Chính quyền địa phương tặng quà cảm ơn Thầy Thành/Lễ bế giảng lớp KCDS từ thiện tại Nha Trang/7/11/2008

PHÁP hay Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng trong kinh Pháp Hoa: Mô Phật Đây là con đường Thiện Thệ hay từ LIÊN HOA hóa thành DIỆU PHÁP. Pháp là Dụng của Tánh. Pháp là đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng của 20.000 vị Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

20.000 vị Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh trước tượng trưng cho Phật Bản Thể. Sau đó từ Tánh do thiện thệ hóa thành Phật Khởi Dụng NHẬT NGUYỆT ĐĂNG MINH sau chót.
Như vậy đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh này tượng trưng cho quá trình từ tự Tánh Tỳ Lô Giá Na Pháp Thân hóa hiện thành vô lượng vô biên Hóa Thân, cái mà kinh gọi là VÔ LƯỢNG NGHĨA XỨ ĐỊNH. Bởi vậy Diệu Pháp Liên Hoa Kinh còn gọi là GIÁO BỒ TÁT. Nghĩa là Phật dạy cho vô lượng vô biên Bồ tát hay Pháp Thân hóa hiện thành vô lượng Hóa Thân. Nghĩa là quá trình từ bản thể hóa hiện thành vạn pháp hay hóa thành vô lượng vô biên hiện tượng đang là. . .
 
Và như vậy đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh này, trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh biểu thị cho sự khởi dụng từ Tánh thành Tướng, từ Pháp Thân thành Hóa Thân, cái mà kinh gọi là CHƯ PHẬT SỞ HỘ NIỆM.
 
Như vậy Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau chót trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh tượng trưng cho PHÁP hay cái Đại Thừa cao tột mà còn có thể diễn nói, cái Khởi Dụng của Tánh. Cái THIỆN THỆ, nên Diệu Pháp Liên Hoa Kinh còn gọi là Giáo Bồ Tát Pháp Chư Phật Sở Hộ Niệm là vậy.
 
Nhật là mặt trời, Nguyệt là mặt trăng, nên Nhật  Nguyệt tượng trưng cho âm dương hợp nhất hay là Thái Cực. Còn Tánh như Đạo hay Vô Cực.
Đăng là ngọn đèn hay ánh sáng, còn tượng trưng cho cái biết khi hợp nhất và vượt trên âm dương. Vượt lên trên Tâm Trí.
Minh là cái tự nhiên biết. Là ánh sáng tự thân do yên lặng cùng cực, do trong suốt cùng cực nên phản ảnh như thật và thường hằng như vậy, chứ không phải cái ánh sáng soi rọi phóng chiếu. Và như vậy MINH tượng trưng cho bản thể hay cái tối thượng.
 
Cho nên PHÁP, chính là Phật khởi dụng NHẬT NGUYỆT ĐĂNG MINH.
Mà NHẬT NGUYỆT ĐĂNG MINH có nghĩa là MINH ĐĂNG NHẬT NGUYỆT.
Trong đấy MINH là bản thể hay Tánh, nó chính là BẤT NHỊ.
Do khởi dụng nên thành ĐĂNG là cái ánh sáng có soi rọi phóng chiếu. Đăng là cái ánh sáng duy nhất MỘT do hợp nhất và vượt lên trên cái biết hai bên của âm dương nhị nguyên.
Và Nhật Nguyệt là Âm Dương tương thôi đối đãi nhau để thành vạn pháp.
 
Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh sau cùng trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh như vậy giải thích và tượng trưng cho quá trình từ Bản Thể hóa thành PHÁP hay từ Liên Hoa hóa thành Diệu Pháp.
Đây cũng là quá trình Thiện Thệ độ sanh của chư Bồ Tát. 
Cái năng lượng, cái lực làm Tánh hiển thị thành Tướng hay từ Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na hóa hiện thành vạn PHÁP gọi là KHÍ.
Khí là lực làm Tánh tự khởi Dụng và cái Dụng này muôn đời vẫn Đang Là không một phút nào ngừng nghỉ.
Khí cũng chính là năng lượng Giác Ngộ hay là Thường Tịch Quang của Như Lai. Nghĩa là cái sức mạnh đầy ánh sáng, cái tự nhiên biết, cái tỉnh giác, luôn có đấy, trong suốt và yên lặng cùng cực.
 
