( Vô tác diệu lực ) / Tranh Ba Gàn/ Tây Tạng/9/2011
>>>>>>
Ta bỏ lại Tây tạng rồi
Cụ già đi Tây Tạng về.
Có mấy người đến chơi và hỏi:
- Thưa cụ, nếu Phật tại tâm, tâm tức Phật thì sao phải qua tận Tây Tạng lận ?
- Chơi
- Thưa cụ, cụ đi thế là đi chơi, chứ không phải đi hành hương thông công tu học ?
- Tu học cũng để chơi
- Nghe nói trong đoàn có nhiều người già yếu, bệnh nặng, ở nhà sinh hoạt còn khó, thế mà vẫn lên được các đỉnh núi ở Tây Tạng cao đến 5.000 hay 6.000m lận. Ở khách sạn đoàn cũng chẳng cần luyện công, chỉ đi chơi thôi. Còn khi lên núi cũng chẳng cần dùng pháp gì, thậm chí niệm Phật cũng không. Mọi người cùng cụ ung dung nhàn hạ leo núi chơi, cười nói an lạc. Khi mệt thì ngồi nghỉ, hết mệt lại đi. Vừa đi vừa thưởng ngoạn phong cảnh, đúng là nhàn du. Thế mà tự nhiên ai cũng leo lên được Thanh Bộc động và những đỉnh cao như thế, trong điều kiện không khí loãng và khí hậu khắc nghiệt. Thưa cụ, có phải cụ dùng “vô tác diệu lực “ không ?
- Chơi cũng là tối thượng pháp môn, cường điệu làm gì.
- Như vậy, đấy là do sức của mọi người, chứ không phải nhờ lực ơn trên gia trì?
- Do Phật tại tâm.
- Làm sao biết vậy ?
- Đến đây ta nói cho nghe.
Ông khách bước đến gần để nghe cho rõ, thì tự nhiên cụ già vung tay tát ông ta một cái. Ông khách đau nên la oai oái:
- Sao cụ lại tát tôi?
- Có đau không?
- Đau
- Làm sao ông biết được?
- Tự nhiên biết
- Già cũng tự nhiên biết như vậy. . . .hề hề. . . .
- Thưa cụ, mình cứ rong chơi khắp nơi, tiếp xúc cảnh đời, thì làm sao Định được chứ ?
- Cùng trôi thì tự nhiên định
- Thưa cụ, cụ hành hương đất Phật về. Được gia hộ độ trì, chắc thế nào cũng có bài tập mới cho mọi người như các lần trước chứ?
- Mưa xuân về, cỏ non tự lên xanh
- Thưa cụ, mình chẳng làm gì thì lấy tiền đâu mà đi chơi chứ?
- “Xuân thuỷ mãn tứ trạch” Nước xuân đầy thì tự nhiên tràn ra bốn phương. Làm cũng là chơi, mà chơi cũng chính là làm. Khi chơi và làm hợp nhất không kẽ hở, thì tự nhiên đạo trời hanh thông, biến hoá vô lượng mà không chướng ngại. Tự nhiên đạt tự tại giải thoát.
- Thưa cụ, đoàn đi Tây Tạng về thành công như thế. Cụ có đúc rút ra những kinh nghiệm gì quí báu không? Có thể chia sẻ cùng chúng tôi không?
- Hề hề. . . .Ta bỏ lại Tây Tạng rồi .
Mây/ 13/9/2011
. . . . . . .
(Giải thoát tri kiến) / Tranh Ba Gàn /Tây Tạng/9/2011
. . . . . .
Mời các bạn xem phim:
Rong chơi ở Quảng Châu/Trung Quốc/9/2011 (Quay và dựng phim: Huynh Thiện Hoàng)
Di-choi-o-Quang-Chau.mp4
Đứng trên mái ta bà
Nhìn ra toàn thế giới
Chẳng dính đạo
Chẳng dính đời
Chộp vài tấm để chơi
Hơi đâu cố cầu cố đợi
Nếu thấy công việc chỉ là công việc, thì đấy là địa ngục.
Còn thấy công việc là trò chơi thú vị, đầy ngẫu hứng và sáng tạo thì tức khắc giải thoát
Hề hề. . .
Ai có đi chơi với tui không thì đi . . .
Cỡi trâu Yak rong chơi khắp miền đất Phật / Tây Tạng / 9/2011
Có người bảo bản đồ Tây Tạng giống hình một vị Thần Linh nằm ngửa
Nhưng dân Tạng, khi đứng thì thường đứng thế này!
