- Giảm căng thẳng não bằng cách thư giãn và phi nỗ lực
- Giải tỏa Stress để chữa lành các chấn thương tình cảm
- An thần và thuận tự nhiên
- Ngủ khí công như là biện pháp để thư giãn cực độ cơ bắp lẫn não bộ.
- Chuyển động cơ mặt. Xoa bóp day bấm huyệt phần mặt, đầu, gáy và cổ bằng năng lượng giác ngộ, để kích hoạt và cung cấp đủ máu cho não.
- Các bài tập về “Thăng bằng” để hồi phục chức năng phản xạ nhạy bén cho người già và các bệnh nhân giảm trí nhớ.
- Dụng tâm quán tâm để luôn giữ tịnh, giữ không cho các ý nghĩ và tình cảm kích động tham sân si lôi kéo khiến rối loạn tâm.
- Nhận biết tỉnh giác lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Giữ cho nó luôn hướng về chân thiện mỹ.
- Các bài tập về “Thiền Bát Nhã” như nhận năng lượng để: Viết văn, làm thơ, vẽ tranh, tạc tượng, sắp đặt, cắm hoa, trà đạo, âm nhạc, thuyết trình ngẫu hứng, luyện công trong rừng trên thảo nguyên hay bờ biển để kích thích trí sáng tạo tức khắc tức thì, ngẫu hứng và phi khái niệm của Thiền. . . .
1. Giảm căng thẳng não: bằng cách không cố gắng. Luôn ung dung nhàn hạ. Động tác phải luôn chậm, mềm dẻo, điều hòa không rối loạn. Ngay cả việc niệm mã khóa để tập, cũng không quá cố gắng, mà đều đều, liên tục, tự nhiên, mục đích để các tạp niệm không khởi lên làm mất tập trung. Và cũng để khu trú phạm trù của não, nhằm định hướng cho các biểu hiện của Khí để không tự phát, không vô thức bản năng. Bởi vậy trong suốt quá trình tập. Người luyện công tuy luôn thuận theo chiều tác động của năng lượng giác ngộ để hình thành các động tác và chiêu thức. Tuy nhiên lúc nào cũng nhận biết tỉnh giác giữ cho các biểu hiện này luôn ung dung nhàn hạ và có thiền vị.
2. Giải tỏa Stress: các chấn thương tình cảm, các ức chế bức xúc và đè nén về tâm lý, sẽ làm cho người bệnh không làm chủ được lời nói và hành vi của mình. Do vậy mà bị tổn thất về sự nghiệp, làm suy giảm hạnh phúc và mất chính xác khi giải quyết công việc. Ngoài ra các chấn thương tình cảm và các stress còn gây ra các bệnh về rối loạn chức năng. Nếu các rối loạn chức năng này không sớm giải quyết sẽ biến thành thực thể rất khó điều trị.
Bí pháp giải tỏa stress của khí Công Dưỡng Sinh giúp giải quyết triệt để vấn đề này mà không phải dùng đến thuốc an thần hay các biện pháp phân tâm học.
Trong trạng thái đắc khí, năng lượng giác ngộ sẽ tác động khiến người tập tự xuất hiện các biểu hiện an thần như ngủ tại lớp tập hay các biểu hiện giải tỏa về tâm lý như: Khóc, cười, tự nói chuyện tâm sự. . .v.v. . . Các kỷ niệm buồn vui, các giận hờn tức bực. . . nhờ năng lượng giác ngộ sẽ tự trào ra, tự tuôn ra, để tâm lại trở về trạng thái quân bình vui tươi như ngày nào. Nhờ vậy mà bệnh tật lành, ăn ngon, ngủ tốt, vui vẻ và hòa nhập với cộng đồng.
Chỉ người mới tập, tâm bị stress khi tập mới có các biểu hiện này. Khi đã giải tỏa được rồi thì các biểu hiện này sẽ không bao giờ xuất hiện trong quá trình tập nữa.
Bởi vậy người sử dụng băng tập giải tỏa stress của Khí Công Dưỡng Sinh phải biết cách. Chỉ sử dụng nó trong mấy ngày đầu khi bắt đầu tập và về sau không được lạm dụng băng tập này.
Có một điều đặc biệt là tuy suốt quá trình tập người tập luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ động tác và diễn biến tâm lý của mình. Thế nhưng sự nhận biết này không ảnh hưởng đến quá trình biểu thị tự nhiên của khí. Giống như đêm rằm trăng soi sáng núi đồi. Gió thổi khiến rừng trúc lay động theo chiều gió. Trăng sáng vẫn sáng rừng trúc chuyển động cứ chuyển động tự nhiên. Ánh trăng không hề cản trở sự chuyển động tự nhiên của rừng trúc. . . . Cũng vậy nhận biết tỉnh giác của “Thiền” không hề cản trở sự biểu thị tự nhiên của “Năng Lượng”. Bởi vậy cho nên Khí Công Dưỡng Sinh còn được gọi là Thiền Năng Lượng.
