Vài điều nên biết khi hành công:
Này Cỏ May, khi ông hành công thì:
- Hơi thở vô ra phải điều hoà, phải nhỏ nhẹ, chậm dài và sâu. Không nên thở to và có tiếng động như thế.
- Tổ sư dạy: “Nhập thuỷ bất lập ba. Nhập lâm bất động thảo”. Nghĩa là xuống nước không làm nước nổi sóng. Vào rừng không làm kinh động cỏ cây. Cũng vậy, khi ông nhận khí và chuyển động thì chuyển động phải không trọng lượng, thật điều hoà và nhuyễn không có sạn. Như là bơi trong hư không mà không làm hư không nổi sóng.
- Lưng ông phải mềm và thẳng. Miệng ông tự nhiên hơi mỉm cười, tuy là không mở miệng ra hay là nhếch mép và mắt ông khép lại tối đa, chỉ mở hé theo tư thế thiền định. Hai điều này không phải ông cố gắng giữ mà là tâm ông định và tịnh thì tự nhiên được vậy. Thế cho nên nhà thiền gọi là an lạc.
- Khi ông thông công với vô vi thì hai tay ông tự nhiên sẽ hiển thị khế ấn (Mahamudra). Lúc ấy tuỳ theo nguyện lực, khế ấn sẽ tự chuyển động theo các đường Mantra. Khi ông tập đã vừa đủ, phù hợp với thể lực. Cơ thể sẽ tự hiển thị động tác đảnh lễ Như Lai. Khi ấy thì ông nghỉ hay là chuyển sang hành công với Mandala khác.
- Ông nhớ là tay ấn không được ra gân hay bóp quá chặt. Phải hoàn toàn thư giãn, chuyển động không trọng lượng và điều hoà an lạc thì mới được.
- Khế ấn(Mudra) sẽ tự hiển thị khi ông hành công và giúp mọi người đủ ngày giờ. Khi ông luyện công chỉ vì mục đích cá nhân của mình không vì mọi người. Khế ấn và Mantra sẽ không tự hiển thị.
- Dù cho ông làm vì mọi người đi nữa, nhưng nếu tâm ông còn chấp, còn tham sân, si, thì khế ấn khi hiển thị sẽ rất mạnh , sẽ ra gân và chuyển động không điều hoà an lạc. Ông tập sai như thế lâu ngày người sẽ nóng ran lên và dần dần sẽ trở nên nóng tính. Hoặc tính ông sẽ trở nên “bốc đồng” khi này khi khác không tịnh, không an lạc và thường có biểu hiện vô thức mất tỉnh giác. Bởi vậy ông phải tập giữ giới cho tốt và sinh hoạt có thiền vị, nhiên hậu mới tập các bài tập có khế ấn và linh phù của thiền mật được.
- Một điều khác nữa ông nên nhớ: nếu ông là cư sĩ còn có vợ con và gia đình, còn ăn mặn, chỉ ăn chay kỳ thôi. Thì chỉ được thực hành thiền mật sau 24 tiếng đồng hồ mỗi khi có sinh họat tình dục và ăn mặn. Bởi vì luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hoàn Hư, cho nên nếu hao hụt tinh lực, cơ thể chưa kịp hồi phục, nhận điển quang gia trì, lửa tam muội sẽ thiêu đốt cái xác rỗng khiến sinh nóng. Tập như thế lâu ngày mắt sẽ đỏ, cơ thể sẽ ốm và đen. Còn ăn xác động vật và dùng chất kích thích thì có nhiều độc tố khiến cơ thể hao hụt năng lượng để thải ra ngoài, nên không đủ thể lực để hành công, nếu không chờ cho cơ thể có thời gian hồi phục.
- Ông tập đúng giáo án thì cơ thể khoẻ mạnh, hồng hào, xinh tươi, tình tình dễ chịu, dễ mến hiền hậu, vui tính, thường hay cười và hay giúp mọi người, không bao giờ sân si đấu tranh hơn thua thị phi. Trong công việc thường có tính sáng tạo, ngẫu hứng, có tính nghệ thuật và phi logic.
