có ý nghĩ độ người khác làm gì. . .để Trời Phật độ, để Trời Phật làm. . .chứ mình làm thì sẽ có mùi của cái Tôi chen vào thối lắm !Hềhề. . . Này Cỏ May.Nếu không có Quạt mà muốn chơi cùng Thần Thánh Ma Quỉ thì cứ xòe hai bàn tay ra, chẳng giống hai cái Quạt đang mở ra là gì. Nếu nắm chặt hai bàn tay lại rồi thò một ngón cải xuyên qua khe ngón trỏ và các ngón khác đang nắm để hướng lên trời chẳng phải giống hai cái Quạt đang khép lại sao.Khi ngươi dùng cái Quạt thế gian để quạt thì giải cơn nóng bức cho người thế gian nên ai cũng thích, cũng vui sướng khi được ở gần ngươi. Cũng vậy khi ngươi dùng hai cái Quạt Thiêng này để quạt thì cơn gió Điển Quang sẽ làm Thần Thánh Ma Quỉ hưởng được phúc lạc của Như Lai nên họ sẽ thường đến chơi với ngươi.Hềhề. . .Này Cỏ May.Ngươi đã múa thì phải hát mới đúng điệu, mới khoái. . .cho nên khi ngươi dùng hai cái Quạt Thiêng với hai bàn tay xòe ra hay nắm chặt lại, thì chính là hóa thân ngươi đang múa hai cái Quạt Vô Vi. . .nên hóa thân ngươi sẽ tự nhiên cất tiếng ca. . .bài ca thiêng liêng của cõi Tịnh Độ. . . .hềhề. . . .lời bài ca ấy chỉ có một câu thôi mà. . .UmAmikewa Hrih. . . . . .Um Amikewa Hrih. . . . . .Um Amikewa Hrih. . . . . .UmAmikewa Hrih. . . . . . . .Hềhề. . .đó là bài ca của Diệu Âm. . .đó là hai khế ấn Như Lai và Kim Cang.Mô Phật, Này Cỏ May.Đó chính là hai cái Quạt Thiêng, một cái tên Như một cái tên Lai, khi hóa thân ngươi múa hai cái Quạt Thiêng này và hát bài ca DiệuÂm này, thì Thần Thánh Mai Quỉ sẽ lập tức nương Thường Tịch Quang đến để cùng chơi đùa. . .cùng uống trà. . .cùng làm thơ. . . .cùng ca hát. . . giúp ngươi cùng trị bệnh cho mọi người. . .cùng với ngươi mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người mọi nhà. . . .cùng với ngươi rong chơi khắp cõi ta bà này, thế chẳng phải thích lắm sao. . . .hềhề. . .Ba Gàn/ Ghi lại theo lời Già Năm/16/3/2009