Phẩn Nộ Phật
1. Trên tường treo tranh thiền. Nên thay đổi tranh thường xuyên. Mỗi lần uống trà phải có tranh mới về chủ đề hôm ấy để gợi hứng cho người uống.

1.     Góc phòng có chỗ đặt lò nấu nước sôi pha trà. Đồ dùng bằng đất. Trong ấm đất nấu nước có cắt các miếng kim loại dài ngắn khác nhau để khi nước sôi va chạm nhau tạo thành tiếng nhạc êm dịu. Trong suốt buổi uống trà nếu tiếng nhạc này tắt đi thì người quạt lửa hay giữ hỏa hầu hôn trầm. Nếu tiếng nhạc khi có khi không lúc lớn lúc bé thì người giữ hỏa hầu trạo cử. Còn người chủ trà không phát hiện kịp thời trạng thái hôn trầm hay trạo cử của người quạt lửa thì gọi là thất niệm hay thiếu tỉnh giác.

2.     Giữa phòng có cắm một bình hoa theo nghệ thuật cắm hoa của thiền, một lư trầm đang tỏa khói và trưng bày một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt về chủ đề của buổi trà đạo hôm ấy.

3.     Phòng uống trà bên cạnh một phòng khác có thờ Như lai và chư Tổ. Khách uống trà trước tiên thay quần áo rộng rãi đủ mát hay đủ ấm. Rồi vào phòng này để thông công đảnh lể bằng điển quang. Cho đến khi nhận được đại thủ ấn(Mahamudra) trên luân xa 7 và đại thủ ấn vẽ linh phù tòan thân để tam mật tương ưng.

4.     Sau đó người ấy mới bước sang phòng uống trà. Ngay bức tường đối diện với cửa lớn ra vào có treo một tranh thiền vẽ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ của Trà Đạo. Khách đảnh lễ Tổ bằng hóa thân với tam mật tương ưng, gập người chào vị chủ trà, rồi đến ngồi yên lặng và tỉnh giác trên bồ đoàn theo tư thế ngồi thiền. Hai dãy bồ đoàn cho khách uống trà ở hai bên. Ngồi ở đầu và ở giữa hai hàng bồ đoàn của khách là vị trí của chủ trà.

5.     Trước mặt người uống trà có đặt một cái chén uống trà bằng đất sét nung úp trên một cái đĩa nhỏ cũng bằng đất sét nung và một cái khay trên ấy có đặt sẵn: Giấy vẽ, bút lông, mực xạ, màu sơn, lọ chứa nước, chì và than.. . . .để sau khi uống trà điển quang sẽ tự điều khiển người uống tự chọn phương tiện biểu thị sự rung động, đồng cảm, sự ngẫu hứng, sáng tạo, tức khắc tức thì phi khái niệm của trà sĩ qua các phương tiện của bát nhã như: Thơ, văn, hội họa, thư pháp, tranh thiền. . .âm nhạc, cắm hoa, nghệ thuật sắp đặt. . .v.v. . .

6.     Người chủ trà bắt đầu buổi trà đạo bằng tiếng vỗ tay. Người uống đồng loạt lật chén trà ngửa ra trên đĩa, rồi yên lặng thiền định. . .Trong lúc ấy, người quạt lò, pha trà vào ấm chuyên trà với nước sôi, chờ độ 5 phút cho trà đủ ngấm thì rót trà sang một bình khác bằng đất sét nung đặt trên một cái đĩa để bỏ bã trà đi. Vì nếu để xác trà ngâm trong nước quá lâu, chất ta-nanh trong xác trà sẽ làm trà có chất độc hại và mất hương vị.

7.     Người quạt lò mang bình trà đi theo động tác xoay người của đại thủ ấn đến trước tranh Tổ, dùng điển quang nâng bình trà lên xuống và xoay tròn trên đầu theo nghi thức cúng dường của trà đạo. Xong xoay người đến rót trà cho từng người.

8.     Khi mọi người đều đã có trà. Vị chủ trà vỗ tay làm hiệu. Mọi người nương điển quang dùng hai tay cầm cái đĩa bên trên có ly trà đang bốc khói thông công với Như Lai và chư Tổ. Điển quang sẽ tác động để trà sĩ chuyển động ly trà như múa chung quanh người, nâng lên đỉnh đầu giữ yên một lát để cúng dường ơn trên. Rồi ly trà sẽ được điển quang điều khiển tự di chuyển và dừng lại trước ngực.

9.     Chờ cho ly trà của mọi người đều ngừng chuyển động và dừng trước ngực. Vị chủ trà vỗ tay làm hiệu, mọi người sẽ bắt đầu uống trà bằng cách nương điển quang một tay bưng đĩa bên trên có ly trà. Tay kia dùng đại thủ ấn thông công cùng ơn trên vẽ linh phù vào chén trà rồi nương điển quang đưa lên miệng uống, cách uống giống như uống thiên hương khí của liệu trình A.

10.  Do tác động của trà lực, người uống thông công hợp nhất điển quang với ơn trên dễ dàng. Nếu người ấy “quán đề mục” ngày càng sâu hơn thì sự đồng cảm sẽ xảy ra khiến các biểu hiện rung động sẽ tự biểu thị như: Khóc, cười, ca hát, chuyển động. . .v.v. . .Người uống trà nhất thiết phải tỉnh giác, để các biểu thị rung động ấy muốn trào ra. . .hiển thị ra. . . nhưng không được. Khi sự dồn nén về rung động lên cực điểm mà không biểu thị tự nhiên được. Người uống trà nhìn vào cái khay trước mặt. Lập tức điển quang tác động khiến tự chọn một phương tiện như viết hay cọ. . .hay cây đàn. . v.v. . .và người uống trà tức khắc tự chuyển hóa để thành một nghệ sĩ tâm linh biểu thị sự rung động đang dồn nén thành câu thơ, cái tranh, bản nhạc. . v.v. . .hay là các môn nghệ thuật khác.

