August, 2014

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
  • Vài điều tâm lý Khí Công (6)

    • 0 Comments

  • Con ngựa thồ

    • 0 Comments

    Gió lạnh thổi ào ào.

    Ông già co ro, con ngựa thồ dậm chân nôn nao, hí lên từng hồi nhưng vẫn chưa chịu chạy vào vùng đất của tự do.

    Như sực nghĩ ra điều gì. Ông già dẫn con ngựa lại chỗ cái xe, thắng nó vào xe. Rồi cầm cái roi quất vào không trung vun vút. Miệng la hét chửi mắng nó giống như lúc nó đang kéo xe hàng.

    Lạ thạy.

    Con ngựa thồ lập tức tung vó kéo cái xe không chạy vào thảo nguyên mênh mông mờ mịt khói sương.

    Ông già đổ sụp xuống nền cỏ ẩm ướt nức nở và ân hận:

    -          Tội nghiệp mày anh bạn. . . . tao đã trót làm cho mày trở thành con ngựa thồ nô lệ vĩnh viễn rồi. . . . .mầy đã không thể từ bỏ cái xe kéo và ngọn roi. . . .thế mà mầy lại muốn tự do thật sự sao. . .!?

    Ông già gục chết trong gió lạnh. Nhưng tiếng gào. . . .tự do. . . .tự. . . .do. . . .của ông, như vẫn còn âm vang đồng vọng khắp cả thảo nguyên bao la.

  • Vài điều về tâm lý Khí Công (5)

    • 0 Comments

    Người thầy trung bình chỉ biết thuyết pháp. Người thầy giỏi biết giải thích pháp bằng luận. Người thầy xuất chúng biết minh họa giáo pháp bằng các sự việc thực tiễn trong cuộc sống. Còn người thầy vĩ đại lại là người biết cách truyền cảm hứng. Và người học trò của người thầy vĩ đại là người biết dùng nghệ thuật biến cảm hứng thành sáng tạo.
    Cha mẹ cho ta sự sống, thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế, còn vị thầy tâm linh cho ta phương cách sống với “con người thật” của chính mình.
    Sáng tạo không phải cố tạo cái mới, mà là thành thật với chính mình và tự nhiên. Sau khi đổ mồ hôi trong lao động và suy tưởng cần cù, thì sáng tạo sẽ nở hoa trên mảnh đất nghỉ ngơi. Khi ấy thì ngươi khoanh tay còn thượng đế lay hoay; khi ấy ngươi buông tay còn thượng đế sẽ bay bằng đôi cánh mới. Khi ấy ngươi ngước lên mỉm cười nhàn hạ còn thượng đế mới là người phải tạo dựng thiên đường.. . .hề hề. . .