Kinh Pháp Hoa nói rằng: Chư Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định.
Vô Lượng Nghĩa hàm ý là vô lượng pháp, vô lượng hiện tượng đang là.
Vô Lượng Nghĩa Xứ Định hàm ý là chư Bồ tát tuy tùy duyên hiển thị các pháp để luôn thích ứng mọi tình huống nhưng vẫn không rời Chánh Định. Do vậy kinh nói rằng: “Chư Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định” là diễn tả quá trình từ Tỳ Lô Giá Na Tánh hiển thị thành vô lượng PHÁP.
 
Kinh nói rằng Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho Bồ Tát Diệu Quang trải 60 tiểu kiếp. . .
DIỆU QUANG tức ánh sáng huyền diệu, hào quang huyền diệu, cái tự biết huyền diệu và điều này là bản chất của KHÍ. Do vậy DIỆU QUANG hay Bồ tát Văn Thù là tượng trưng cho năng lượng giác ngộ KHÍ.
Khi kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rằng: “Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho Bồ Tát Diệu Quang trải 60 tiểu kiếp”. Điều này hàm ý từ Tỳ Lô Giá Na Tánh, Diệu Pháp Liên Hoa kinh ẩn tàng trong Phật trường của Như Lai và sẽ tùy duyên biểu thị thành vạn pháp. Hay là thông qua Diệu Lực của Khí, kinh Diệu Pháp Liên Hoa Vô Tự ẩn tàng trong quốc độ Thường Tịch Quang của Như Lai sẽ tùy duyên mà biểu thị thành vô lượng vô biên PHÁP.
 
Thực hành chữ PHÁP:
 
Mô Phật
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy rằng: “. . .vào đúng giữa đêm, đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nhập vô dư niết bàn. Diệu Quang Bồ tát trì kinh Diệu Pháp Liên hoa, nói pháp trong 80 tiểu kiếp và dạy cho 8 người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh vững tâm nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tất cả đều thành Phật, vị sau cùng hiệu là Nhiên Đăng. . . .
 
Kinh viết: “Vào đúng giữa đêm”: Trong Khí Công giữa đêm là không ban ngày cũng không ban đêm, không Âm không Dương mà gồm đủ Âm Dương, nó là Trung Đạo.
Khi thực hành chữ PHÁP. Điều này hàm ý hành giả Pháp Hoa sau khi Đắc Khí nghĩa là nhận được Thường Tịch Quang của Như lai, phải từ bỏ Tâm Phán Xét nhị nguyên, đi theo con đường Trung Đạo, trụ chắc vào danh hiệu Phật, danh hiệu đề kinh. . .v.v. . để đạt tâm Chánh Định Tỉnh Giác.
 
Kinh viết: “. . .đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nhập vô dư niết bàn.. .”hàm ý vạn Pháp lại qui về Tánh, qui về bản thể rỗng không trong suốt như như nhạy bén, sẵn sàng biểu thị.
Khi thực hành chữ PHÁP. Điều này hàm ý hành giả Pháp Hoa trong trạng thái Thường Trụ Khí. Từ trạng thái Chánh Định Tỉnh Giác mà kinh gọi là NHẬT NGUYỆT ĐĂNG, phải ngày càng yên lặng hơn để tiến tới cực Tịnh, cuối cùng đạt trạng thái Tâm Không Tự Nhiên Biết và Vô Cùng Nhạy Cảm mà kinh gọi là MINH.
 
Kinh viết: “. . . Diệu Quang Bồ tát trì kinh Diệu Pháp Liên hoa, nói pháp trong 80 tiểu kiếp và dạy cho 8 người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh vững tâm nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.. .”
Như đã nói ở trên:
Diệu Quang Bồ Tát tượng trưng cho Khí.
Diệu Pháp Liên Hoa tượng trưng cho Vô Lượng Nghĩa và Vô Lượng Nghĩa Xứ Định hay các Pháp từ Tự Tánh Khởi Dụng.
Nên gọi Bồ Tát Diệu Quang trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì có nghĩa là năng lượng Khí hay Thường Tịch Quang của Như Lai làm cho Tánh tự thích ứng với tình huống và sẽ tự hiển thị thành các pháp tương ưng.
Khi thực hành chữ PHÁP. Điều này hàm ý hành giả Pháp Hoa trong trạng thái Thường Trụ Khí phải nhận biết rõ ràng trạng thái Thân bệnh và Tâm bệnh của mình, để xác lập một tình huống hay một Duyên. Thì từ Tự Tánh, năng lượng KHÍ hay Hào Quang của Như Lai sẽ làm Thân và Tâm mình tự xuất hiện các biểu hiện điều trị bệnh.
 
