Mười bảy năm trước, lần đi chùa Hương đầu tiên. Chúng tôi đi đường sông, rồi mới vào suối Yến. Lần ấy vào mùa mưa, nước sông lớn mênh mang đục ngầu và chảy xiết. Chúng tôi ghé thuyền vào lễ các chùa và điện thờ ở 2 bên bờ sông. Sau đó thuyền lại ngược con nước đi về hướng Tuyết Sơn. Khi đến Chùa Tuyết thì trời đã gần tối. Bà con đi từ bến Đục đến trước nên chờ khá lâu, tưởng đâu chúng tôi đã đi lạc. Gặp nhau mừng vui thật cảm động. Ngày ấy hầu như cứ vài tháng bà con KCDS lại đi chùa Hương để lễ Phật và tập dã ngoại với Thầy. Chúng tôi thường ngủ ở Tuyết và luyện công ở động Hồng Sơn. Ngày ấy động Hồng Sơn còn chưa được khai mở. Thầy và chư huynh tự tim thấy. Khi vào động , chúng tôi phải ôm dây rừng từ trên đỉnh núi tuột xuống. Rồi ở lại cả ngày trong đó để sinh hoạt và tập thật thú vị. Có khi chúng tôi luyện công ở rừng mai, nơi xóm nhà của cụ Thạch Long, học trò của thầy ở chùa Tuyết.
Lần đầu tiên thầy gặp cụ Thạch Long thật ly kỳ và cảm động. Khi ấy là vào dịp lễ hội, chùa Tuyết đường vào núi cũng rất đông bà con đi hành hương lễ Phật, tuy là chưa đông bằng bây giờ. Đoàn KCDS như thường lệ, trên đường đi vào động Hồng Sơn thì ghé vào một cái quán lá bên đường. Quán của cụ Thạch Long.
Cụ Thạch Long khi ấy coi bói rất nổi tiếng, lại còn là họa sĩ nữa. Cụ vẽ thủy mạc rất đẹp. Bán rượu mơ, trà núi, thuốc nam và rau sắn. Hàng cụ rất đông khách. Mọi người vào để cụ coi bói, hay nhờ cụ ký họa hình mình và người thân vào các tranh thủy mặc với câu thơ đề bên cạnh.
Chúng tôi vào quán để nghỉ chân. Một số bà con nhờ cụ Thạch Long coi bói và mua thuốc nam. Cụ mời thầy và chư huynh mấy ly rượu mơ và trà núi. Đưa tiền cụ không lấy, nên thầy đã coi bói cho cụ để cùng cụ và mọi người cười chơi cho vui. Sau đấy còn bảo cho cụ biết căn bệnh nan y mãn tính cụ đang có trong người. Nghe xong, cụ sửng sốt, liền quì xuống đất xin thầy cứu mạng. Thầy cười hề hề. . .phát công giúp cụ già xóm núi. Sau lúc ấy, thấy trong người tự nhiên hết đau nhức và đi đứng bình thường trở lại. Nên cụ già vui mừng đảnh lễ và xin học với thầy. Thầy đã nhận và dạy cho cụ kỹ thuật phát công trị bệnh, hái thuốc nam, châm cứu và kinh dịch, để cụ làm phúc giúp đỡ bà con quanh vùng. Thế là từ đó, chúng tôi lại có thêm một điểm dừng chân để luyện huyền công giữa rừng thiêng, ngay tại rừng mai của Tuyết Sơn.
Hôm nay, đi chùa Hương. Đầu tiên chúng tôi cũng định đi phía bên Tuyết. Nhưng chưa tới lễ hội, nên bên ấy chưa có đò, chỗ ăn nghỉ cũng khó. Bởi vậy chúng tôi đã đi phía bên Thiên Trù. Mười bảy năm trước, nếu đi chùa Hương vào phía Thiên Trù. Chúng tôi thường ở lại chùa Tiên Sơn. Để luyện công ban đêm ngay trong động Cô Tiên. Tại sân chùa Thiên Trù, những năm ấy, thỉnh thoảng vẫn có những lớp KCDS đông hàng mấy trăm người cùng tập dã ngoại với thầy.
Bây giờ chùa Hương khác trước rất nhiều. Chủ yếu làm du lịch là chính. Người rất đông, dịch vụ, quán xá cũng mọc lên chi chít. Nếu đi vào dịp lễ hội thì chen nhau còn mệt, nói gì đến tịnh tâm luyện công tu học. Bởi vậy chúng tôi tranh thủ đi vào dịp này chưa có khách là mấy.
Trời khá lạnh và mưa phùn lất phất. Suối Yến sạch và đẹp. Nước trong vắt, trời mờ hơi sương. Núi rừng như thực như hư ẩn hiện trong mây. Hoa súng nở dọc bờ suối. Én liệng quanh thuyền và chim trời bay từng đàn về các dãy núi mờ xa. Bà con hát tập thể, sinh hoạt văn nghệ ngay trên thuyền. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng ngâm thơ, tiếng sóng đập vào mạn thuyền, tiếng gió hú trên các vách đá cô đơn, hợp thành một giai điệu thân thương quen thuộc, mà bao năm rồi vẫn không ngừng thôi thúc trong trái tim tôi. . . . Nó như từ mười bảy năm trước vẫn đang vọng về, ngân nga, âm vang trên những dãy núi Voi Phục, lẩn quất giữa từng mây xám và là đà mênh mang trên dòng suối Yến, trước khi ra sông lớn chảy về hợp nhất với đại dương mênh mông không bờ không bến.
