Home
»
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
»
Luyện khí
»
Điều Khí trị bệnh cho Hóa Thân
Điều Khí trị bệnh cho Hóa Thân
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
Get this RSS feed
Trang chính
Blogs
Forums
Tags
About
Giới thiệu Tác phẩm
Các bài viết lớn của nhiều tác giả về con đường đi tìm chân lý.
Options
Share this
Tags
72 động tác Yoga
Bài tập Khí Công theo tháng
Bài tập Khí Công theo tháng
Băng phát công LTA
Cân bằng nước
chữ KINH
chuyển pháp luân
Đại Thủ Ấn
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Dưỡng sinh
Hổ Quyền
Hoạt động
Hướng dẫn tập Khí Công Dưỡng Sinh / Liệu trình A
Khí công
Lão ngưu
Múa quạt
Nhất Nguyên Quyền
Nhu quyền
Tóm tắt liệu trình A/KCDS
Thiền Năng Lượng
Thư gửi chư huynh
Thực hành đề kinh
Thực hành đề kinh Pháp Hoa
Trị bệnh
Về miền đất Phật
Luyện khí
RSS for posts
Điều Khí trị bệnh cho Hóa Thân
Admin
9/3/2009 16:20
Comments
1
Bí Thư Thị Trấn Nhồi tặng quà lưu niệm cho Thầy/Bế mạc lớp KCDS Nhồi Thanh Hóa/5/3/2009
A/Điều khí trị bệnh cho Sanh Thân:
Này Cỏ May
1. Khi nhận điển quang trị bệnh thì quan trọng là Tâm ông có luôn Tịnh và An Lạc hay không chứ không phải các chuyển biến của bệnh tật lành hay không lành, cho dù lành bệnh và khỏe mạnh là phương tiện thiện xảo của Như Lai.
2. Khi nhận điển quang trị bệnh thì điều quan trọng là nương theo cái duyên ấy phát triển Tâm Từ Bi đối với Thân Tâm mình và với Nghiệp Lực:
• Phát triển Tâm Từ Bi đối với Thân Tâm mình là kính trọng cơ thể và trí óc mình đã phục vụ mình tận tình. Nay người đày tớ trung thành này đau yếu bệnh khổ thì mình phải lo rèn luyện để tái lập an vui hạnh phúc cho nó.
• Phát triển Tâm Từ Bi đối với Nghiệp Lực là kẻ đang đòi nợ mình. Thì mình trả nợ vui vẻ, không than trời trách đất, không đổ lỗi cho Ma Quỉ Thần Thánh, không đổ lỗi cho một ai khác, hay cho bất kỳ nguyên nhân gì.
3. Khi nhận điển quang trị bệnh, điều quan trọng là luôn Nhận Biết Tỉnh Giác toàn bộ quá trình trị bệnh của Thân Tâm mình. Chứng kiến, điều chỉnh để toàn bộ quá trình trị bệnh luôn Tịnh và An lạc, chứ không phải các chuyển biến của bệnh tật lành hay không lành, cho dù lành bệnh và khỏe mạnh là phương tiện thiện xảo của Như Lai.
Quá trình điều khí trị bệnh chỉ là phương tiện để rèn luyện khả năng Nhận Biết Tỉnh Giác. Lành bệnh chỉ là hệ quả chứ không phải mục đích. Mục đích là giải thoát.
4. Khi nhận điển quang trị bệnh, điều quan trọng là Giới, Định, Huệ thể hiện trong mọi biểu thị. Và Giới, Định, Huệ cũng là các nấc thang của quá trình hành công. Nghĩa là:
• Giới, Định, Huệ thể hiện trong mọi biểu thị:
Cơ thể dù là đang chuyển động hay không thì đều phải luôn Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Thuận Tự Nhiên, Phi Nỗ Lực. Cái đó gọi là GIỚI.
Tâm luôn trụ chắc vào đề mục hành công hay danh hiệu Phật. Cái đó gọi là ĐỊNH.
Nhận Biết Tỉnh Giác ban đầu là do ý thức chủ quan, về sau biến thành Tự Nhiên. Cái ấy gọi là HUỆ.
