• Hoa sen nở trong mưa thu

    Sen nở trong mưa thu

    Biển ngày ấy vẫn mặn

    Bóng nắng

    Đức Phật dạy trong bài kinh Nibbedhikasutta:
    “Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”.
    (Này chư Tỳ khưu, sau khi đã có tác ý rồi, mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Do đó Như Lai dạy “Tác ý gọi là nghiệp”).…

  • Khí Công Dưỡng Sinh qua góc nhìn Mật Tông

    Khi bạn hạnh phúc trong tình yêu, bạn rung động sâu sắc về năng lượng. Nếu sự phúc lạc ấy nó không xảy ra với một người mà là với cuộc sống nầy. Thì nó là Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Và đó là trường năng lượng cơ bản khi bạn “đắc khí”.
    Bạn hãy luôn buông xả và tự nhiên trong trường năng lượng.…

  • Rung động bằng năng lượng khi hiệp khí

    Tâm linh không phải là hình tướng và lễ lạy, cũng không phải là khế ấn, thần chú, linh phù hay năng lượng. Tâm linh cũng không phải là lên đồng hay được Phật Trời Thần Thánh gia hộ độ trì. Mọi cái đó chỉ là những đợt sóng luôn có đấy trên bề mặt của đại dương năng lượng. Và bạn biết đấy, sóng thì không phải là đại dương, tuy khi nhìn đại dương bạn chỉ thấy toàn là sóng.…

  • Liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh - Bài số 1

    1. Khi thực hành thì nên ngồi thư giãn thở điều hòa trên ghế. Không cần chấp tay, buông thỏng hai tay trên gối, mắt khép hờ và không cần kiết ấn tam muội,.

    2. Không cần thụ khí, không cần phát công. Nếu thư giãn thật sâu về cơ bắp, rỗng không về tâm lý, không ích kỷ cá nhân mà đồng cảm với mọi người và tôn trọng môi trường sống thì tự nhiên…

  • Đừng luôn trình diễn mình trong trí huệ và sự thông minh sắc bén

    Bóng tối dung nạp mọi sự, mọi sự yên nghỉ trong bóng tối. Bạn tự do hơn trong bóng tối và bạn luôn giả vờ trong ánh sáng. Ánh sáng trăng bạn thấy dễ chịu hơn vì nó chứa một phần bóng tối. Nó làm các lỗi không quá lộ liễu và làm sự vật trở nên mờ ảo thơ mộng hơn.
    Ánh sáng của trí…

  • Tịnh pháp giới chân ngôn

    Trên đỉnh cao mù sương. Hoa buâng khuâng yên lặng nở trong hốc cây mục. Luân hồi như ngừng lại. Đất trời chợt rỗng không, trong vắt và tinh khiết đến vô cùng. Này Cỏ May, đó là tịnh pháp giới chân ngôn. Vạn vật vẫn đang tự nhiên làm, cớ chi ông phải dùng tâm trí.

  • Thơ Ba Gàn

    Ta yên lặng ngắm mùa thu phai màu
    Ngắm rong rêu tranh nhau bò lên tường đá cổ

  • Thử trí thông minh của bạn

    Đần nói với Gàn:
    - Nầy bạn, khi còn tự ngã thì phân lập mình với mọi người, phân lập mình và pháp giới. Nhưng người chứng ngộ phải là người “vô ngã”. Người ấy và toàn bộ sự tồn tại nầy phải là Một. Đó là thể thống nhất không thể phân chia. Vậy cho nên thật sự chẳng bao giờ có người chứng ngộ trong khi kẻ khác vẫn còn vô minh và đau khổ.…

  • Đạo thằng Bờm

    Bờm cười quạt mo
    Đạo không to không nhỏ
    Bát ngát xung thiên
    Khí tự truyền không dạy
    Sen nhảy khỏi bình
    Tính thình lình quên lặn
    >>>

    Bờm cười quạt mo
    Đạo không to không nhỏ

    Sen nhảy khỏi bình
    Tính thình lình quên lặn

  • Trà đạo

    Đổ trà đi cho bình rỗng lặng
    Chẳng nhận gì mới thực là ly
    Ô!
    Bình chảy
    Ly bay
    Trăng đang say
    Đâu cần gió, hoa quỳnh vẫn cứ lay.