Hàng quán đang rục rịch dựng nhà che bạt để chuẩn bị đón khách đi hội. Đường rừng sạch và khô. Cây rừng xanh thẳm. Trong các khe đá, phong lan và hoa rừng đã bắt đầu nở. Những cây đại cổ thụ rễ phụ tua tủa, lá rụng trơ cành trong gió lạnh. Đá già rêu phủ xanh rì và cảnh vật như già hơn, cổ hơn và đẹp hơn mọi năm.
Đi như thế này thoải mái thật. Nhàn hạ, ung dung, chẳng bù các năm đi vào dịp lễ hội phải chen lấn, đông đảo, ồn ào, đi về thấy rất mệt và cực khổ. Mà nào có lạy Phật được đâu. Đông quá thành ra chỉ toàn lễ sau lưng người khác. Với lại các năm gần đây, Thầy đi núi thường ung dung không gấp, không nhanh. Thấy bà con sắp mệt, Thầy liền cho nghỉ. Nên ai cũng đi theo được, kể cả bệnh nhân và người già yếu. Luyện công dã ngoại thì bài tập có thiền vị và phù hợp với thể lực của bệnh nhân và người già yếu, nên bà con ai cũng thích. Thế mà hiệu quả thì lại cao hơn xưa rất nhiều. Trao đổi về việc này lúc uống trà trên núi, Thầy cười và bảo :
- Hề hề. . . .các cụ và bà con biết không. Ta không cần chạy theo hình tướng. Thay đổi quá nhiều bài tập với những biểu thị kỳ lạ để thu hút người tập. Trái lại bài tập ngày phải càng cải tiến đơn giản hơn, dễ thực hành hơn, có tính thiền cao hơn, đi vào chuyên sâu hơn, hiệu quả lớn hơn nhưng tính phổ cập ngày phải càng cao hơn mới được.
Nhìn đoàn người đông đảo đi phía sau thầy leo lên dốc núi cao. Ai cũng hồng hào khỏe mạnh, lạc quan và yêu đời. Nhiều người trong số họ tuổi đã khá cao. Có người trước kia còn bị bệnh nan y tưởng không qua khỏi. Tôi thấy trong lòng mình thật vui. KCDS đã không còn là một hiện tượng như ngoại cảm. Mà ngày nay nó đã đi vào sinh hoạt thường nhật của một bộ phận không nhỏ đông bào mình. Là một nét đẹp văn hóa và là trò chơi đầy thú vị giúp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người.
Mùa đông rét mướt đã dần qua. Mùa xuân đã về trên khắp quê hương. Hương xuân nồng nàn. Khí xuân đầm ấm. Hoa mai hoa đào bắt đầu khoe sắc. KCDS cũng là một nụ hoa bé nhỏ, cùng góp hương sắc vào vào vườn hoa xuân muôn màu muôn sắc của cuộc sống mới trên quê hương mến yêu.
>>>>>>
Gặp nhau mừng vui thật cảm động
Uống chén trà nóng, vui cười với nhau một chút trước khi vào núi du xuân cũng là một cái thú ngày đầu xuân. Đời người đâu dễ gì có những phút giây thư giãn vô tư vô lự với tình người và những kỷ niệm đẹp như thế này.
Thêm một tiếng cười thế gian bớt đi một chút đau khổ. Đồng cảm với những điều thú vị ẩn tàng trong sự sự vật vật. Sống chân tình, sống hết mình, thì tình người sẽ nở thành hoa hạnh phúc
Nhìn đoàn người đông đảo đi phía sau thầy trong gió lạnh đầu xuân. Ai cũng hồng hào khỏe mạnh, lạc quan và yêu đời. Nhiều người trong số họ tuổi đã khá cao. Có người trước kia còn bị bệnh nan y tưởng không qua khỏi. Tôi thấy trong lòng mình rộn lên một niềm vui.
Xuống thuyền
Mùa đông rét mướt đã dần qua. Mùa xuân đã về trên khắp quê hương. Hương xuân nồng nàn. Khí xuân đầm ấm
Ngồi thuyền theo con suối Yến vào chùa Hương. Bà con hát tập thể, sinh hoạt văn nghệ ngay trên thuyền.
Tiếng cười, tiếng nói, tiếng vỗ tay, tiếng hát, tiếng ngâm thơ, tiếng sóng đập vào mạn thuyền, tiếng gió hú trên các vách đá cô đơn, hợp thành một giai điệu thân thương quen thuộc, mà bao năm rồi vẫn không ngừng thôi thúc trong trái tim tôi. . . .