Con đường đá cổ ở cung Potala/Tây Tạng/9/2011
Hai bên tường cao
Che kín tầm nhìn
Trời nắng
Nhưng con đường vắng và tối
Gió thổi
Mang theo mùi băng giá
Con đường đá nhẫn nhục dưới những bước chân
Thần lặng im
Người lặng im
Chim chóc cũng lặng im
Tất cả chìm trong đá
Chỉ trừ có tiếng gót giày
Vang xa
Ngân nga
Như một hồi chuông
Ta si tờ lờ. . . .Ta si tờ lờ. . . ./Tây Tạng/9/2011
Đứng bên Tạng Ngao/ Tây Tạng/9/2011
Trâu Yak làm du lịch trên đỉnh đèo cao 6.200m nhìn xuống Dương Hồ /Tây Tạng/9/2011
Kỷ niệm trước chùa Đại Chiêu tự thủ đô Lasha/ Tây Tạng/9/2011
Dương hồ và đỉnh Kangsan tuyết phủ trắng xoá cao 7.200m / Tây Tạng /9/2011
Cung Potala, thánh địa của Phật Giáo Tây Tạng và Mật tông thế giới. Nơi có chứa các bảo tháp bằng vàng ròng của chư Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch /Tây tạng/ 9/2011
Kỷ niệm ở Cung Potala thủ đô Lasha/ Tây Tạng/9/2011
Bạch Vân Cư Tự, nơi có Mandala của Ngũ Trí Như Lai với các Mẹ Tara được an vị theo vòng xoắn lốc của bảo tháp / Tây Tạng /9/2011
Kỷ niệm ở tu viện Sera /Tây Tạng/9/2011
Kỷ niệm bên đỉnh ngọn núi tuyết cao 6.200m/Tây Tạng/9/2011
Leo lên Thanh Bộc động - Tây Tạng, để thông công nhận điển quang gia trì luyện công tu học là niềm mơ ước của biết bao người tu mật. /Thanh Bộc Động /Tây Tạng/9/2011
Thế nhưng, đường lên núi dốc đá cheo leo hiểm trở, độ cao lại trên 5.000 m, không khí loãng, thời tiết khắc nghiệt luôn là một thử thách lớn cho bất kỳ người hành hương nào. Ai cũng mệt gần như muốn ngất đi, vì vậy có rất nhiều du khách đành bỏ cuộc.
Nhưng kỳ lạ thay chúng tôi cứ vừa đi vừa nghỉ ngơi nhàn hạ. . . .
Vừa ngắm hoa rừng khoe hương sắc bên đường đi. . . .
Vừa nghe chim trời ca bài ca tự do giữa trời đất mênh mông . . .
Vừa hội ngộ, giao lưu, đàm đạo với chư Lạt Ma . . . .
Giao lưu gặp gỡ với chư vị nữ tu. . .
Vui vẻ cùng bạn bè khắp 5 châu bốn biển. . . . .
Vừa chụp hình lưu niệm, cười đùa nhàn hạ với nhau giữa mây trời, giữa rừng thiêng và thong dong trên nóc nhà thế giới. . . .
Thế mà cả đoàn vẫn đến được các mật thất trên đinh Zedan linh thiêng (Thanh Bộc động). Đến sớm hơn một số người hành hương khác đang gặp khó khăn khi leo núi, kể cả dân bản xứ. Chẳng cần một chút cố gắng nào, chúng tôi đi mà như đi chơi, khác hẳn các lần trước. Đúng là "Vô Tác Diệu lực"bất tư nghì không thể nghĩ bàn! Và "chơi" cũng là một pháp môn tối thượng, cần gì phải cường điệu chứ !
Trên đỉnh Thanh Bộc, nơi có mật thất chính của hậu duệ tổ sư. Một cái lò đắp bằng phân trâu Yak trộn với bùn, cỏ và đá cuội, đang yên lặng nhả khói thơm đốt từ các dược thảo lấy trong rừng.
Cả đoàn chụp hình lưu niệm trên đỉnh Thanh Bộc động cao gần 5.500 m với 108 thạch động ẩn cư của các tu sĩ nhập thất theo trường phái Mật Tông của Tổ Sư Liên Hoa Sanh / Tây Tạng /9/2011
Một trong các mật thất trên Thanh Bộc Động/Tây tạng/9/2011. (Tự giam mình trong các mật thất. Các vị tu sĩ ly đời, ẩn cư, nhập Thiền luyên công không tiếp xúc người thế gian )
Trên đỉnh Thanh Bộc Động lộng gió và không khí loãng. Trời xanh, mây trắng bay đầy trời. Chim khổng tước ríu rít trong các bụi gai có trái chín đỏ như máu. Nhìn về phía thung lũng xa. Nơi ấy có phố phường và cuộc sống đông vui. Một người hỏi cụ già:
- Thưa cụ, trước đây cụ có nhập thất luyện công không?
