Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật/ Tổ Đường Côn Sơn

* * * (Kính cúng dường đạo tràng Pháp Hoa, chùa Phổ Quang/Thành Phố Hồ Chí Minh. Xin ơn trên Như Lai, chư Bồ Tát, chư Tổ và Hòa Thượng gia hộ độ trì để pháp môn này diệu dụng nhằm làm lợi ích cho mọi người) * * *

Đây không phải là tự bày vẽ ra phương tiện mới.
Tám mươi bốn ngàn pháp môn, tám mươi bốn ngàn phương tiện thiện xảo của Như Lai đã là quá đủ, đã là quá nhiều để một người có thể nương vào đấy tu học và tiến bộ.
Thế nhưng:
1.     Đề kinh của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, ngoài ý nghĩa và diệu dụng về lý và về sự. Theo như chư Tổ, chư Thánh tăng và Hòa Thượng, đề kinh này còn có thể xem như một Dalani tối thượng.
2.     Diệu Pháp Liên Hoa kinh ngoài yếu chỉ là Giáo Bồ Tát Pháp, nó còn có yếu chỉ quan trọng là Vô Lượng Nghĩa và Chư Phật Sở Hộ Niệm.
3.     Và cũng do Pháp Hoa là Tống Trì và thu nhiếp tất cả pháp.
Nên thể theo yêu cầu của một số Trà Sĩ, Già xin mạn phép trình bày phương pháp Khí Công Dưỡng Sinh theo nhãn quan của Pháp Hoa.
Mục đích:
1.     Để các Trà Sĩ biết, khi thực hành pháp Khí Công Dưỡng Sinh cũng chính là tham dự Pháp Hoa Hội thường hằng của Như Lai.
2.     Và cũng để chư Phật tử và hành giả Pháp Hoa biết Khí Công Dưỡng Sinh cũng là phương tiện khéo không ngoài pháp Phật.

Mô Phật
Liệu trình A/ Khí Công Dưỡng Sinh là y theo bốn chữ DIỆU, PHÁP, LIÊN và HOA tức là đề kinh hay tên của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà hình thành:
Do vậy một bài tập của liệu trình A/KCDS dùng để tự trị lành Thân và Tâm bệnh phải trải qua 4 giai đoạn y theo đề kinh:

1.     Giai đoạn 1: Đắc Khí.
      Đây là giai đoạn hành trì theo chữ DIỆU.
      Kết quả của giai đoạn này là hành giả thực chứng Diệu Lực, nghĩa là Thể Nhập Thường Tịch Quang của Như Lai. Hành giả do vậy ngộ được lý từ Thể biến thành Dụng thì Diệu lực là cái ở giữa. Diệu lực ấy gọi là KHÍ hay THƯỜNG TỊCH QUANG. Nó là trường năng lượng liên kết chúng sanh và Như Lai. Và nó là vật lý chứ không chỉ là tâm lý.
      Hành giả nhờ vậy thực chứng thế giới tâm linh của chư Phật không chỉ là Tâm Lý mà còn là Vật lý nữa!.

2.     Giai đoạn 2: Điều Khí Trị Bệnh.
      Đây là giai đoạn hành trì theo chữ PHÁP.
Kết quả của giai đoạn này là các pháp tự trị bệnh cũng như tu học và làm Phật sự tự xuất hiện qua Vô Tác. Nghĩa là từ Tự Tánh Khởi Dụng, và nhờ vậy hành giả thực chứng thế nào là pháp VÔ PHÁP.
Động tác do năng lượng giác ngộ hay Phật lực làm tự xuất hiện chứ không phải làm bằng thể dục cơ bắp. Như vậy không có người làm mà vẫn có động tác làm, nên hành giả thực chứng Cái Ta LÀ VÔ NGÃ! và mọi hoạt động lúc hành công là HOẠT ĐỘNG VÔ NGÃ.
Nhờ hoạt động vô ngã mà hành giả Pháp Hoa mới có thể trả sạch nghiệp cũ,  không gây thêm nghiệp mới và như thế mới có thể tiến tới cắt đứt luân hồi sinh tử.
Cơ thể là người hiển thị các pháp này. Còn mình là “cái người đang nhận biết” nên luôn tỉnh giác, theo dõi, chứng kiến toàn bộ biểu hiện của Thân và Tâm, giữ cho các biểu hiện ấy luôn trang nghiêm, điều hòa, không tham dục và có thiền vị. Hành giả thực chứng chữ PHÁP, khi có thể sử dụng bất kỳ vật dụng hay sự việc bình thường nào để diễn nói hay tu học Phật pháp và khiến mọi lời nói hay hành động đều có Phật lực do chư Phật Sở Hộ Niệm. Và như vậy là thông công được với Phật tánh ẩn tàng trong pháp giới.

