Tóm tắt liệu trình sau A – PHẬT GIA QUYỀN

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Tóm tắt liệu trình sau A – PHẬT GIA QUYỀN

  • Comments 2
Lớp Khí Công Dưỡng Sinh tại chùa Phổ Quang TP. Hồ Chí Minh/ 26/12/2008

Người tập Phật Gia Quyền phải tuân thủ các yếu chỉ sau:

1.Thư giãn toàn Thân. Động tác là khinh an, không trọng lượng.

2.Động tác là toàn diện, không một bộ phận nào của cơ thể không chuyển động (Đầu, mình, tứ chi).

3.Nét mặt Tịnh, nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.

4.Kết hợp hơi thở điều hòa, câu niệm: Nam mô A Di Đà Phật và động tác, không được rối loạn. Thở ra có động tác của thì thở ra. Hít vào có động tác của thì hít vào. 5.Thấy hết, biết hết, toàn Thân Tâm mình mà không trụ ý vào đâu. Gọi là: “. . .Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm. . .” 

Để việc điều trị Thân và Tâm bệnh có kết quả, hành giả nhất thiết phải nhận biết tỉnh giác, luôn quán Thân và Tâm mình: 

QUÁN THÂN để điều chỉnh các biểu hiệnchuyển động bằng năng lượng luôn:

1.    Chậm thật chậm

2.    Nhẹ thật nhẹ, như là không còn trọng lượng

3.    Điều hòa không rối loạn

4.    Trang nghiêm,thanh tịnh 

QUÁN TÂM để giữ cho Tâm luôn:

1.    Trụ chắc vào hồng danh A Di Đà hoặc mã khóa tập Khí Công.

2.    Không khởi các thất tình lục dục.

3.    Không bị các Vọng lôi đi.

4.   Biểu thị thành các động tác năng lượng không tham dục mà luôn trang nghiêm, thanh tịnh, ung dung, nhàn hạ, tự tại, thuận tự nhiên, không cố gắng.

5.    Quán Tâm để giữ cho tâm luôn Tịnh và An Lạc. Biểu thị qua nét mặt luôn phẳng lặng như nước hồ thu và  nụ cười an lạc không bao giờ tắt trên môi. 

A/PHÁP ĐỐI TRỊ Ở THÂN:

Khi QUÁN THÂN TÂM như vậy, nếu thấy chuyển động của THÂN không đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn trên, thì tái lập chánh định tỉnh giác trang nghiêm và thanh tịnh bằng cách: 

1. Nếu động tác quá mạnh quá nhanh, thì niệm liên tục trong đầu:“ Tôi xin chuyển động chậm thật chậm. . . tôi xin chuyển động chậm thật chậm. . .”.Vừa niệm như vậy vừa quán sát sự chuyển động của mình, cho đến khi nào chuyển động thật chậm như qui định thì mới ngừng niệm.

2.    Nếu thấy động tác co giật từng chặp, cứng cơ, đổ mồ hôi nhiều, thì niệm liên tục trong đầu:“ Tôi xin chuyển động nhẹ thật nhẹ, không trọng lượng.. . Tôi xin chuyển động nhẹ thật nhẹ, không trọng lượng. . .”. Vừa niệm như vậy vừa quán sát sự chuyển động của mình, cho đến khi nào chuyển động của mình trở nên thật nhẹ như không còn trọng lượng thì mới ngừng niệm. 

3.   Nếu thấy mặt mình nhăn mày nhíu trán, chuyển động cơ mặt, mặt mất tịnh, thì niệm liên tục trong đầu:“ Tôi xin giữ nét mặt của mình luôn Tịnh và An Lạc, nụ cười không bao giờ tắt trên môi. . . Tôi xin giữ nét mặt của mình luôn Tịnh và An Lạc, nụ cười không bao giờ tắt trên môi. . .” Vừa niệm như vậy vừa quán sát nét mặt của mình, cho đến khi nào mặt của mình trở nên Tịnh và An Lạc, nụ cười yên lặng nở trên môi, thì mới ngừng niệm. 

4.    Nếu thấy chuyển động của Đầu, Lưng, Tay, Chân không ngay thẳng, không trang nghiêm, không tịnh, thì niệm trong tâm:“Tôi xin chuyển động trang nghiêm, tịnh và an lạc. . .. Tôi xin chuyển động trang nghiêm, tịnh và an lạc. . . .” Vừa niệm như vậy vừa quán sát sự chuyển động của mình, cho đến khi nào chuyển động của mình trở nênTịnh và An Lạc thì mới ngừng niệm. 

5.    Nếu thấy hơi thở mình không nhỏ, nhẹ, chậm, dài, sâu và điều hòa, thì phải niệm:“Tôi xin thở thật nhỏ, thật nhẹ, thật chậm, thật dài, thật sâu và điều hòa không rối loạn. . .” Vừa niệm như vậy vừa quán sát hơi thở của mình, cho đến khi nào hơi thở của mình trở nên nhỏ nhẹ, chậm, dài, sâu và điều hòa, thì mới ngừng niệm. 