  • Không

    Không có ai cuối vườn sen vẫn nở
    Không có thơ còn lại cái gì đâu
    Không nụ cười trái sầu đâu dễ chin
    Không niềm tin mê tín chợt lên ngôi
    Không cái tôi ngồi bên lề cuộc sống
    Không cái không 
    Mọi thứ bổng huyền đồng
    Hề hề. . . .
    >>>
    (Không có ai cuối vườn sen vẫn nở)…

  • Liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh qua góc nhìn duy thức (Phần 2)

    1. Trên bề mặt của đại dương tâm thức là “Tiền ngũ thức” nghĩa là 5 thức do não nhận thức các thông tin của giác quan mà thành.
    Sâu hơn một chút là thức thứ 6 tức Ý Thức.
    Dưới ý thức là Mạt Na Thức tức thức thứ 7
    và tân cùng ở đáy đại dương tâm thức là A lại Da Thức.…

  • Kinh nghiệm thực hành liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh qua góc nhìn duy thức

    Hành công là lặn sâu xuống đáy đại dương tâm thức của mình. Bề mặt đại dương tâm thức được gọi là “tiền ngũ thức”, nó gồm có 5 thức là nhận thức của hành giả qua 5 giác quan của cơ thể (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức).
    1. Quá trình chuẩn bị để “đắc khí” là quá trình vượt qua…

  • Đồ thị tâm linh

    Trí tuệ thông dụng giúp bạn dễ dàng được đám đông chấp nhận và ủng hộ. Nhưng ánh sáng của ngọn lửa từ sâu thẳm nội tại, mới có khả năng tạo ra cuộc cách mạng triệt để về tâm thức. 
    Nếu ta xem “trí tuệ thông dụng” là trục hoành chiều ngang và “ánh sáng bên trong” là trục tung chiều dọc. Thì chiều ngang là chiều của hệ thống; của lý trí;…

  • Thư giãn cuối tuần

    Tranh thiền: Ba Gàn
    Âm nhạc: Lê Cát Trọng Lý

    duongsinh.net/.../4643.Ngh_E800_o.mp4

  • Nắng chiều

    Hạt bụi mòn hơn trong cơn gió nhẹ
    Đám mây khe khẽ vuốt ve hư không
    Hư không bổng rách toạt

    Có tia nắng xuyên qua chỗ rách
    nhỏ xíu như chiếc kim
    Châm vào huyệt rỗng
    Trên cánh đồng, không một bóng người.
    ______

    Huyệt " Rỗng". trên cánh đồng không một bóng người.

  • Vài phút thư giãn

    Âm nhạc: Lê Cát Trọng Lý
    Hình ảnh: Ba Gàn

    duongsinh.net/.../6177.Giac-Mong-Lon.mp4

  • Tác ý

    Như một người đang ngủ chợt thức dậy, người ấy lập tức biết mình đang hiện hữu. Và biết mọi đạo hạnh hay phi đạo đức trong giấc mơ đều không thực có.
    Cho nên du già đặt trọng tâm ở tác ý. Nhưng tâm linh thực sự lại đặt chú ý trên tác nhân đối với tâm thức và đối với bạn. 
    Theo đấy, cho dù bạn không phạm pháp luật…

  • Những điều cần ghi nhớ khi dùng băng liệu trình A theo giáo án mới

    1. Băng ấy có được là do chúng ta có cơ duyên gặp nhau lúc uống trà, đi dạo, hay đi du lịch. . . . Bạn tự do ghi âm và tạo ra cho riêng mình nếu bạn thích, chứ ta không làm ra nó. Chỉ có điều bạn không nên dùng nó để làm tiền hay dùng nó để quảng cáo cho cách làm ăn của bạn.…

  • Vô tự kinh

    Trong im lặng sâu lắng. Trong rỗng không, nhạy cảm mà an định. Sự sống đột nhiên trở thành một nguồn kinh tạng thâm sâu uyên bác và gần gũi biết bao. Thế rồi, trong trạng thái “hiệp khí”, cái biết không nguyên nhân nầy sẽ làm “vô tự kinh” biểu thị thành lời nói và hành động. Thế rồi, trong trạng thái chánh niệm và tỉnh giác, các biếu thị nầy tự nhiên luôn trang nghiêm thanh tịnh và có thiền vị.…