• Giới, Định, Huệ cũng là các nấc thang của quá trình hành công tu học:
Qua quá trình hành công nếu đã lành Thân bệnh. Thì khi thụ khí hành công, động tác luôn tự Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, điều hòa, không trọng lượng. Mà không cần phải dùng ý thức chủ quan để kiềm giữ. Cái đó gọi là GIỚI.
Qua quá trình hành công nếu đã lành Tâm bệnh. Thì khi giao tiếp trong cuộc sống thường nhật, lời nói luôn tự ái ngữ chánh ngữ, động tác luôn khiêm cung từ ái, tứ oai nghi luôn tự hiển thị mà không cần phải dùng ý thức chủ quan để kiềm giữ. Cái đó gọi là ĐỊNH.
Nếu đã lành Thân và Tâm bệnh rồi. Qua quá trình đi vào đời hành Phật sự giúp người. Cái Tịnh và An lạc của hành giả tự nhiên tỏa ra chung quanh khiến mọi người ở gần tự nhiên lành bệnh mà không cần phải phát công chữa trị như trước. Như hòn than lớn đặt ở đâu thì hơi ấm tự tỏa ra chung quanh, không cần dụng công gì. Như cái hoa thơm đặt ở đâu thì hương thơm tự lan tỏa ra chung quanh, không cần dụng công gì. Đến giai đoạn này, hành giả không cần làm gì, không cần dùng biện pháp tâm lý gì, chỉ ở đấy, thế mà mọi người đến gần đều được vui lây quên hết mọi phiền não bức xúc trong cuộc sống. Hành giả khi ấy luôn thường trụ KHÍ, luôn có Niềm Vui Không Nguyên Nhân, luôn có Cái Biết Tự Nhiên Không Nguyên Nhân. Cái đó gọi là HUỆ.
B/ Điều khí Trị bệnh cho Hóa Thân:
1. Khi nhập thế hành Bồ Tát Đạo. Thì Thân mình không phải là cái cơ thể này mà là hóa thân. Nghĩa là mọi mối quan hệ tương tác của mình ở thế gian, tầm ảnh hưởng của đạo hạnh và pháp môn thiện xảo mà mình đang họat dụng. Những cái ấy gọp lại gọi là Hóa Thân. Trên cái hóa thân vô hình vô tướng và luôn biến dịch ấy. Nếu việc hành thiện độ sanh thông suốt không trở ngại ách tắc gì, thì gọi là Hóa Thân Vô Bệnh. Còn nếu ách tắc trở ngại, thì nơi ách tắc, nơi nguyên nhân trở ngại, chính là “Ổ bệnh” mà người hành Bồ Tát Đạo phải tỉnh giác phát hiện ngay để kịp thời điều khí trị bệnh.
2. Này Cỏ May, khi điều trị bệnh của Sanh Thân thì Khí là năng lượng. Còn khi điều khí trị bệnh cho Hóa Thân thì Khí là: AN LẠC.
Trong đấy AN có nghĩa Cái TỊNH TỰ NHIÊN KHÔNG CỐ GẮNG.
Còn LẠC có nghĩa là NIỀM VUI KHÔNG NGUYÊN NHÂN.
Nhận biết chỗ ách tắc, chỗ trở lực, chỗ chưa thông suốt, đem cái AN LẠC ấy đến, khiến mọi chúng sanh ở chỗ ấy lây nhiễm cái TỊNH và AN LẠC của mình. Thì gọi là Đắc Khí tại Ổ Bệnh của Hóa Thân.
3. Này Cỏ May, khi điều Khí trị bệnh cho SANH THÂN, thì động tác trị bệnh là: Vỗ Bát Đoạn Cẩm, gõ Mai Hoa, Xoa Bóp và Day bấm Huyệt. Còn lúc điều cái An Lạc trị bệnh cho Hóa Thân. Thì biểu thị của trị bệnh là: TỪ, BI, HỶ và XẢ. Nếu tứ Vô Lượng Tâm của mình chưa hiển thị tại nơi nguyên nhân của ách tắc hay trở lực thì đường đạo vẫn chưa thông suốt. Còn nếu làm ngược lại, Tâm lạc vào Sân Si Ngã Mạn Đấu Tranh hay Tham Dục thì bệnh của Hóa Thân ngày càng nặng thêm!