3.     Giai đoạn 3: Phật Gia Quyền.
      Đây là giai đoạn hành trì theo chữ LIÊN.
Nương Phật lực, Tâm hành giả càng ngày càng đi sâu vào định thì cơ thể sẽ tự chuyển động toàn thân khinh an.
Thường Tịch Quang của Như lai và thể xác hành giả hợp nhất không kẽ hở nên gọi là LIÊN.
Động tác liên miên bất tận, vô thủy vô chung, tự Tánh khởi Dụng, không có chiêu thức cố định mà hình thức nào cũng biểu thị được nên gọi là LIÊN.
Thiên Địa và Nhân thống nhất nên gọi là LIÊN.
Mọi thứ là ĐANG LÀ nên gọi là LIÊN.
Phật và Chúng Sanh hợp nhất nên gọi là LIÊN. . v. .v. . .
Do vậy người tập Ngộ được lý "mọi sự đều luôn Đang Là", không thể xác lập được tính độc lập cá nhân nên đều là giả hợp và không tự tánh. Và nhờ vậy hành giả Pháp Hoa Ngộ: PHÁP LÀ VÔ NGÃ.
Diệu Lực của Như lai hay Khí kết hợp nhuần nhuyễn thống nhất với Thân Tâm của hành giả không kẽ hở, nhạy bén, hoạt dụng tùy duyên nên gọi là TÁNH LÀM.
Hợp nhất 3 yếu tố: Hơi thở nhỏ nhẹ, chậm dài sâu điều hòa, với hồng danh A Di Đà và chuyển động bằng năng lượng giác ngộ.
Mỗi một hơi thở là một động tác đi liền theo một câu niệm A Di Đà.
Kết quả là hành giả hợp nhất với thường tịch quang của Như lai, thực chứng an lạc Thiền, lành các bệnh về Thân và Tâm. Gọi là hóa thân thể nhập quốc độ Thường Tịch Quang của Như lai. Hành giả thực chứng Pháp Hỷ Thực và Thiền Duyệt Thực.

4.     Giai đoạn 4: Thực hành Đại Thủ Ấn (Mahamudra).
      Đây là giai đoạn hành trì theo chữ HOA.
Ở tư thế ngồi, toàn thân lặng ngắt trang nghiêm, không chuyển động, chỉ có hai cánh tay với hai bàn tay là còn chuyển động.
Trong trạng thái nhận biết tỉnh giác, thường tịch quang của Như Lai khiến khế ấn tự hiển thị ở hai tay, ở dạng chấp tay hoặc tách tay (Mudra).
Hình thức các khế ấn ở hai tay giống như hoa sen đang búp hoặc nở, nên toàn thân hành giả thực hành Pháp Hoa lúc bây giờ như hoa sen nghìn cánh đang nở ra để phụng thỉnh Như Lai và Pháp Hoa Hội Thượng Phật an vị.
 
