Những đỉnh núi yên lặng; lười biếng; đắp chăn tơ bằng mây trời; ngủ quên trong sương mù. Dòng sông dưới thung sâu yên lặng; ngừng chảy; nằm im như một dải lụa trắng ai bỏ quên. Đá tai mèo nheo mắt nhìn hoa cúc dại. Chim kêu khe khẽ. Nước chảy rì rào. Tiếng cười nói nho nhỏ lúc thực lúc hư như từ một cõi xa xăm vong về bên núi vắng. Con đường uốn lượn trong mây và dưới kia chênh vênh bên bờ vực thẳm, vài nóc nhà trăng trắng lắc lư trong mây; như đá núi đang lăn xuống hố. Sương đọng long lanh trên những vạt ngô non và ánh mặt trời biến biển sương mù thành hào quang muôn ngàn màu sắc.
Núi thơm mùi thơm của hoang dại. Gió mát cái mát từ lòng đất lạnh dâng lên nhè nhẹ xanh xanh tim tím.
Cái máy hình của tớ tự nhiên nó chụp tanh tách, còn tớ thì kệ nó; cứ ngắm trời ngắm núi cho thỏa thích. . . . Hề hề. . .
Hãy tha thứ thật nhanh, vứt bỏ mọi điều bận lòng như lá già rời thân cây vì khô nhựa sống. Hãy hôn thật chậm rãi, để hạnh phúc có đủ thời gian thấm vào tận đáy tâm hồn. Hãy yêu thật lòng, để thượng đế có cơ hội phục sinh trong thể xác trần gian. Hãy cười thật thoải mái không ngại ngùng, để hân thù và nghi ngờ tan đi như sương mù đón ánh bình minh. Hãy tụng kinh thật nhỏ vừa đủ nghe, như lời thì thầm tâm sự với người yêu tối thượng.
1/ Bạn không thể quyết định việc mình sinh ra hay chết đi. Nhưng bạn hoàn toàn có thể quyết định thái độ của mình đối với cuộc sống. Và như vậy định mệnh không phải do thượng đế kiến tạo một mình mà luôn có bạn cùng làm việc với ngài.
2/ Như một cục gỗ đang cháy trong đêm đen. Nó tự tiêu hủy thân xác mình để tạo ra ngọn lửa với sức nóng và ánh sáng. Cũng vậy ngọn lửa nghệ thuật trong tim người nghệ sĩ tâm linh sẽ thiêu cháy cảm nhận thực tại, tạo ra sức nóng làm tan băng giá vô cảm và soi sáng mọi góc khuất của tâm hồn.
3/ Hàng ngày ta đều tụng cuốn kinh đời. Chữ viết là hình ảnh sinh động của cuộc sống. Ta giữ nhịp mõ bằng cách giữ tâm điều hòa giữa bao âm thanh thị phi kích động. Ta gõ chuông tỉnh giác bằng cách giữ nhận biết giữa bao bề bộn lao xao của thế gian. Ta sống theo lời dạy của kinh bằng cách thuận dịch lý tự ý thích nghi. Ta đảnh lễ vị Phật nhân ái ẩn tàng trong mỗi chúng sanh và làm theo lời dạy của Bồ tát Chân Thiện Mỹ.. . .Hề hề. . .nói chung ta là người mê tín.
Được làm điều bạn thích chưa chắc đã là tự do, khi bạn chưa trả lời được câu hỏi “ Tôi là ai?” Thích điều bạn làm chưa chắc đã là hạnh phúc, khi bạn chưa biết điều ấy do mình thích hay xã hội thích qua bạn? Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chúng ta nhận ra chính mình từ gương chiếu hậu. Và niết bàn chính là con đường cao tốc. Lang thang trên cõi đời nầy, bạn để lại gì sau lưng mình? Lâu đài hay những vết chân trần trụi? Than ôi! Dù bạn để lại gì cũng sẽ mai một theo thời gian. Trừ phi bạn để lai những người thay bạn bước tiếp. Yên lặng đồng cảm với những điều nhỏ bé nhất, đơn giản nhất, bình thường nhất, cũng sẽ khiến bạn rung động sâu xa trong tiềm thức. Điều ấy nó khiến bạn cảm nhận cuộc đời nầy dễ chịu hơn, đáng yêu hơn.