4. Này Cỏ May, khi điều khí trị bệnh cho SANH THÂN, thì sau giai đoạn dùng động tác trị bệnh của hai tay. Người ấy phải nương theo năng lượng để làm :các TƯ THẾ ĐẶC TRỊ BỆNH (Asana), đó là các tư thế của giải thoát của tự do(moska).
Còn khi điều An Lạc trị bện cho Hóa Thân. Sau khi Tứ Vô Lượng Tâm hiển thị đủ ngày giờ, tự nhiên sẽ tạo thành các tư thế hay dáng dấp mới cho Hóa Thân. Lúc bây giờ phong trào hình thành một cách triển khai ứng dụng mới phù hợp với tình hình thực tiễn của tình huống để vượt qua tình huống mà tiếp tục phát triển.
5. Này Cỏ May, khi điều khí trị bệnh cho SANH THÂN. Sau khi thực hiện các động tác đặc trị bệnh (Asana). Thì bệnh nhân đứng dậy Tập Dịch Cân Kinh toàn thân. Đây là bài tập vận Động Thư Giãn bằng năng lượng.
Cũng vậy, khi điều An LẠC trị bệnh cho HÓA THÂN. Sau khi phong trào hình thành phương pháp triển khai ứng dụng mới. Hành giả bắt đầu thuận tự nhiên nương theo chiều biến dịch để tự nói tự làm. Lúc nào cũng ung dung nhàn hạ, niềm vui không nguyên nhân thường trú, không phải mình nói mình làm, mà trời đất thông qua mình tự biểu thị. Khi ấy thì Hóa Thân tự vận hành thông suốt, dần dần biến thành vô hình vô tướng mà tướng nào cũng có thể có.
6. Này Cỏ May, thực ra nếu người hành Bồ Tát Đạo, luôn có cái Tự Nhiên Biết Toàn Diện Phi Nỗ Lực, thì Hóa Thân người ấy sẽ vô bệnh. Tại người ấy còn dụng Tâm Trí, còn trụ, còn chấp, chưa sẵn sàng tùy duyên, còn có góc cạnh, chưa tròn. Nếu đã tròn thì sẽ luôn tự lăn theo chiều của pháp giới tác động. Do vậy mà luôn hoạt dụng, luôn thông suốt, luôn thuận tự nhiên.
7. Này Cỏ May, thực ra người hành Bồ Tát Đạo, không có việc thuận lợi hay trở lực mà chỉ có các tình huống mà sự tương tác giữa các tình huống này làm phát sinh ra chiều chuyển dịch tự nhiên của năng lượng. Nếu luôn Nhận Biết Tỉnh Giác thì hành giả khắc tự nói tự làm theo chiều biến dịch tự nhiên ấy. Khi ấy thì thế gian thấy phong trào có trở ngại, có ách tắc, có trở lực hay thuận lợi. Chứ người hành Bồ Tát Đạo cứ ung dung nhàn hạ thuận chiều chuyển động của Khí để nói để làm và nhờ vậy Hóa Thân của họ tự vượt qua mọi sóng gió cứ ngày càng phát triển lớn hơn, sâu hơn, cao hơn, dần dần bao trùm cùng khắp.
8. Này Cỏ May, như vậy Hóa Thân vô bệnh và phát triển không phụ thuộc điều kiện thuận lợi hay trở lực mà phụ thuộc vào sự nhận biết tỉnh giác, tịnh, an lạc và thuận theo chiều biến dịch của hành giả. Và để luôn kịp thời phát hiện ổ bệnh của Hóa Thân. Người hành Bồ Tát Đạo phải luôn thấy hết biết hết mà không chấp, không trụ cứng ngắc vào một pháp nào, nên gọi là: “. . .ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Mô Phật.
Này Cỏ May, ông đã hỏi. Thì ta cũng tình thật mà nói.
Nhưng đây chỉ là kinh nghiệm riêng của ta. Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Nếu ông muốn biết chính xác vấn đề này, thì nên thưa hỏi với chư Tăng Ni và chư Thiện Tri Thức để các ngài ấy chỉ dạy cho thì mới được.
Tưởng Vậy/28/2/2009
$core_v2_language.FormatString($core_v2_language.GetResource('Blog_PostQuestionAnswerView_CommentsCountFormatString'), $post.CommentCount)
Comments
Tran Hoang Nam
5/5/2010 14:59
Cam ta loi thay!