Chú Ý:
Điều quan trọng của liệu pháp Giải Tỏa Stress là tiếp theo bao giờ cũng phải thực hành Ngủ Khí Công tại lớp và kết thúc bằng thời “An lạc Thiền” với kỹ thuật Thiền Tịnh và nụ cười yên lặng nở trên môi.
Sau đó hướng dẫn bệnh nhân khi về nhà phải sống có “Thiền Vị” để phòng ngừa bị Stress trở lại.
3. An thần và thuận tự nhiên: an thần bằng các biện pháp “Ngủ khí công” và tập luyện thuận tự nhiên phi nỗ lực.
Theo đấy nếu năng lượng giác ngộ tác động khiến buồn ngủ thì cứ ngủ tự nhiên tại sân tập.
Ngoài ra phải luôn nhận biết tỉnh giác lực tác động của năng lượng, lỏng cơ thư giãn, để động tác tự xuất hiện một cách thuận tự nhiên theo dòng chảy của năng lượng. Tùy theo cơ địa và bệnh lý riêng của từng người, năng lượng trong cơ thể sẽ tự chảy về vùng bị bệnh để tái lập quân bình âm dương, xóa bỏ môi trường bệnh lý cho cơ thể. Sự chuyển dịch của năng lượng bên trong sẽ kéo theo sự vận động của cơ bắp, khiến tạo thành các động tác và chiêu thức liên hoàn.
Người tập chỉ cần nhận biết tỉnh giác giữ cho các chuyển động này luôn chậm rãi, điều hòa, không rối loạn và có thiền vị.
Ngoài ra để động tác không lạc vào vô thức bản năng. Người tập luôn trụ chắc vào nhất niệm tức là câu mã khóa để khu trú phạm trù của não, từ đó khu trú phạm trù của mọi biểu hiện khi tập.
Một trong các đặc tính quan trọng của Khí Công Dưỡng Sinh hay Thiền Năng lượng là “Luôn thích ứng với mọi tình huống” một cách tự nhiên phi nỗ lực.
Bởi vậy khi tập Dịch Cân Kinh, Nội Gia Thái Cực Quyền hay Phật Gia Quyền và mọi bài tập khác của liệu trình A nâng cao. Người tập ngoài việc nhận biết tỉnh giác, thân tâm mình, còn nhận biết tỉnh giác pháp giới và môi trường chung quanh.
Tạo cảm giác hợp nhất mình với trời đất và mọi người.
Cái Một hợp nhất với Cái Toàn Diện.
Khi ấy trong trạng thái đắc khí, trong sự yên lặng cùng cực, trong sự đồng cảm sâu sắc. . . các biểu hiện của năng lượng qua lời nói và hành động sẽ tự hiển thị thích ứng với tình huống thực tiễn đang xảy ra tại thời điểm ấy. Nó không phải là các phản ứng mà là như những phản ảnh của của trời đất và mọi người qua ta. Chẳng phải ta đang luyện tập, mà là xã hội, môi trường, trời đất đang thể hiện qua ta. Ta chỉ là công cụ của thượng đế phi nhân cách!
Vì phi nỗ lực và thuận tự nhiên nên luôn an thần và quân bình tâm lý. Do vậy người tập Khí Công Dưỡng Sinh lúc nào cũng ung dung nhàn hạ, tự tại ngay trong sinh tử luân hồi.
4. Ngủ khí công như là biện pháp để thư giãn cực độ cơ bắp lẫn não bộ. Ngủ khí công khác với ngủ bình thường, vì trong khi ngủ vẫn còn nhận biết. Nghĩa là “tỉnh giác” cả trong giấc ngủ. Toàn bộ cơ lúc ấy đều thư giãn cực độ, nên người tập không thể chuyển động hay làm bất kỳ động tác nào. Nhịp tim chậm lại, hơi thở cũng chậm lại và tạng phủ đều nghỉ ngơi, chỉ hoạt động để duy trì sự sống. Nghĩa là “Ngủ Khí Công” cũng y như ngủ bình thường chỉ khác là vẫn “Tỉnh giác”. Mọi sự xảy ra chung quanh và ngay trong tâm thức mình đều biết hết, không mê muội như ngủ bình thường. Đây thực sự là hành Thiền cả trong giấc ngủ! Vì người tập hoàn toàn có khả năng làm chủ tâm lý mình khi ngủ. Nó còn được gọi là “Thư giãn sâu”! Do vậy nó rất ích lợi cho sức khỏe, cả về sức khỏe tâm thần lẫn việc phát huy trí tuệ.
5. Chuyển động cơ mặt. Xoa bóp day bấm huyệt phần mặt, đầu, gáy và cổ bằng năng lượng giác ngộ, để kích hoạt não và cung cấp đủ máu cho não.