Kinh viết: “. . . 8 người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh. . .” Đây không phải là 8 người con thật mà vì họ đều có cùng một tên là Ý. Nên theo Ngài Thế Thân, 8 người con này tượng trưng cho 8 thức (Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và A lại da thức)
 
Kinh Viết: “. . .vững tâm nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.. .”
Hàm ý rằng, khi thực hành chữ PHÁP, hành giả Pháp Hoa sau khi đắc khí nghĩa là Thể Nhập Phật trường của Như Lai, thì phải luôn trụ chắc Tâm nơi danh hiệu Phật, câu Dalani, hay câu thoại đầu, công án, hay kinh hành. .v.v. . .
 
“Kinh Viết: . . .Tất cả đều thành Phật, vị sau cùng hiệu là Nhiên Đăng”
Nhiên Đăng: Cái biết tự nhiên
Tám người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, được Bồ Tát Diệu Quang thuyết pháp và dạy trụ Tâm nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Họ đều thành Phật. Vị sau cùng hiệu là Nhiên Đăng.
Điều này hàm ý 8 thức của hành giả Pháp Hoa hay nói gọn là Thân Tâm của hành giả, nương điển quang hay Khí, trụ chắc vào hồng danh A Di Đà hay Phật hiệu hoặc các Dalani trong chính kinh. . .8 thức này đều được Tịnh hóa dần cho đến khi cực Tịnh mà tràn đầy nhận biết (kinh nói ẩn ý là thành Phật) thì thức thứ 8 là A lại Da Thức biến thành Bạch Tịnh Thức nghĩa là có cái biết tự nhiên không nguyên nhân nên chính kinh gọi là NHIÊN ĐĂNG.
 
Vậy khi Kinh Diệu Pháp Liên Hoa viết rằng: “. . .vào đúng giữa đêm, đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh nhập vô dư niết bàn. Diệu Quang Bồ tát trì kinh Diệu Pháp Liên hoa, nói pháp trong 80 tiểu kiếp và dạy cho 8 người con của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh vững tâm nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tất cả đều thành Phật, vị sau cùng hiệu là Nhiên Đăng. . . .
Thì đối với hành giả Pháp Hoa thực hành chữ PHÁP theo đề kinh có nghĩa là:
1.     Khi thực hành chữ PHÁP. Sau khi đã đắc khí. Hành giả Pháp Hoa cần loại bỏ Tâm Phán Xét hay Tâm Trí nhị nguyên đi. Một lòng qui ngưỡng về Như Lai: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, qui ngưỡng về đề kinh: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, hay qui ngưỡng về danh hiệu: Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ tát. Thì Thân Tâm sẽ Tịnh hóa dần và khi cực Tịnh sẽ thông công với Pháp Hoa Hội ở vô vi.
2.     Khi ấy thì Phật lực ẩn tàng nơi Khí hay Thường Tịch Quang của Như Lai sẽ tác động điều khiển khiển 8 thức của hành giả thăng hoa chuyển hóa về phía giác ngộ. Biểu hiện của việc này là cơ thể tự xuất hiện các động tác tự trị bệnh. Và tâm lý tự xuất hiện các biểu hiện an thần và giải tỏa stress. Để cuối cùng Thân bệnh, Tâm bệnh đều lành.
3.     Sau cùng cơ thể sẽ có sức khỏe hơn người bình thường, chẳng những không bệnh tật mà còn giỏi Thần Quyền, Phật Gia Quyền khiến có thể chịu đựng kham khổ, trường trai, ly dục, giới tự giữ tự hiển thị. . . Do vậy có thể tu tập và làm Phật sự có hiệu quả hơn xưa.
4.     Về Tâm lý, chẳng những an tâm, định tâm mà còn phát huệ lực. Thực chứng an lạc Thiền, lúc nào cũng có niềm vui không nguyên nhân, đi vào đời mà lúc nào cũng an lạc ung dung nhàn hạ tự tại không để đời lôi đi. Tự nhiên biết không cần cố gắng, luôn thích ứng mọi tình huống mà vẫn không xa rời giới hạnh của Như Lai.
 
Mô Phật
Như vậy, thực hành chữ PHÁP theo đề kinh của Pháp Hoa là chúng sanh nương đại nguyện của mình quay về với Phật.
. . . . .
Phương pháp thực hành chữ PHÁP:
 