- Này Cỏ May, khi hành công thì phi nổ lực, đừng cố gắng, cố gắng là tham dục. Ông nên tập vì sự sảng khoái, thú vị. Tập vì sự yêu thích của mình chứ đừng ráng sức, đừng ép trí, ép thân làm chi. Đừng chờ đến niết bàn mới hưởng hạnh phúc mà hãy hưởng sự phúc lạc sẵn có trong từng giây từng phút trôi qua. Hãy sống hết mình. Đừng để từng giây phút trôi qua với việc làm vô ích hay có ích mà thiếu hứng khởi thiếu thú vị, khiến uổng phí cuộc đời.
- Người theo tôn giáo hay biết về tôn giáo thì nhiều, nhiều vô kể như lá trong rừng. Thế nhưng người tâm linh thì như lá mùa thu. . . . Bởi vậy các nghi thức hay cách hành công ông học được đừng để người khác thấy. Bởi vì, do ngã mạn chúng sanh sẽ kiếm nhiều cách, nhiều lý do để xuyên tạc để gây phiền nhiễu đến ông. Do vậy tự mình ông ông biết, tự mình ông ông hay. Rồi khi giúp người khác, hãy dùng cái mà người ta đang tưởng đúng, cái mà người ta đang chấp nhận để biểu thị ra ngoài. Đấy không phải mình giả dối mà vì mình phải thích ứng. Cái hay cái huyền diệu ở chỗ, tuy phải thích ứng tình huống nhưng vẫn đầy hiệu quả và có thiền vị.
- Học là để áp dụng vào cuộc sống, làm cho cuộc sống của mình và cộng đồng ngày càng thú vị hạnh phúc hơn. Phương pháp chỉ có giá trị khi làm được như vậy. Còn tập để có công năng, để làm được những việc quái dị, nhằm để loè thiên hạ và tạo dựng uy tín cá nhân là điều rất không nên. Vì ham chút mật dính trên lưỡi dao le lưỡi liếm sẽ bị hoạ đứt lưỡi”. Trái lại chỉ nói lý thuyết suông, nói như vẹt, mười người trăm người cũng lập lại như thế chẳng có gì khác, không có hiệu quả gì thực tiễn. Càng tu càng ốm o bệnh hoạn, tình tình càng bảo thủ, ưa biện thuyết mà ít làm, không thực hiện được những điều mình thường khuyên người khác làm, thường lấy việc khổ hạnh và các việc vô vi không kiểm tra được để che đậy sự yếu kém về chuyên môn và đạo pháp của mình là cái mà ông thường gặp trong thời tượng pháp. Này Cỏ May, là người chân chính thì ông nên biết, phải tránh xa hai thái cực này.
(Ba Gàn ghi lại tại Quán Gió/Diên Lâm/2 3 2012)
>>>>>>>>>
Nhái Mén đang đợi uống trà:
Nhái Mén đang đợi uống trà
Gà rừng đã gọi, Ông Già mới pha
Chồn Sóc mang ly bày ra
Hổ chúa huýt sáo, áo già hát ca
Ông Già với chúng cười khà
Uống trà tán dóc ngắm rừng sương sa
Hương trà thơm ngát Hòn Bà
Thơm lên Hòn Dữ thơm qua Hòn Chùa
Thần Thánh Ma Quỉ hỏi mua
Chúng sanh đổi lúa
Phật xin đổi chùa
Ông Già lắc cái đầu cua:
Đổi cái “Ứ hự” ai mua thì mời
Hề hề. . . . .
Nhà của Mẹ
Nhà Mẹ có cây me tiên
Trái ăn trị bệnh ưu phiền sân si
Đầy kho trăng gió thiếu gì
Mắc chi danh lợi thị phi vướng tròng
Thiền và con kiến:
Ngồi thiền có con kiến
Nó rong chơi
khắp mọi nơi trên cơ thể
Nhàn Định đâu có dễ!
Xả định bắt kiến, hay tiến vào đại định ?
