Um dành cho người tu tịnh và yên lặng. Gần giống như “nguyên thủy” nhưng có nhận gia trì lực như đại thừa. UM là cái tịnh nền tảng của tâm linh. Nó là khởi đầu bắt buộc để hành giả sau đó có thể nhận được “gia trì lực” hay năng lượng giác ngộ. Nó là âm khởi đầu của mọi câu thần chú(Dalani).
HUM là cái Tịnh trong hoạt dụng của tâm linh. Nó là nền tảng bắt buộc để hành giả nhập thế mà không bị đời lôi, không bị mất tịnh và thất niệm, trong khi vẫn biểu thị tự nhiên trong trường năng lượng gia trì.
UM khác với HUM ở chỗ, cả hai đều chỉ về trạng thái tịnh rỗng không. Nhưng UM là ở bên ngoài cơn bão. Còn HUM là cái yên lặng ở bên trong “Con mắt bão”. Cơn bão là ám chỉ cuộc sống với mọi biến dịch hay là mọi biểu thị của hành giả khi thể nhập trường năng lượng của thiêng liêng.
Sóng to gió lớn cách mấy đi nữa, tại “con mắt bão” mọi sự vẫn lặng yên. Cho nên hành giả thực hành HUM vẫn luôn an nhiên tự tại giữa cuộc đời giông bão nầy. Thực hành HUM, tâm hành giả vẫn trụ ở thế Tịnh, cho dù lúc ấy cơ thể nương theo năng lượng chuyển động tự nhiên.
Trong thiền năng lượng. Um là Định và Tịnh, nó là Thiền Tịnh cho dù có nhận gia trì lực của Như Lai. Còn HUM là luôn Tịnh ở tại “con mắt bão” nên phải “cùng trôi” với cơn bão. Nó là Thiền Động và cũng đang nhận gia trì lực của Như Lai.
Người thực hành KCDS có thể tham khảo thêm cách thực hành các câu thần chú: UM LAM và UM A HUM
- Um Lam: là Luyện Tinh hóa Khí. Trong đó ban đầu hành giả phải tịnh, phải rỗng như UM. Sau đó năng lượng cơ bản sẽ hóa thành Khí thăng hoa trong Nhâm Đốc mạch của cơ thể (Lam). Đó là phương pháp “Đắc Khí”.
- Um A Hum: Trong đó ban đầu hành giả phải tịnh, phải rỗng (UM). Sau đó qua một nguyện lực, gia trì lực sẽ biểu thị ở cơ thể thành các động tác trang nghiêm thanh tịnh trong trạng thái nhận biết tỉnh giác (A). Và cuối cùng, tuy cơ thể hoạt dụng, nhưng tâm hành giả không lúc nào rời thế tịnh và yên lặng (HUM). Như vậy hành giả thực hành KCDS cũng giống như đang an lạc tại "con mắt bão" của trường năng lượng gia trì.
>>> (Bình hoa sen /Tranh thiền Ba Gàn)