- Ban đầu khi mới tập, ông phải ngồi đúng tư thế, phải trang nghiêm thanh tịnh, phải điều hoà hơi thở, phải trụ chắc vào mã khoá hay đề mục hành công. Thế rồi khi mọi sự xảy ra, ông yên lặng nhận biết chiều biến dịch của năng lượng để cùng trôi với pháp giới. Cái đấy gọi là thiên địa nhân đồng nhất. Các bài tập với các học cụ và phạm trù tâm lý khác nhau sẽ rất nhiều và thường xuyên thay đổi để nhằm tạo ra cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh!. . .Cái điều kiện ấy là: đắc khí đi liền với nhận biết tỉnh giác đối tượng hay đề mục hành công. Chỉ hai điều kiện ấy đi liền với nhau khi hành công mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác nữa. Các yếu tố khác như học cụ, phạm trù tâm lý, môi trường tập, âm thanh, ánh sáng, động tác, tư thế, thậm chí cả kỹ thuật khế ấn và chân ngôn . . v. .v. . . cũng đều không quan trọng. Chúng chỉ là phương tiện để tạo thành cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh!. . . Vậy nếu trong giai đoạn này, ông không tự mình tinh tấn tạo thành “cái phản xạ tâm linh” ấy mà lại sa vào hình thức các bài tập, sa vào cái diệu dụng hoặc các biểu hiện dị thường của năng lượng thế thì ông đã bị lạc! . . Thế thì ông đã thất niệm!. . . Hỡi ôi!. . . Nhiều người khi tu tập với bản môn đến giai đoạn này, chẳng những lấy phương tiện làm mục đích, chẳng những tự mình chìm đắm vào cái dị thường của thần thông pháp thuật. Mà còn dùng các biểu hiện ấy để lập các môn phái riêng xiển dương các trò quái lạ!. .Than ôi!. . Như thế là đã lạc vào tà đạo!. . . Chẳng những hắn mang trọng tội mà người thầy đã dạy dỗ hắn cũng mang trọng tội với Như Lai!. . . - Này Cỏ May!. . .Tập một thời gian khi ông đã thành thục các bài tập cơ bản, các phản xạ có điều kiện sẽ xảy ra, khiến ông không cần phải phụ thuộc vào tư thế tập cho nên có thể hành công trong bất kỳ tư thế nào: đi, đứng, nằm, ngồi, đều diệu dụng cả!. . . . Thế thì trong cuộc sống, nếu ông luôn tịnh tâm không bị lôi bởi các giác quan của mình, không bị ràng buộc với các khái niệm trong tâm trí mình thì ông sẽ thường trụ khí. Thế rồi ông chánh niệm và tỉnh giác trong mọi tình huống thì cái “phản xạ tâm linh” ấy sẽ xảy ra lập tức.- Bởi là phản xạ có điều kiện mà hai điều kiện ấy ông luôn luôn có nên từng lời nói và hành động của ông sẽ tự thích ứng mọi tình huống phi tâm trí chẳng chần chừ do dự, chẳng so sánh nhị nguyên. Nó luôn bất thình lình, tức thời, trực tiếp, đồng bộ và cùng trôi với vạn pháp!. . . - Mô Phật!. . Bởi thế mà Như Lai bảo: “. . .Ta thuyết pháp mà lưỡi ta không hề động đậy!. . .” Bởi thế mà chư Tăng, chư vị thiện tri thức luôn hành thiện độ sanh nhưng lại gọi là “Vô tác”!. . .- Ta và ông nhất thiết phải tinh tấn tu tập để tự mình tạo được “Cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh” mà không sa vào các trò quái dị của năng lượng!. . . .- Này Cỏ May!. . . Ông đã hỏi thì ta vì tình quen biết bấy lâu mà nói vậy. Ta tưởng vậy nhưng chưa chắc đã vậy. Xin ông đừng tin vội, ông hãy hỏi lại việc này với các vị thiện tri thức. Rồi thực hành cẩn trọng trong tỉnh giác để tự biết qua kinh nghiệm thực tiễn của mình! . . .
TƯỞNG VẬY/15/4/2005