Rừng trúc Diên Lâm
Mẹ đứng giữa Linh Sơn
Trúc lớn hầu chung quanh
Thần Thánh tiếp chúng sanh
Rừng xanh tràn phúc lộc
Bóng tượng Phật :
Bóng tượng Phật in xuống nước
Trước chưa Có, nay Có đó
Bóng tượng Phật, Có hay Không?
Có phải Đồng trông như thật ?
Tượng thật hay bóng thật ?
Phật biểu thị thành tượng Phật
Vậy Phật thật hay tượng thật?
Bản thể biểu thị Phật hiện tượng
Hiện tượng thật hay bản thể duy nhất thật?
-Hề hề. . .
Mật Thật vượt trên Thật và Giả
Chiều rơi
Thời gian đứng im, lắng xuống
Không gian ngừng buông, đọng lại
Luân hồi đột nhiên tĩnh tại, ngừng quay
Trái đất bỗng dừng xoay
Cuộc đời ngừng bày biện
Mọi thứ hình như đang điên
Trừ ông tiên đang bấm máy
Bánh xe luân hồi và cái trục tham, sân, si
Nhà khách
Làm thạch động ở khu sinh thái KC Diên Lâm
Âm Dương tương thôi
Đại viên cảnh trí
Rừng anh đào
Rồng thiêng phun nước hầu Như Lai
Nắng chiều
Đạt Ma Tổ Sư/ Tranh Ba Gàn
Nhà thầy
Thư pháp
Bàn uống trà bên nhà Mẹ
Uống Trà Sen / Phù điêu Ba Gàn thực hiện trên tường đá
VÔ
Mây vờn Hòn Dữ
Hồ tịnh tâm
Quán Gió
>>>>>>
Mời các bạn xem phim:
>>>>>>>
Bồ Tát Đạo / Tác phẩm sắp đặt do Ba Gàn thực hiện ở Khu Sinh Thái KC Diên Lâm
( Khế ấn (Mudra) tượng trưng cho một hoạt động phi nội dung, không nguyên nhân, xuất hiện như một biểu hiện tự nhiên khi có sự giao hoà hợp nhất giữa Cái Một và sự Toàn Diện. Thiện Địa Nhân đồng nhất là trung tâm của vấn đề.
Phía trên là cái đèn không dầu, cổ họng gảy gục, mà vẫn cháy, tượng trưng cho trí tuệ phi nổ lực của Bát Nhã.
Phía dưới là bức tranh vẽ cây gậy chôn thẳng đứng trên mặt đất, tượng trưng cho sự chánh định vững chắc của Thiền Tịnh.
Bên cạnh cây gậy, cái nón lá đặt nằm ngữa trên mặt đất tượng trưng cho tâm không, luôn luôn bập bềnh chuyển động. Nếu muốn đứng được ở tư thế Thiền Động này, thì tâm không là lòng rỗng của cái nón phải luôn hướng về mặt trăng trí huệ ở tít trên cao.
Như vậy phù điêu này minh hoạ cái tướng biểu thị của Bồ Tát Đạo: Sau khi giao hoà đạt trạng thái Thiên Địa Nhân Đồng Nhất (Đắc Khí). Hành giả tu học là để đạt trí tuệ tối thượng của nhà Phật. Phương pháp thực hành là kết hợp Thiền Tịnh và Thiền Động.)