 

Lấy một môn để minh họa cho các môn khác. Thí dụ như vẽ tranh chẳng hạn:

11         Dưới tác động của năng lượng sau khi uống trà. Người ấy thiền quán về đề mục đặt trước mặt chẳng hạn. Nếu người ấy “quán đề mục” ngày càng sâu hơn thì sự đồng cảm sẽ xảy ra khiến các biểu hiện rung động sẽ tự biểu thị như: Khóc, cười, ca hát, chuyển động. . .v.v. . .Người uống trà nhất thiết phải tỉnh giác, để các biểu thị rung động ấy muốn trào ra. . .hiển thị ra. . . nhưng không được. Khi sự dồn nén về rung động lên cực điểm mà không biểu thị tự nhiên được. Người uống trà nhìn vào cái khay trước mặt. Và lập tức điển quang tác động khiến người ấy tự chọn một một cậy cọ , cây chì, hay cây than. . .v.v. . .

13         Lập tức điển quang muốn điều khiển để vẽ ngay. Người ấy cần tỉnh giác để tiếp tục quán sát đề mục mà không nên vẽ ngay. . .cho đến khi nào “ cái vật phải vẽ hiển thị trong tâm thức” thành cái khác, có khi méo đi, gãy đổ, khác màu đi. . .v.v. . . .nghĩa là “linh ảnh” của vật định vẽ hiển thị trong tâm qua trà đạo và công phu tọa thiền chỉ quán. Thì người ấy mới niệm mã khóa để vẽ bằng điển quang. Như vậy là không được vẽ khác đi, mà cũng không được vẽ giống y. Nhưng là vẽ cái vật ấy đang trong tâm mình.

Đó là đề tài, đó là vẽ cái gì?. . .Viết hay điêu khắc hoặc một môn nghệ thuật khác thì cũng làm y như vậy.

Phải triệt để tận dụng kỹ thuật thích ứng tình huống của thiền khi sáng tác. Thí dụ: Đang vẽ và dùng màu này, thì đột nhiên mình chủ động không dùng màu ấy mà lấy một màu bất kỳ để sơn tiếp. Điển quang lập tức phối màu ngay trên toan để thích ứng với tình hình mới này khiến ta có một cái tranh rất độc đáo hợp lý và đầy sáng tạo. . . Dụng cụ . . .cũng vậy đang dùng loại này thì đột ngột ngưng ngang và cầm một thứ ngẫu hứng. Điển quang cũng sẽ tự biết cách thích ứng, khiến ta có một cách thể hiện mới, lạ lùng đầy bí hiểm và độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật. . .v.v. . .

 

Chú ý: Nếu là người mới tập, thì khi thao tác bằng khí thường không chính xác. Dùng năng lượng để phác thảo, định hình, định hướng, bố cục, chủ đề. . .v.v. . .nhưng sau khi thảo xong phải cắt khí và dùng chuyên môn để nhấn nhá sửa trở lại cho thật chính xác bản phác thảo, trước khí lại đắc khí, thông công, dùng trà đạo để sơn toàn bộ bức tranh. Sơn xong bằng khí, thì cũng lại cắt khí và sửa chữa nhấn nhá bằng chuyên môn đời thường để bổ túc cho những cái thiếu sót hay chưa chuẩn của động tác năng lượng.

Sau này khi đã quen rồi thì không cần làm như vậy, mà có thể biểu thị ngay tức khắc tức thì khi sự rung động đã được tỉnh giác dồn nén đến cực điểm.

 

Yếu chỉ của trà đạo như Già Năm đã nói là:

-        Không phải ta vẽ hay viết. . v.v. . .mà là ta bị vẽ hay bị viết. . .Đó là vì ta liên tục dùng tỉnh giác để “Bế tinh dưỡng khí tồn thần” trong trạng thái đồng cảm rung động ngày một tăng. Cho đến khi tức nước thì vỡ bờ. Khi vỡ bờ thì tỉnh giác đừng để nó biểu thị qua giác quan như tai mắt mũi miệng. .v.v. . .mà là biểu thị qua văn chương và nghệ thuật.

-        Không phải dùng trà đạo  và năng lượng của thiền đại thủ ấn để nhằm thành họa sĩ, văn thi sĩ, nhạc sĩ hay điêu khắc gia. . .v.v.. . .mà là nhằm để biến mọi hoàn cảnh, con người, sự vật, trong cuộc sống thành đề tài để quán sát và sau đó giải tỏa mọi stress hay sự rung động của mình qua nghệ thuật. Thế thì đời chẳng còn là bể khổ, mà cực kỳ thú vị với người nghệ sĩ tâm linh!

 

Này Cỏ May, ông đã hỏi thì ta chẳng dám giấu. Nhưng đấy chỉ là kinh nghiệm riêng của ta qua lao động và thiền hành. Ta tưởng vậy chư chưa chắc đã vậy. Ông hãy tác bạch điều này với chư tăng và chư vị thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới thật đúng được.

 

Tưởng Vậy/ 3/1/2008