- Này ông, ta vẫn đang nhập thất đây?
Người ấy ngạc nhiên:
- Cụ đang đi chơi với chúng tôi sao gọi là nhập thất.
- Này ông, có một cái thất lớn, mật, tối mật, diệu dụng khó có thể nghĩ bàn. Nếu mình biết an cư trong ấy, thì tự tại vô ngại, mặc tình co duỗi, Ma và Phật cũng chẳng hay, đời và đạo cũng khó vào khó biết. Tự nhiên không giải thoát mà tự do. Không làm mà sự tự nhiên hanh thông biến hoá. Chơi và làm không còn ranh giới. Chánh và tà đều tan nát hoá hư không.
- Thưa cụ đó là gì?
- Tánh
- ?!. . . .
- Ở mình thì nó là con người thật, nó là lời giải cho câu hỏi “Tôi là Ai?”. Ở bên ngoài nó là mẹ của mọi hiện tượng. Ở pháp nó là Vô Ngã, Vô Tướng và Vô Pháp. Này ông, nó là phần bí mật ở ngay trước mặt, chỗ nào cũng có, mà sâu kín, mà ẩn tàng. Mật hơn tất cả mật thất, kín hơn tất cả mật thất, ly hơn tất cả mật thất, vào đây nhập cư, thì tu và hành sẽ tự hợp nhất, đạo và đời sẽ tự viên thông, Phật và chúng sanh đâu còn ngăn cách. Này ông, nhập cái Mật Thất Duy Nhất Một này thì có thể vừa đi chơi vừa nhập chẳng trở ngại gì. Bởi vì ở chỗ đấy dung thông và thu nhiếp tất cả các pháp . . . .hề hề. . . .
Cả đoàn đã leo lên đến mật thất chính trên đỉnh Thanh Bộc / Tây tạng /9/2011
Thầy và cả đoàn bước vào mật thất chính trong 108 thạch động để luyện công trên đỉnh Thanh Bộc Động / 9/2011
Thông công, nhận điển quang gia trì, dụng Đại Thủ Ấn với tam mật tương ưng, luyện công tại mật thất chính ở Thanh Bộc Động/ Tây Tạng/ 9/2011
Mật Thất chính ở Thanh Bộc Động / Tây Tạng / 9/2011
Trên đỉnh Thanh Bộc có cái chùa nhỏ thờ Tổ sư Liên Hoa Sanh. Thầy và đoàn đã nhận điển quang gia trì của Tổ và luyện công ở đây rất hiệu quả/Tây Tạng/9/2011
Cả đoàn đã xuống núi an toàn, kết thúc thành công đợt leo núi Thanh Bộc huyền thoại, nhàn hạ, an lạc, phi nỗ lực. . . .Đúng là "Chơi", cũng là pháp tối thượng, cần gì phải cường điệu chứ.
Bên bờ Nha Lung, con sông lớn và linh thiêng ở Tây Tạng / 9/2011
Thảnh thơi, an lạc, bên dòng Nha Lung xanh biếc. Trên trời mây trắng bay, dưới này nắng vàng tươi rực rỡ. Phía chân trời xa, mưa đang trút xuống các đỉnh núi lặng yên.
Đi thuyền dạo chơi trên sông Nha Lung hùng vĩ và thơ mộng / Tây Tạng/9/2011
Kỷ niệm trên dòng Nha Lung thơ mộng /Tây Tạng/9/2011
Vui cùng các Lạt Ma trẻ trên dòng Nha Lung /Tây Tạng /9/2011
Sóng lao xao
Anh muốn bay lên với trời cao. . . .