B/PHÁP ĐỐI TRỊ Ở TÂM:

Hành giả phải luôn tỉnh giác và tràn đầy nhận biết, không được lạc vào vô thức bản năng. Cơ thể nương theo năng lượng giác ngộ để chuyển động và làm các động tác trị bệnh. Còn mình là “cái người đang nhận biết tỉnh giác” luôn quán Thân vàTâm mình.

Nếu phát hiện:

1.    Mình quên niệm hồng danh A Di Đà hoặc quên trụ vào mã khóa tập khí công, thì phải lập tức trụ tâm vào hồng danh A Di Đà hoặc mã khóa tập khí công. 

2.  Đang tập mà thấy trong tâm mình khởi phiền muộn, vui vẻ thái quá, sân hận, tham dục. .v .v . . .thì phải trụ chắc vào hồng danh A Di Đà để tiêu trừ các Stress ấy đi, không nên để tâm bị các cảm thọ ấy lôi đi khiến phát ra tiếng khóc, tiếng cười. . .v.v. ..hoặc để các biểu hiện giải tỏa stress ấy hiển thị thành lời nói và hành động tham dục. Gọi là “Tri Vọng, Vọng liền tan”. Nếu định lực không đủ để tiêu dung các cảm thọ ấy, thì các vị giám Thiền sẽ đến nhắc nhở và đặt một ly nước trên đỉnh đầu để tái lập chánh định tỉnh giác cho người hành công. 

3.    Động tác hành công của mình tự nhiên trở nên kích động, quá mạnh, quá nhanh, biểu thị của sân hận, đam mê, phiền muộn, lo âu, đau khổ.. .v.v. . . thì đấy là do mình đã mất tỉnh giác, đã mất định. Hành giả nhất thiết phải tái lập tỉnh giác, phải tái lập trạng thái Tịnh và An Lạc ở mặt, phải tái lập trạng thái trang nghiêm thanh tịnh an lạc ở động tác. Nếu không đủ định lực để làm vậy, thì các vị Giám thiền sẽ đến nhắc nhở và đặt một ly nước trên đỉnh đầu người hành công để tái lập chánh niệm tỉnh giác cho người ấy. Khi ấy nếu động tác người tập mất trang nghiêm, mất tịnh thì ly nước trên đỉnh đầu sẽ rơi. Còn nếu hành giả bị lôi bởi các Vọng hay lạc vào vô thức mất nhận biết thì ly nước trên đỉnh đầu cũng sẽ rơi xuống đất. Khi làm rơi ly nước, hành giả phải chấp tay lạy sám hối với Như Lai về lỗi đã mất trang nghiêm, mất thanh tịnh và mất tỉnh giác khi hành công. Trongmột buổi tập nếu hành giả làm rơi ly nước đến 3 lần thì hôm ấy tâm không đủ độ định để hành công, nên phải nghĩ tập.

C/ ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

Trongcuộc sống đời thường, lúc nào cũng niệm thầm hồng danh A Di Đà(ăn, uống, ngủ, nghỉ và làm việc), không cần thụ khí vì mới tập sẽ quá sức, niệm một cách tự nhiên không được ép trí hoặc cố gắng trụ tâm quá độ sẽ sinh stress. Lúc nào cũng nhận biết tỉnh giác, giữ trang nghiêm thanh tịnh ở động tác. Tịnh và an lạc ở tâm. Nụ cười yên lặng không bao giờ tắt trên môi. Được như vậy sẽ thực chứng “vô tác diệu lực” do được Như lai gia trì sở hộ niệm.

Ông Già Xóm Núi/26/12/2008

. . . . .

 

Mô Phật

Vừa qua trong dịp Thầy về Nha Trang/Khánh Hòa phát công trị bệnh từ thiện cho đồng bào. Đài Truyền Hình Tỉnh đã đến phỏng vấn, ghi hình và đưa tin về lớp tập và phong trào tập luyện Khí Công Dưỡng Sinh của Tỉnh Khánh Hòa và Thành Phố Nha Trang.

 

 

Xin mời các bạn và các Trà Sĩ xem đọan băng ghi hinh đã phát trên đài truyền hình Tỉnh Khánh Hòa.


 

Comments
  • nghe nói khí công tập luyện tánh tình sẽ được trầm lặng bớt và tránh được bệnh tệt phần nào con muốn học nhưng ko biết địa chỉ ai biết chỉ dùm con !

  • Chào bạn tranvanlieu,

    Nếu bạn ở SG bạn xem thông tin sinh hoạt và địa chỉ ở đây: duongsinh.net/.../default.aspx

    Nếu bạn ở tỉnh khác có thể theo dõi thông tin phong trào các lớp mới tại các tỉnh và địa chỉ trong mục này: duongsinh.net/.../default.aspx

    thân mến,