1.     Trước tiên phải đắc khí nghĩa là nhận được Thường Tịch Quang của chư Phật sở hộ niệm.
2.     Nhận biết tỉnh giác điều chỉnh để nét mặt luôn Tịnh an lạc, nụ cười yên lặng luôn nở trên môi.
3.     Nhận biết tỉnh giác điều chỉnh để động tác của Khí luôn thật chậm, thật nhẹ, thật điều hòa và có Thiền vị.
4.     Đặt ý tại vùng mình bị bệnh hay tại điểm đau nhất của cơ thể (Thiên Ứng Huyệt). Quán tưởng Thường Tịch Quang của Như Lai hộ niệm tập trung về nơi ấy.
5.     Vùng bị bệnh lát sau sẽ có cảm giác: Tê, nóng, nặng, ngứa, ấm, da thịt vùng bị bệnh rung động nhẹ. . . .
6.     Đặt một ly nước trên đỉnh đầu để giám Thiền. Nếu khi tập mà bị rơi ly nước là tập chưa đúng. Vì nếu chuyển động mà mất trang nghiêm mất thanh tịnh ly nước sẽ bị rơi. Nếu lạc vào vô thức bản năng mất tỉnh giác ly nước cũng sẽ bị rơi. Nếu khi tập mà làm rơi ly nước trên đỉnh đầu. Thì người tập phải lạy sám hối với Như lai về lỗi đã mất trang nghiêm, mất thanh tịnh, mất tỉnh giác và thất niệm khi hành công. Nếu trong một buổi tập mà làm rơi ly nước đến 3 lần, thì hôm ấy không được tập tiếp vì tâm chưa đủ độ Định cần thiết để hành công.
7.     Bị bệnh gì thì niệm thầm trong đầu xin Như Lai gia hộ độ trì để mình tự trị lành bệnh của mình. Khí hay Diệu Lực của Như Lai sẽ điều khiển động tác trị bệnh. Hành giả chỉ cần lỏng cơ thì động tác tự hiển thị. Có rất nhiều dạng động tác hay biểu thị điều trị thân và tâm bệnh tự xuất hiện. Tùy theo bệnh lý riêng, mỗi người vô tác diệu lực sẽ làm tự xuất hiện các động tác riêng của mình không ai giống ai. Các loại dạng động tác và biểu thị sau đây là thường xuất hiện nhất:
·        Động tác xoa bóp day bấm huyệt bằng hai bàn tay
·        Động tác chuyển động cột sống như rắn trườn trên cỏ
·        Động tác toàn thân với các tư thế đặc biệt
·        Động tác khinh an của Phật Gia Quyền
·        Động tác liên Hoa Thủ của Đại Thủ Ấn (mahamudra)
·        . . .v.v. . .
8.     Thấy hào quang nhiều màu phóng đến, ngửi được hương thơm, cơ thể nhẹ nhàng hơi thở thông suốt, toàn thân như có làn gió mát luôn thổi nhẹ vào, mọi bực dọc phiền muộn sân si tự nhiên biến mất. Thân Tâm cực kỳ an lạc. Gọi là chứng an lạc Thiền.
9.     Khi ấy hành giả Pháp Hoa trụ vào hồng danh A Di Đà: Nam Mô A Di Đà Phật. Cơ thể là người chuyển động. Còn mình lại là cái người đang nhận biết tỉnh giác để giám Thiền chính mình.
10.  Khí hay Hào Quang của Như lai sẽ điều khiển động tác trị bệnh và làm xuất hiện các biểu hiện thải độc, an thần và giải tỏa stress. Hành giả Pháp Hoa tu theo chữ PHÁP chỉ cần lỏng cơ buông xả thì động tác sẽ tự xuất hiện. Tuy nhiên phải luôn nhận biết tỉnh giác để giữ cho động tác và các biểu hiện của Khí luôn thật chậm, thật nhẹ, điều hòa không rối loạn. Lúc nào cũng ung dung, nhàn hạ, tự tại và không cố gắng.
11.  Qua quá trình hành công để điều trị Thân và Tâm bệnh của mình với kết quả là cụ thể chứ không chỉ là những khái niệm của tâm lý. Hành giả Pháp Hoa thực chứng một điều là: Động tác khi hành công là tự xuất hiện chứ không phải mình làm bằng thể dục cơ bắp. Động tác ấy là do Khí hay hào quang của Như Lai làm xuất hiện.
·        Vậy Thường Tịch Quang của Như lai không chỉ là khái niệm tâm lý mà còn có thật, còn là thực thể về vật lý nữa.
·        Vô Ngã không phải chỉ là một khái niệm của triết học mà còn là cụ thể ngay tại Thân Tâm mình. Qua các hoạt động có hiệu quả về điều trị bệnh và văn hóa nghệ thuật, mà lại tự nhiên xuất hiện trong tỉnh giác, hành giả Pháp Hoa biết thế nào là một Hành Động Vô Ngã, nghĩa là có hành động làm mà không có người làm.
 
(Còn tiếp)
 
Ba Gàn/ Ghi theo lời giảng của Già Năm/10/11/2008