Lạy ông Phật Việt trên đỉnh Yên Tử ăn tô phở ở Bát Đàn. Buâng khuâng trước lăng mộ các ông vua ở kinh thành Huế ăn tô bún bò cây xè bên bờ sông Hương. Cầu nguyện trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn ăn tô hủ tiếu mỳ beo béo ngòn ngọt; húp cái ọt ly cà phê kho ở bờ kênh Nhiêu Lộc.
Bài hát “Như có Bác Hồ” lan từ bắc vào nam, còn tiếng dzô khi cụng ly lại lan từ nam ra bắc. Phải chăng đó là âm dương của cái hồn phi vật thể?!
Hề hề. . . .kệ. . . .cứ vui là được.
Gió lạnh thổi ào ào.
Ông già co ro, con ngựa thồ dậm chân nôn nao, hí lên từng hồi nhưng vẫn chưa chịu chạy vào vùng đất của tự do.
Như sực nghĩ ra điều gì. Ông già dẫn con ngựa lại chỗ cái xe, thắng nó vào xe. Rồi cầm cái roi quất vào không trung vun vút. Miệng la hét chửi mắng nó giống như lúc nó đang kéo xe hàng.
Lạ thạy.
Con ngựa thồ lập tức tung vó kéo cái xe không chạy vào thảo nguyên mênh mông mờ mịt khói sương.
Ông già đổ sụp xuống nền cỏ ẩm ướt nức nở và ân hận:
- Tội nghiệp mày anh bạn. . . . tao đã trót làm cho mày trở thành con ngựa thồ nô lệ vĩnh viễn rồi. . . . .mầy đã không thể từ bỏ cái xe kéo và ngọn roi. . . .thế mà mầy lại muốn tự do thật sự sao. . .!?
Ông già gục chết trong gió lạnh. Nhưng tiếng gào. . . .tự do. . . .tự. . . .do. . . .của ông, như vẫn còn âm vang đồng vọng khắp cả thảo nguyên bao la.
Người thầy trung bình chỉ biết thuyết pháp. Người thầy giỏi biết giải thích pháp bằng luận. Người thầy xuất chúng biết minh họa giáo pháp bằng các sự việc thực tiễn trong cuộc sống. Còn người thầy vĩ đại lại là người biết cách truyền cảm hứng. Và người học trò của người thầy vĩ đại là người biết dùng nghệ thuật biến cảm hứng thành sáng tạo. Cha mẹ cho ta sự sống, thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế, còn vị thầy tâm linh cho ta phương cách sống với “con người thật” của chính mình. Sáng tạo không phải cố tạo cái mới, mà là thành thật với chính mình và tự nhiên. Sau khi đổ mồ hôi trong lao động và suy tưởng cần cù, thì sáng tạo sẽ nở hoa trên mảnh đất nghỉ ngơi. Khi ấy thì ngươi khoanh tay còn thượng đế lay hoay; khi ấy ngươi buông tay còn thượng đế sẽ bay bằng đôi cánh mới. Khi ấy ngươi ngước lên mỉm cười nhàn hạ còn thượng đế mới là người phải tạo dựng thiên đường.. . .hề hề. . .
(Uống Trà đi)
- Thiền là gì ?
-Già không biết
-Thế ông đang hành công là cái gì?
-Thiên hạ gọi là thiền
-Thế ông gọi cái đó là gì?
-Ta không quan tâm
-Thì cũng phải có một cái tên cho nó, để dùng cho buổi uống trà hôm nay chứ.
-Thiền
Ta có cái tâm bao
Khi đi chơi
Ta bèn quảy đạo trong bao
Vừa đi ta vừa rao:
- Có ai mua, cái chẳng biết thế nào?
Có người mua rồi
- Ta chẳng biết bán làm sao!
Chỉ biết cách bỏ đạo vào bao
Chưa biết cách lấy ra mà không thiếu chút nào
Nên ta đành bán cái đạo tầm phào
Mà chẳng dám lấy đồng nào
Vì đằng nào, đạo cũng còn dính lại trong bao
Hề hề. . . .
Ngày ấy Ba Gàn thường nhặt các miếng đá bìa do thợ cắt bỏ ra để vẽ hoặc đắp các phù điêu. Hắn làm một cách nhàn hạ, để chơi có khi để tặng các vị huynh có duyên tìm đến nơi nầy.
Ba Gàn còn trẻ nhưng người hắn đắp trông già hơn rất nhiều. Hỏi tại sao vậy. Hắn nói: " đây mới là mình, còn cái xác bên ngoài là của cha sinh mẹ đẻ . . . hề hề. . .."