Mô Phật.
Đây là điều tối mật của pháp tu này. Thân Tâm hành giả tu Pháp Hoa biến thành Đạo Tràng Pháp Hoa, biến thành Linh Sơn với đức Thích ca Mâu Ni Phật, đức Đa Bảo Như Lai, với Pháp Hoa Hội Thượng Phật, vô lượng vô biên Thánh chúng đang an vị, đang nghe Như Lai giảng nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Do vậy hành giả tu Pháp Hoa ngộ ra một điều:
Có 3 Pháp Hoa hội:
-  Hội Pháp Hoa lịch sử đã xảy ra tại núi Linh Thứu bang Bihar của Ấn Độ ngày nay.
-  Hội Pháp Hoa tâm lý, biểu thị cho sự thường hằng của Pháp Hoa.
-  và Pháp Hoa Hội tại ngay  chính cơ thể hành giả đang tu Pháp Hoa. 
 
Khi độ định càng sâu, cái tự nhiên biết ngày càng lớn hơn, thì khế ấn ở hai tay cũng biến hóa liên miên bất tận gọi là Mahamudra (Đại Thủ Ấn). 
Thỉnh thoảng các khế ấn này sẽ vẽ các đường Mantra vào cơ thể hay không trung. Đây là PHÁP BẤT TƯ NGHÌ.
Gọi là Tam Mật tương ưng. Khi hồng danh A Di Đà, danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thiện Thần Hộ Pháp hay các Dalani trong chính kinh đi liền với Đại Thủ Ấn và Mantra. Nghĩa là Thân mật, Khẩu mật và Ý mật hợp nhất.
Kết quả là diệu dụng không thể nói ra đây được. Tùy đạo hạnh và đạo lực của từng hành giả mà có sự chứng đắc khác nhau về Phật lực, Huệ lực và Công Đức lực. Tâm hành giả lúc này rỗng không trong suốt mà cực kỳ nhạy bén, sẳn sàng phản ảnh như thật các pháp, nên gọi là CHÂN KHÔNG MÀ DIỆU HỮU.
 
Sau giai đoạn này là giai đoạn tổng trì của Liệu trình B/KCDS.
Đây là giai đoạn Thiền Tịnh vì cực Động sinh Tịnh. Các sự chuyển động ngừng bặt. Các Pháp cũng ngừng bặt. Hành giả đi vào Thiền Định với đề kinh: NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH.
Hành giả thực chứng "Nội bí ngoại hiện"Huệ lực và Phật lực phát sinh, đạo tâm tăng trưởng, giới tự giữ hiển thị.
Các pháp chứng đắc là Vi Diệu Pháp Bất Tư Nghì.
 

Giai đoạn sau cùng là giai đoạn Tự tánh Khởi Dụng của liệu trình C/KCDS.
Đây là giai đoạn chư huynh được chư Phật Sở Hộ Niệm, nương theo yếu chỉ của Pháp Hoa mà đi vào đời hành đạo độ sanh. Gọi là độ sanh chứ thực ra được chúng sanh độ lại. Nghĩa là thông qua thực tiễn mà rèn đạo hạnh, đạo lực và công đức lực nên Chính Kinh gọi là: Giáo Bồ tát Pháp Chư Phật Sở Hộ Niệm là vậy.
Mô Phật, sau đây sẽ tuần tự trình bày các giai đoạn hành công theo 4 chữ đề kinh là: DIỆU, PHÁP, LIÊN và HOA
. . . . .
 
Mô Phật
CON NGƯỜI THẬT thì làm gì có Bệnh mà Trị. Nó là Tánh nên luôn như như muôn đời vẫn vậy. Bất nhiểm. Chẳng thêm gì được vào. Chẳng bớt gì được ra. Vô Thủy Vô chung. Du hí Càn Khôn, tới lui rong chơi khắp nẻo luân hồi mà chẳng vướng mắc vào luân hồi sinh tử.
Thế nhưng khi hành giả còn trụ ngã và còn chấp Thân Tâm này là mình, thì phải quyền thừa dùng pháp phương tiện gọi là Khí Công Dưỡng Sinh để trị lành Cái gọi là Thân và Tâm Bệnh.
Bởi vậy y theo ý chỉ của kinh, nhất là các Phẩm Hóa Thành Dụ và Phẩm Phương Tiện để thực chứng Diệu Lực qua trường năng lượng của khí. Nương vào hồng danh đức Phật A Di Đà để Thể Nhập Quốc Độ Thường Tịch Quang của cõi Tịnh Độ. Do vậy mà lành các bệnh về Thân và Tâm. Tạo điều kiện để thực chứng Pháp Hoa cả về Lý và Sự.
Mô Phật
Sau đây là phương pháp nhận ân điển thiêng liêng của Như Lai Sở hộ niệm để thực hành đề kinh của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
 