Nó như từ mười bảy năm trước vẫn đang vọng về, ngân nga, âm vang trên những dãy núi Voi Phục, lẩn quất giữa từng mây xám và là đà mênh mang trên dòng suối Yến, trước khi ra sông lớn chảy về hợp nhất với đại dương mênh mông không bờ không bến.
Trời khá lạnh và mưa phùn lất phất. Suối Yến sạch và đẹp. Nước trong vắt, trời mờ hơi sương. Núi rừng như thực như hư ẩn hiện trong mây. Hoa súng nở dọc bờ suối. Én liệng quanh thuyền và chim trời bay từng đàn về các dãy núi mờ xa.
Suối Yến trong vắt. Rừng xưa thay áo mới. Trời xanh mờ khói sương. Rừng cây như già hơn, đá núi cũng già hơn xưa, rêu phủ xanh rì. Haha. . . ha. . . Đời già hơn, Đạo cũng già hơn xưa, Cảnh vật như già hơn, cổ hơn, chỉ có ngọn lửa nhỏ trong trái tim nhân gian, vẫn đang còn trẻ mãi. . .trẻ mãi. . . vẫn đang còn cháy mãi . . .chảy mãi. . . không bao giờ tắt.
Tham quan đảnh lễ ở Đền Trình / Chùa hương/ 1/2012
Kỷ niệm trước Đền Trình Chùa Hương/1/2012
(Ông Sư đền Trình chùa Hương/1/2012)
- Ông sư đẹp quá
- Tội nghiệp cho ổng?
- Tại sao, cụ bảo là tội nghiệp cho ổng ?
- Này ông, giả dụ bây giờ ông là một người bình thường như bao người bình thường khác. Không ai biết đến ông. Ông chỉ sống cuộc đời bình thường thôi. Nếu có người có phép thần, có thể biến ông thành đá để được đặt lên bục cho người ta cung kính cúi lạy và cúng dường. Tôi hỏi thật, ông có muốn đổi cuộc sống bình thường của mình để được chết rồi được như vậy không?
- Thưa cụ, dù chỉ sống bình thường nhưng sống vẫn hơn.
- Thế cho nên ta mới bảo ông sư này là tội nghiệp. Bởi ổng có được đi chơi như mình đâu chứ . . . Hề hề. . .
Kỷ niệm trước cổng tam quan chùa Thiên Trù /1/2012
Kỷ niệm trước gác chuông chùa Thiên Trù/1/2012
Đảnh lễ ở chùa Thiên Trù /1/2012
Chùa Hương bây giờ, kiến trúc, các tượng thờ, hoa văn và dây cát tường dâp khuôn theo Tây Tạng. Giữa chánh điện Tượng Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện lại làm theo mẫu người nữ Tây Tạng. Những điều ấy trông hơi lạc điệu và không phù hợp với cảnh quan quan thuần Việt ở chung quanh.
Bắt chước Tây Tạng. Chùa Hương treo dây cát tường khắp nơi
Đảnh lễ ở điện thờ Bồ Tát Quan Âm / Chùa thiên trù/1/2012
Tham quan đảnh lễ ở điện thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Lối vào động Cô Tiên / chùa Tiên Sơn/1/2012
Tham quan đảnh lễ ở động Cô Tiên / Chùa tiên sơn/1/2012
Kỹ niệm ở động Cô Tiên /chùa Tiên sơn /1/2012
Đường lên Am Từ Vân / chùa Giải Oan /1/2012
Tượng Bồ tát Quan Âm làm theo phong cách Việt rất phù hợp với cảnh quan và không gian văn hóa dân tộc/Chùa Giải Oan/1/2012
Hôm nay chưa đến lễ hội nên động Huyền Không vắng khách, chỉ có đoàn KCDS đến lễ Phật mà thôi /1/2012
Đảnh lễ ở động Huyền Không / Chùa Hương / 1/2012
Bà con tham quan động Huyền Không / chùa Hương /1/2012
Đụn gạo / Động Huyền không /1/2012
Kho Tiền / Động Huyền Không /Chùa hương /1/2012
Bàn thờ Cậu Bé hộ trì những người hiếm muộn sinh con trai / động Huyền Không / Chùa Hương/1/2012
Trong động Huyền Không, động chính của chùa Hương / 1/2012
Hứng sữa mẹ từ các Vú Sữa bằng đá trên trần thạch động để cầu phúc lạc /Động Huyền Không/Chùa hương/1/2012
Bên cổng Nam Thiên Đệ Nhất Động
>>>>>>>
Ngẫu hứng chùa Hương:
Đội lễ lên chùa
Chờ ngày giải thoát
Gánh nặng cuộc đời
Tọa thiền ở động Huyền Không / Chùa Hương /1/2012
Chung bầu sữa Mẹ
Diệu hữu
Những cái bóng trên vách động Huyền Không / 1/2012
>>>>>>>>>>>
Mời bạn xem phim:
1/ Đền Trình Chùa Hương
2/ Suối Yến
3/ Chùa Thiên Trù
4/ Động Huyền Không
5/ Chùa giải oan