7 năm đã trôi qua, bức phù điêu năm ấy bây giờ rong rêu bám đầy. Ba Gàn cũng già hơn xưa. Hôm hắn đến đây đứng nhìn bức phù điêu năm xưa. Tôi bèn bảo:
- Cái phù điêu của ông trông rong rêu quá. Ông có cần sơn lại không?
Ba Gàn cười. Hắn bảo:
- Hôm nào rảnh tôi đắp lại tôi. Tôi bây giờ khác rồi. . . .hề hề. . . .
Tôi nghe vậy biết vậy, chứ chẳng biết thế nào cả! Lẽ dĩ nhiên là khác với cái tướng cha sinh mẹ đẻ. Nhưng khác thế nào thì phải chờ khi nào hắn nổi hứng đắp cái phù điêu khác thì khắc biết thật tướng của hắn bây giờ ra sao.
(Uống trà ở Nhà Thầy)
Nhái Mén đang đợi uống trà
Gà rừng đã gọi, Ông Già mới pha
Chồn Sóc mang ly bày ra
Hổ chúa huýt sáo, áo già hát ca
Ông Già với chúng cười khà
Uống trà tán dóc ngắm rừng sương sa
(Nghìn trượng đầu gậy bước thêm bước nữa)
Ông Trời thức dậy và mở mắt. Loài người mở mắt mà vẫn ngủ. Nhưng cả Ông Trời và loài người đều đang quay theo một nhịp điệu và vòng quay của mình không thay đổi.
Vòng quay của vô thức.
Lập đi lập lại thành lối mòn, nên sinh buồn chán.
- Có cái gì có thể nhảy múa, ngẫu hứng, sinh động và biến hoá liên tục, không theo lối mòn không?
- Có đấy
- Cái gì?
- Con tim yêu thương của bạn
Rong chơi rừng tràm Trà Sư
Khi ông đã có cuộc đời bình thường như mọi cuộc sống bình thường khác rồi. Có cái hạnh phúc chân thật mà mọi người ai cũng có rồi. Nhiên hậu mới dùng các phương pháp Thiền của KCDS như là gia vị để làm cuộc sống mình đa chiều hơn, có chất lượng hơn, bay bổng hơn, thú vị hơn. . . . Cuộc đời này như tô phở và KCDS như là gia vị làm tô phở đời ngon hơn. Vậy ông hãy tùy khẩu vị mình mà gia giảm gia vị để cho vừa miệng. Như thế thì cuộc đời này sẽ “ngon” hơn, thú vị hơn. . . .Thế nhưng nếu ông bỏ tô phở đi, chỉ dùng gia vị thôi, như là đạo mà ly khỏi cuộc đời thực này. . . .thì không thể xơi được!
(. . .Thị cố không trung. . .)
- Này, thư giãn và nghỉ ngơi sở dĩ có và cần thiết là vì có làm việc. Nay, vô tác, làm mà như không làm. Bởi có việc làm mà không có người làm thì cần gì phải rong chơi chứ?- Ta đi chơi là để đi chơi, chứ không phải để giải tỏa stress hay để nghỉ ngơi sau làm việc.- Này lúc nào cũng xuân. Sao phải chờ đến tết mới đi chơi ?- Lúc này mới có tiền và có thời gian - Lúc nào cũng an nhiên nhàn hạ vui cùng sự sự việc việc. Sao còn cần phải rong chơi?- Du xuân cũng là cái duyên để rong chơi thật sự
(Ngày xuân làm ruộng phước điền)
Ngất ngưỡng xuân xanh tánh lộ hình
Trà ngồng hoa ngổng rạng xuân minh
Sấm rền sông núi rồng khai thế
Rung chuyển càn khôn đế chuyển mình
Hiệp lý đất trời thông bát ngát
Tùy duyên vô tác, lạc, thường, minh
Hòa nhi thánh chúng cùng viên giác
Thơm ngát trà xuân thác với mình.
Xuân Di Lặc
Ông Mập đến chùa Núi chơi.
Một nhóm thiền sinh hiếu kỳ đến gặp để hỏi về yếu chỉ của thiền. Họ thấy ngay lối vào, Ông Mập có dán tờ giấy, trên ấy có viết 3 chữ: khán cước hạ.
Khi người thứ nhất vừa bước vào, ông già liền chỉ lối vào và hỏi:
- Này ông, chứ khi vào đây, ông để dép bên phải hay bên trái ?
Người ấy ngập ngừng.
Cụ già cười hề hề. . . ra hiệu mời người ấy bước ra ngoài.
Dã ngoại chùa Hương/1/2012
Trời khá lạnh và mưa phùn lất phất. Suối Yến sạch và đẹp. Nước trong vắt, trời mờ hơi sương. Núi rừng như thực như hư ẩn hiện trong mây. Hoa súng nở dọc bờ suối. Én liệng quanh thuyền và chim trời bay từng đàn về các dãy núi mờ xa. Bà con hát tập thể, sinh hoạt văn nghệ ngay trên thuyền. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng ngâm thơ, tiếng sóng đập vào mạn thuyền, tiếng gió hú trên các vách đá cô đơn, hợp thành một giai điệu thân thương quen thuộc, mà bao năm rồi vẫn không ngừng thôi thúc trong trái tim tôi. . . . Nó như từ mười bảy năm trước vẫn đang vọng về, ngân nga, âm vang trên những dãy núi Voi Phục, lẩn quất giữa từng mây xám và là đà mênh mang trên dòng suối Yến, trước khi ra sông lớn chảy về hợp nhất với đại dương mênh mông không bờ không bến.
Dã ngoại Yên Tử
Giọt sương tròn và long lanh. Rừng tùng mập mạp, cường tráng, đứng cười trong gió lạnh. Tháp già rêu phong, an nhiên tự tại. Trời đất thì cô đơn nhưng dát đầy muôn ánh hào quang. Mây núi mù mịt, cảnh vật như thực như hư. Rừng trúc xanh mướt, chuyện trò khe khẽ. Chim rừng cười rúc rích trong các bụi rậm.
Đàn và hát trong nắng xuân
Xuân Mai trời trở rét. Nhưng nắng vàng vẫn thắp sáng trên các vòm cây xanh ngắt. Hồ Văn Sơn bao la mờ mịt khói sương.Chim rừng hát ca và cá táp móng dưới sao sen. Trong khu rừng ngập tràn hoa nắng, chư huynh đang chấp tác. Tiếng cười tiếng nói mơ hồ như từ ngàn xưa đang vọng lại.
Vừa qua ngày 24/12/2011 tại Cung Trí Thức Hà Nội. Câu Lạc Bộ KCDS / Dusinam đã được thành lập. Câu Lạc Bộ trực thuộc Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam được chính quyền công nhận và cho phép hoạt động. Câu Lạc Bộ dùng phương pháp KCDS để làm thiện giúp đỡ đồng bào. Bằng cách hướng dẫn bà con tập luyện để tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ và tự điều trị bệnh cho mình. Đến dự có lãnh đạo Hiệp Hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam, đại diện của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương, Cục Báo Chí và Xuất Bản, đại diện của Bộ Công An, Sở Công An TP/Hà Nội, đại diện của y tế, cơ quan báo chí truyền thanh truyền hình trung ương và TP Hà Nội, đại diện của các tập đoàn và Cty trong Hiệp Hội, các đoàn KCDS Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Việt Trì-Phú Thọ. . .v.v. . .
Đang đi lễ thì trời bổng dưng đổ mưa. Mọi người đang đi lễ phía sau thầy, đều chạy vội vào hàng hiên để trú. Còn cụ già cứ tiếp tục đi lễ các nơi bình thường. Dáng điệu cụ vẫn ung dung. Động tác vẫn trang nghiêm thành kính. Nước mưa chảy ròng ròng trên đầu tóc. Quần áo ướt nhẹp. Gió thổi lạnh hun hút. Cụ già vẫn từ tốn ung dung như chẳng có việc gì xảy ra.
Thầy thế một số người lại chạy ra ngoài trời, đội mưa theo cụ già tiếp tục đi lễ.
Vô Tướng không phải không có Tướng nào, vì bản thể luôn biểu thị không ngừng nghĩ. Nên Vô Tướng là không Chấp vào một Tướng trạng cố định nào. Mà phải luôn biến hoá thay đổi đi để thích ứng mọi tình huống và hợp nhất với trời đất. Người Chấp Tướng, Trụ tướng do vậy sẽ bị lạc hậu, thoái hoá, dẫn đến bị tiêu diệt, trong dòng biến dịch không ngừng của xã hội và pháp giới.