1/Thực hành theo chữ DIỆU: Đó là giai đoạn đắc khí.

·        Gọi là DIỆU vì tự nhiên người hành công thể nhập Phật Trường của Như Lai, tự chuyển động. Thấy ánh sáng hay hào quang của Như Lai phóng đến. Ngửi được hương thơm. Toàn thân thấy như có làn gió mát thổi nhẹ rất khoan khoái. Tâm luôn an lạc mà chẳng có nguyên nhân gì. Tự nhiên thấy vui, trong lòng hết mọi bực dọc sân si. Hai tay tự làm các động tác xoa bóp bấm huyệt hay các động tác trị bệnh mà trước đó mình chẳng hề biết.
      DIỆU như vậy có nghĩa là đem lại hiệu quả thực tiễn bất tư nghì.
·        Gọi là DIỆU vì tự nhiên, người hành công bằng trí tuệ và nhận biết tỉnh giác có thể nương theo Phật lực này để thuyết pháp, viết văn, làm thơ, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, mỹ thuật và ứng dụng trong vô vàn các Phật sự khác.
·        Gọi là DIỆU vì tự nhiên khi Đắc Khí cơ thể tự xuất hiện động tác tự trị bệnh. Gọi là “Có hành động làm mà chẳng có người làm” kinh gọi là VÔ TÁC DIỆU LỰC.
·        DIỆU còn biểu thị qua việc thống nhất các phạm trù mâu thuẫn nhau và vượt lên trên các phạm trù nhị nguyên này trong từng biểu hiện như là: Làm mà không làm, nói mà không nói, chẳng nguyên nhân gì mà vẫn biết, chẳng nguyên nhân gì mà vẫn thường an lạc, Tịnh - Động, Đúng – Sai, Có – Không, Vinh – Nhục, Được – Thua. . .v.v. . . mà chẳng cần phải cố gắng bằng tâm trí.
·        Gọi là DIỆU vì hành giả khi đắc khí, nhận được Thường Tịch Quang của Như lai gia trì, thì tự nhiên thiên biến vạn hóa tự thích ứng với mọi tình huống.
      Thí dụ: Trước một tình huống nhất định lời nói và hành động của hành giả Pháp Hoa sẽ tự nhiên xuất hiện tức khắc tức thì bằng trực giác để tự thích ừng với tình huống ấy mà không cần phải cố gắng bằng tâm trí.
      Bị bệnh gì thì tự nhiên tự xuất hiện động tác thích hợp để tự điều trị bệnh ấy. Mùa đông lạnh thì tự có động tác thích ứng với cái lạnh, mùa hè nóng nực thì tự xuất hiện động tác hành công thích ứng với cái nóng, ban đêm khác , ban ngày khác. . .v. .v. . . để người tập luôn đạt an lạc Thiền, thực chứng Thiền Duyệt Thực và Pháp Hỷ Thực.
·        DIỆU còn biểu thị ở giai đoạn này qua cái tự nhiên biết chẳng nguyên nhân gì.
·        DIỆU còn biểu thị qua việc thâm nhập thế giới Thường Tịch Quang bất tư nghì. . . .v.v. . .
·        Nói chung chữ DIỆU là Vô Lượng Nghĩa nên không thể kể hết ra đây được. Khi hành giả Pháp Hoa thực chứng Thể Nhập Thường Tịch Quang (tức là Đắc Khí) thì tự nhiên có cái biết về VÔ LƯỢNG NGHĨA của từ này. . .và VÔ LƯỢNG DIỆU DỤNG của giai đoạn này.
 