Nhưng nước
thì lại luôn tuôn trào về nguồn cội
Và muôn đời
Mây vẫn cứ trôi thảnh thơi
Bởi nó thích rong chơi, nơi cuộc đời đầy cát bụi
/ Sông Nha Lung /Tây Tạng/9/2011
Thông công, nhận điển quang gia trì, luyện công trước linh tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn tại tu viên Samye /Tây Tạng /9/2011
Luyện công ở ban Phật Trường Thọ / Tu viện Samye/Tây Tạng /9/2011
Luyện công trước ban thờ Tổ Sư Liên Hoa Sanh ở chùa chính Thanh Bộc Động /Tây tạng /9/2011
Nước để làm nghi thức quán đảnh /Chùa chính Thanh Bộc Động/Tây Tạng /9/2011
Luyện công với điển quang gia trì của Tổ Sư Liên Hoa Sanh /Tu viện Samye/Tây Tạng/9/2011
Luyện công với điển quang gia trì của chư vị Đại Bồ Tát/ Tu viện Samye/Tây Tạng/9/2011
Luyện công với điển quang gia trì của các Ngài Mahacala, Kim Cang Thần, Minh Vương và Phẫn Nộ Phật/Tu viện Samye/Tây Tạng/9/2011
Đạo cảm thông, không thể nghĩ bàn. Đại Thủ Ấn tự hiển thị để thông công học đạo với điển quang gia trì của chư Phật, chư Tổ, chư Bồ Tát, các Mẹ Tara, Dakini và Kim Cang Thần / Tu viện Samye/Tây Tạng/9/2011
Kỷ niệm ở chùa Đại Chiêu Tự/Thủ đô Lasha/Tây tạng /9/2011
Kỷ niệm trước chùa Nam Hoa bên suối Tào Khê, nơi hiện có xá lợi toàn thân của Chư Tổ Huệ Năng, Hám Sơn và Đơn Thuyền / Quảng Châu/ trung Quốc/9/2011
Đảnh lễ xá Lợi toàn thân của Tổ Huệ Năng ở chùa Nam Hoa bên bờ suối Tào Khê ở Quảng Châu Trung Quốc/9/2011. Hai bên còn có xá lợi toàn thân của 2 học trò ngài là Hám Sơn và Đơn Thuyền/9/2011
Bể nước Thần linh thiêng ở chùa Nam Hoa bên suối Tào Khê, nơi xưa kia Lục Tổ Huệ Năng dạy Thiền cho thánh chúng/ Quảng Châu/9/20111:
Tào Khê nước chảy đá mòn
Tiếng chày giã gạo như còn đâu đây
Vượn buồn gọi mẹ trên cây
Ưng vô sở trụ, biết Thầy nơi đâu ?!
Tiễn tôi, anh đứng bên đèo
Núi rừng Tây Tạng bay theo mây trời
Anh chơi giữa chốn non cao
Còn tôi vô tướng bay vào nhân gian
Hẹn ngày sen nở tuyết tan
Mây trời lại đến bên ngàn rong chơi.
(Còn tôi vô tướng bay vào nhân gian)
Quảng Châu đi Lasha/Tây Tạng/9/2011 (Quay và dựng phim: Huynh Thiện Hoàng)
tu-Quang-Chau-den-Lasha.mp4
Tu chơi
Làm chơi
Sống là để chơi
Giả dụ có chứng ngộ, chắc cũng là để biết cách chơi thôi mà
Niết bàn, địa ngục, luân hồi và giải thoát chẳng qua chỉ là trò chơi lớn của vô vi
Vậy mà cứ tưởng thật, không tự tại vô ngại biến cuộc đời này thành hí trường và mọi sự thành trò chơi thì quả là uổng phí một đời người.
Hề hề. . . (Nhưng lời nói này cũng là để chơi thôi mà đừng tưởng thật !)
Ngộ/ Tây Tạng/9/2011
(Khi Đạo và Đời gặp nhau đó lài cái Ngộ tối thượng)
Có Tướng thì Tướng nào cũng bị câu thúc
Có Pháp thì Pháp nào cũng bị làm giả
Có Ngã thì Ngã nào thoát khỏi lưới Ma?!
Vô Tướng, Vô Pháp, Vô Ngã
Thì ta bà mặc sức rong chơi
Qua lại lưới Ma, mà không hề chướng ngại
( Cung Potala/ Tây Tạng/9/2011)
Này Cỏ May, người Tạng cũng như người Việt mình, khi bồng các cháu kháu khỉnh dễ thương ra đường. Sợ nhiều người khen quá sẽ khiến Ma phá, làm nó biếng ăn chậm lớn. Mẹ cháu bé khi bế nó ra đường, thường phệt lên mặt nó một vết lọ để làm tướng nó khác đi và làm cháu xấu hơn một chút. Ông cũng vậy. Ông nên bắt chước họ. Hãy quẹt lên tướng của giáo pháp ông một chút lọ để trở thành vô tướng rồi mới nên biểu thị ra trần thế. Như thế thì mới tránh được ma phá. Nhưng nhớ khi quay về nhà thì hãy rửa mặt đi để hết lọ. . . . .hề hề. . . .