Chánh định và tuỳ duyên tánh khởi dụng
(Cân bằng cố định và cân bằng động)
Như Lai Thiền
(Đi mãi về phía trí huệ tối thượng vô cùng vô tận không ngằn mé và không có đích cố định)
Thiền Mật / Tác phẩm sắp đặt do Ba Gàn thực hiện ở Khu Sinh Thái KC Diên Lâm
(Tiến vào thế giới bất tư nghì bằng sự tỉnh giác, chứng kiến, không phán xét. Tiến vào thế giới bất tư nghì với 5 yếu tố: Diệu quán sát, bình đẳng, bất không, đại viên và thể nhập tự tánh )
Tánh Tướng viên thông
(Trong một giọt nước, không có chỗ nào không là nước)
Hộ Thân Ấn
(Hợp nhất với pháp giới bằng năng lượng không kẻ hở, tức thì hoá thân đồng trời đất nên gọi là hộ thân)
Quân vi nữ oa thảo
Thiếp tác thố ty hoa
Khinh điều bất tự dẫn
Vi trục xuân phong tà
(Thơ cổ)
Tạm dịch:
Chàng như cây đại thụ
Thiếp như loài hoa nhỏ bé và xấu xí
Biết phận mình thiếp không tự đến
Chỉ là tại cơn gió xuân
Nắng mới bên hiên nhà Mẹ
Cục đá và cây thiên tuế
Kéo điện ra Động Mẹ
Bóng trúc
Đồng Tròn dưới chân Hòn Dữ
Con Vua thì được làm Vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
(ca dao)
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Như Chiếu
(Thường chiếu, viên chiếu, tịch chiếu. . . cuối cùng rốt ráo phải là Như Chiếu)
Câu Trăng
(Trăng tượng trưng cho huệ do giới và đinh làm hiển lộ. Nếu dụng tâm trí đi câu trăng chứ không chịu hạ thủ công phu. Thì may ra chỉ câu được một vầng trăng khuyết)
Đời
Bất truyền truyền
Bụi trần
Tam Thế Như Lai
Yên lặng mỉm cười
Ngón tay chỉ trăng
Truyền thừa
Phân thân
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin Admin vui lòng chỉnh lại TIÊU ĐỀ chút xíu "DIÊN LÂM NGÀY VỀ",....
Diên Lâm ngày về
Nhà Tổ đề huề
Huynh Đệ cười hề
Đất Phật hiện tề,.....ha,ha, ha,....
Nhà Tổ Diên Lâm ngày một đang tiến về Đại viên cảnh trí.
Nam Mô Guru-Deva-Dakini Hum
"...Nay, Nha Trang mới thấy :
Không chỉ có biển xanh
Giờ Nha Trang thật đẹp
Bởi KHU RỪNG ƯỚC MƠ ! "
.......Bài thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng là ở chùa Đại Phạm nhưng không ai có thể tìm ra chùa Đại Phạm ở đâu, chỉ biết chùa ấy còn có tên là chùa Báo Ân .Ngôi chùaquan trọng nhất nơi xảy ra bài thuyết pháp quan trọng nhấtcủa tất cả các bản Pháp Bảo Đàn Kinh mà không có học giả nào truy ra được địa điểm chính xác , đang khi đó một sự kiện lạ lùng là chúng ta đã thấy cái tên chùa Báo Ân rất nhiều lần trong quyển Việt Nam Phật Giáo sử luận của Nguyễn Lang....và Điều lạ lùng nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam : trong Thiền phái TỲ NI ĐA LƯU CHI có hai tên khuyết lục vào thế hệ thứ năm và thứ sáu, vào thế kỷ thứ VII và thứ VIII cùng thời với Huệ Năng và Thần Hội .....
Tài liệu Phật giáo Việt Nam có một nghi vấn mà chưa ai trả lời được còn ghi laị trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang : có hai hệ phái Đại Điên và Bát Nhã không được chép vào lịch sử những thế hệ truyền thừa.....
Đang khi ấy nước Trung Hoa không có một tổ đình nào mang tên Lục Tổ thì trái lại Việt Nam đã có một tổ đình rất lâu đời mang tên là tổ đình Lục Tổ..........chứng tỏ Huệ Năng không phải là người Hán tộc mà là người Việt Nam .
( Trích nghiên cứu về Lục Tổ Hụê Năng - Kinh Pháp Bảo Đàn ,Thiền sư Thích Mãn Giác,nxb Phươg Đông )
Bạch Thầy!
Xin Thầy chỉ giáo thêm cho chúng con ý nghĩa của các ký tự trên Động Mẹ ở Diên Lâm ạ!
Theo tuần tự các ký tự từ thấp lên cao:
_ Dấu hỏi (?)
_ Dấu chấm than (!)
_ Dấu khác (≠)
_ Dấu tương đương (Dấu ngã trên dấu ngang)
_ Dấu tiến đến vô cực (∞)
_ Dấu vô cực ( O)
Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh