Hãy thường thư giãn để giải tỏa stress, quân bình tâm lý, hồi phục sức khỏe sau thời gian lao động. Nó rất cần thiết, nhất là trong đời sống công nghiệp hiện tại. Thư giãn chẳng những về cơ bắp và tinh thần, mà còn thư giãn năng lượng, thư giãn linh hồn và nên mời cả thượng đế của bạn thư giãn cùng. 
Thư giãn về cơ bắp nghĩa là để cơ bắp nghỉ ngơi tự nhiên chứ đừng cố ý chùng cơ. 
Thư giãn về tinh thần là thảnh thơi, là nhàn hạ và luôn tự tại. 
Thư giãn về năng lượng là khí với người hợp nhất nên mọi biểu thị về năng lượng là tự nhiên chứ không cần vận khí, không cần điều khí. Nếu hành giả còn vận khí, còn điều khí, hoạt động sẽ mất tự nhiên và trường năng lượng luôn xáo động không yên tĩnh được. 
Thư giãn về linh hồn nghĩa là không cần thiết không cần kiết ấn, không cần vẽ phù, không cần niệm chú để vận dụng sức mạnh của tâm linh. Hãy rỗng rang tự tại, hiệp khí với trời đất, thì tự nhiên khế hợp với sức mạnh của thần thánh, chứ đâu cần dùng pháp thuật thần thông. 
Thư giãn cùng thượng đế nghĩa là giải phóng thượng đế hữu hình khỏi các nơi hữu tướng. Để cho ngài tự do khỏi mọi ham muốn của chúng sanh. Để cho sự linh diệu ẩn tàng trong từng sự sự vật vật hợp nhất với mình. Mọi lúc mọi nơi hành giả chỉ là biểu thị của thực tại.
Dù là việc đạo hay việc đời, nếu bạn luôn luôn bị thôi thúc phải hoạt động thì bạn chưa yên nghỉ được. Bạn chưa định và tĩnh được. Nếu hoàn cảnh đòi hỏi, bạn phải hành động để thích ứng tình huống, nhưng không nên việc cớ để hành động. Năng lượng ở tại nhà, bạn chẳng vận khí để làm gì cả thì mới an nhiên tự tại được. Cái bênh lớn nhất của người luyện khí và tu mật là ưa dùng năng lượng để thể hiện mình và biểu thị liên tuc để tạo uy tín cá nhân. Đó là ngã chấp, khiến mình mất định, mất an lạc, nên chỉ chạy loanh quanh chứ thực ra không thăng hoa tiến hóa trên đường tu học được.