Thực hành chữ DIỆU:
 

Trang nghiêm Thân, thanh tịnh Tâm.
Bế giác quan: Mắt nhắm, tai không nghe tiếng động lạ, ý không nghĩ vẩn vơ.
Miệng ngậm lại, đầu chót lưỡi cong nhẹ đụng lợi hàm răng trên.
Thở bằng mũi, chậm, dài, sâu, điều hòa.
 
Quán tưởng đức Phật A Di Đà đang ngồi trên tòa sen, miệng mỉm cười phóng quang gia hộ, độ trì cho hành giả ở mũi nhọn bàn tay đang chấp trước ngực.
 
Niệm thầm trong đầu:
“Đệ tử pháp danh. . . xin nhận thường tịch quang gia trì hộ niệm của Như Lai”.
 
Sau đó trụ chắc tâm vào hình ảnh luồng điển quang Như Lai hộ niệm và vào hồng danh đức A-Di-Đà (Nam-mô A-Di-Đà Phật), không phút nào được thất niệm.
 
Khi độ Định đã đủ và độ Tỉnh Giác là cùng khắp Thân tâm thì cơ thể sẽ có biểu hiện đắc khí (Hiệp khí, hay còn gọi là Thể Nhập Phật Trường của Như Lai), khi ấy hành giả sẽ có một hay nhiều các biểu hiện sau:
·        Chuyển động khinh an bằng năng lượng giác ngộ
·        Thấy ánh sáng hay hào quang xẹt đến
·        Ngửi được hương thơm huyền diệu
·        Thân tâm thường an lạc
·        Giấc ngủ tự xuất hiện đối với các bệnh nhân: tâm thần, tim mạch, huyết áp, hen suyễn. . .
·        Có cảm giác Tê, Nóng, Nặng, Ngứa, Ấm, da thịt vùng bị bệnh rung động nhẹ. . .
Khi ấy thì cơ thể hành giả nương theo Phật lực, tỉnh giác, thuận tự nhiên, thư giãn lỏng cơ để động tác tự xuất hiện, không nên ra gân cưỡng lại (cho nên gọi là Thiền Động hay Thiền Năng Lượng).
Còn mình không phải là cơ thể này, mình không phải là tâm trí này. Mình là “cái người đang nhận biết”, nên phải luôn CHỨNG KIẾN và BIẾT mọi biểu hiện của Thân Tâm mình khi hành công. Giữ cho các biểu hiện ấy luôn:
·        Chậm, thật chậm
·        Nhẹ, thật  nhẹ
·        Điều hòa ổn định
·        Không tham dục
·        Và có thiền vị, nghĩa là luôn ung dung, nhàn hạ, thuận tự nhiên, tự tại, an lạc và không cố gắng.
 
Chú ý: 
Người mới tập nhất thiết phải có giám thiền để bảo đảm luôn hành công trong chánh niệm và tỉnh giác.
 
Hành giả phải tự đặt một ly nước trên đỉnh đầu để tự Giám thiền:
 Nếu khi hành công mà động tác mất trang nghiêm thanh tịnh ly nước sẽ bị rơi xuống đất. Nếu hành công mà không tỉnh giác để lạc vào vô thức bản năng ly nước cũng sẽ rơi xuống đất.
 
Ly nước rơi là đang tập sai!
Khi ly nước rơi thì hành giả phải lạy sám hối với Như Lai về lỗi đã mất trang nghiêm thanh tịnh và mất tỉnh giác khi hành công.
Nếu trong một buổi hành công mà làm rớt ly nước đến 3 lần thì hành giả hôm ấy không đủ tâm lực để tập, cần phải ngừng hành công. Nhưng có thể ngồi Tịnh để tái lập chánh định tỉnh giác.
 
(Còn tiếp)
. . . . .
Ba Gàn/Ghi theo lời giảng của Già Năm/2/11/2008