Những phiến đá lát nền cung Potala đã hàng nghìn năm tuổi, mòn vẹt theo thời gian /Tây Tạng/9/2011
Những phiến đá lát nền Thánh Địa
Bị chân người dẫm đạp
Qua thời gian đã mòn góc cạnh
Đá mòn bao nhiêu thì khoảng không lại lớn ra bấy nhiêu
Khi hữu vi mòn đi thì vô vi sẽ bù vào chỗ thiếu
Do vậy mà Cái Một là duy nhất và Bất Nhị
Đá cứng cách mấy cũng bị bào mòn
Giáo pháp dù vĩ đại cách mấy cũng sẽ bị mai một
Luật trời sao tránh được
Nhưng kẻ vượt trên hữu vi và vô vi
Kẻ rong chơi giữa hai miền sáng tối
Kẻ ấy
Tự nhiên, thấy chẳng có mẹ gì
Hìhì. . . . .
Rong chơi giữa hai miền sáng tối
Người lớn
Quay pháp luân rè rè
Nhưng em bé Tạng
Thì lại nhìn dòng sông trôi bằng đôi mắt sáng
Người sùng tín quay pháp luân
Nhưng ánh mắt ngạc nhiên
Ngây thơ
Trong trắng
Thì chỉ cái trinh nguyên
Duy nhất cái trinh nguyên
Mới tự nhiên sẵn có.
Hữu hạn và vô cùng / Hai cây tùng chết khô ở chùa Nam Hoa /Quảng Châu Trung Quốc/9/2011
Đọc sách Thiền / Quảng Châu/ 9/2011
Miếng đá chép kinh /Potala/9/2011:
Miếng đá chép kinh
Ai vất trên bải cỏ
Có mặt trời mặt trăng làm đèn
Có trời đất làm chùa
Có sương khói 4 mùa làm đồ cúng
Gió tụng, đất đá nghe
Cỏ gà, cỏ tre ngồi thiền
Kiến và mối kinh hành thành hang thành tổ
Ah. . . ha. . .ha. . .
Một ngày đi ngang qua
Cúi đầu ta đảnh lễ
>>>>>>>>
Cùng cười chút chơi:
Coi chừng nghê cắn / Chùa Nam Hoa--Tào Khê/ Quảng Châu//Trung Quốc/9/2011:
Hạt ngọc ta ngậm trong mồm
Cớ sao ngươi đến ngươi chôm hở trời
Khôn hồn đi chỗ khác chơi
Nếu không ta cắn sứt tơi bây chừ. . . .
Nhột quá. . . hề hề. . . . /Quảng Châu//Trung Quốc/9/2011:
Hỷ lạc thì đá cũng cười
Người người an vui xa mùi đau khổ
Tức cười quá . . . .Ha ha. . .ha. . . ./ Quảng Châu//Trung Quốc/9/2011
Khám phá những điều thú vị ẩn tàng trong ta, chung quanh ta, kể cả trong những giây phút khó khăn trở ngại đang xảy ra. Thì tự nhiên vui, tự nhiên tràn đầy sức sống. Nhờ vậy trực giác bạn sẽ luôn nhạy bén để linh hoạt biến hoá thích ứng với mọi tình huống/ Quảng Châu//Trung Quốc/9/2011
Vườn hoa ở cung Potala//Tây tạng/9/2011
Tượng Dakini ở chùa Bạch Vân Cư Tự /Tây Tạng/9/2011
Tham quan chùa Đại Chiêu ở Thủ đô Lasha/Tây Tạng/9/211 (Quay và dựng phim: Huynh Thiện Hoàng)
tham-quan-chua-Dai-Chieu.mp4
Kỷ niệm ngày leo lên đỉnh Thanh Bộc Động/Tây Tạng/9/2011
Tiếng vỗ của một bàn tay? /Một buổi hỏi đáp về giáo lý giữa các tăng sinh tu viện Sera/Tây Tạng/9/2011
>>>>>>>
Chú ý: Vì dung lượng bài viết là lớn. Nên nếu máy tính của bạn không hiển thị các clip video hay hiển thị không đúng các đề mục. Mời bạn nhấn F5.
A Di Đà Phật!!!
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tat !
Nam Mô Guru Đơva Đakini Hum
Nam mô Du hí Thần thông Công Đức Phật
Còn..... nào hơn...
Vô thượng Pháp môn...
.......
Vô tướng Pháp môn..
UM .......... A ........... HUM .......