Điều khí về phần đầu, chuyển động cơ mặt và các khớp sống cổ nhất là khớp cổ C7, khiến đưa máu về não điều trị các bệnh về thiểu năng não, rối loạn tuần hoàn não, các chứng mất trí nhớ, mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng đám rối thần kinh tay sinh liệt tay . . . .
Dụng ý điều khí rồi theo tác động của năng lượng xoa bóp day bấm huyệt, rà miết các vùng yếu hệ ở đầu, gáy, mặt. . . có công năng kích hoạt, làm thông thoáng não, phục hồi chức năng các giác quan ở đầu và mặt, điều trị các rối loạn chức năng thần kinh, liệt dây 7 méo miệng. . v. v. .
Tuy não được hộp sọ bảo vệ, nhưng chúng ta cải thiện việc cung cấp máu cho não bằng việc tác động cơ mặt, gáy với các đốt sống cổ, tác động hệ thần kinh nội tiết qua việc day bấm huyệt. . . . đi kèm với các biện pháp tâm lý. Chúng ta thực sự đã tập luyện được não.
6. Các bài tập về “Thăng bằng” để hồi phục chức năng phản xạ nhạy bén cho người già và các bệnh nhân giảm trí nhớ.
Đặt một ly nước lên đỉnh đầu và bắt đầu thụ khí hành công. Nếu người tập mất nhận biết tỉnh giác, không giữ cho động tác luôn chậm rãi điều hòa không rối loạn, thì nhất định ly nước sẽ rơi đổ.
Chẳng những vậy. Người tập còn phải biết hết mà chẳng trụ vào đâu gọi là “Vô sở trụ”. Nếu không được vậy động tác sẽ là cục bộ, rối loạn và không toàn diện và sẽ khiến ly nước cũng bị rơi đổ.
Ngoài ra nếu người tập hôn trầm, ngủ gật hay mê muội, nhất định ly nước cũng sẽ rơi đổ.
Như vậy ly nước như một người giám thiền khách quan giúp người thực hành Thiền Năng Lượng rèn luyện được thể chất, thăng hoa phát triển tâm thức về hướng giác ngộ mà không bao giờ bị thất niệm, loạn động hay mê muội vô thức bản năng.
Bài tập khiến người hành công có những phản xạ tuyệt vời luôn giữ được thăng bằng trong trạng thái đắc khí, luôn nhận biết tỉnh giác. Do vậy phục hồi chức năng của não và tủy sống, nhất là chức năng phản xạ, thích ứng tình huống và nhận biết tỉnh giác. Nó khiến chứng mất trí nhớ và phản xạ chậm của người già được cải thiện đáng kể.
7. Dụng tâm quán tâm trong khi luyện công và cả trong cuộc sống để luôn giữ tịnh.
Giữ, không cho các ý nghĩ và tình cảm kích động tham sân si lôi kéo khiến rối loạn tâm.
Nhận biết tỉnh giác lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Giữ cho nó luôn hướng về chân thiện mỹ.
Như vậy lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm, luôn là đối tượng để nhận biết tỉnh giác. Chẳng những khi ngồi thiền yên lặng một mình mà còn cả trong khi làm việc và giao tiếp.
Có – Không, Đúng – Sai, Thành – Bại, Nhục – Vinh . . . đối với người tu Khí Công Dưỡng Sinh hay Thiền Năng Lượng đều như gió thổi nhà trống như lửa đốt khoảng không. . .
Điều quan trọng là trạng thái tâm thức của mình lúc ấy Tịnh hay đang bị lôi?
Những biện pháp này khiến người tập không bị stress, lúc nào cũng an nhiên tự tại giữa cuộc đời đầy biến động. Nó thực sự là một biện pháp tâm lý có tác dụng lớn trong việc tập luyện não.
8. Các bài tập về “Thiền Bát Nhã” : nhận năng lượng để viết văn, làm thơ, vẽ tranh, tạc tượng, sắp đặt, cắm hoa, trà đạo, âm nhạc, thuyết trình ngẫu hứng, luyện công trong rừng, trên thảo nguyên hay bờ biển để kích thích trí sáng tạo tức khắc tức thì, ngẫu hứng và phi khái niệm của Thiền. . . .
Sau khi đã thực hành có hiệu quả các biện pháp trên, thì các bài tập về “Thiền bát nhã” có tác dụng hợp nhất được khả năng tức khắc tức thì tự thích ứng tình huống của Năng Lượng và tính ngẫu hứng, đồng cảm, rung động sáng tạo và phi khái niệm của Thiền để tạo ra những sản phẩm bát nhã đích thực.
Những bài tập và ứng dụng thú vị này sẽ khai mở khả năng tiềm ẩn của não, khiến cuộc sống con người đa chiều sinh động phong phú và ngày một hạnh phúc hơn.
Ba Gàn ghi lại/26/7/2008