Mình đã từng nghe ở đâu đó nói về "phi tưởng phi phi tưởng…" Trong đó có câu rằng: "… Gặp trúng gì hoặc không gặp trúng gì tâm ta tự xuất hiện ý nghĩ cần phải xét thì mới nên xét" .

Theo mình khi đã gặp trúng gì hoặc không gặp trúng gì mà tâmta tự xuất hiện... thì đó là sự đồng cảm, cảm xúc tức khắc tức thì… còn đã là như một nhận định thì liệu chỉ gặp một "trúng gì…" thì có thể có được không?

Vấn đề là nhận định đó được nói với ai? Ở đâu?… chứ không phải dựa vào "trúng gì…" đang có đó.

"Còn nếu tâm không xuất hiện ý ấy mà tự mình tối ngày cứ nghĩ là cần phải xét dù bất cứ việc gì thì kẻ ấy chỉ có thể nói là thấy Pháp như một giọt nước…",

"không nên ép tâm ta phải phán xét …"

-        Trong tu thiền liệu có thể ép tâm được chăng….?

-        Mình nghĩ trong vấn đề này phụ thuộc vào đối tượng đối diện với cái một mình đang phán xét cái một mình ở góc độ nào mà thôi…

Mình bỗng nhớ tới câu nói của cổ nhân"không thầy đố mày làm nên"… vậy có thể so sánh kho tàng tri thức với công lao người khai mở dẫn đường khám phá kho tàng mênh mông… bên nào nặng…nhẹ… được chăng? Và chắc chắn không có sự ngày đêm chỉ xét về một vế …

Mạo muội đưa đôi điều suy nghĩ, mong các vị Chân Nhân, chư huynh gần xa thành tâm đàm đạo để chúng sinh đồng giác ngộ .

 

Colau 11.09.2008

. . . . .

 

 

Lấy tay vỗ vào hư không. Hư không có tiếng kêu:

 

Tay vỗ: "… Gặp trúng gì hoặc không gặp trúng gì tâm ta tự xuất hiện ý nghĩ cần phải xét thì mới nên xét"

 

Tiếng vọng từ hưkhông: “Gặp trúng gì hoặc không gặp trúng gì...” Đây là: Đối tượng của Tâm.

 

1. Trong đó: “Gặp trúng gì” là “Trần” đang tương ưng với “Căn” để quá trình: sắc, thọ, tưởng, hành, thức... hiển thị. Hay “Ngã” hiển thị! Đây là nói lúc không hành thiền. Nếu hành giả luôn có tâm “Phán xét” là tự khởi động dây chuyền: sắc, thọ, tưởng, hành, thức... do vậy “ngã” càng ngày càng lớn hơn không vô ngã được!

 

2. “Không gặp trúng gì...”: Không phải là không gặp gì, mà là gặp vấn đề của tự thân, vấn đề từ TạngThức khởi lên. Cái đó gọi là đối diện với chính mình trong thiền quán. Do vậy:“không gặp trúng gì...” khi hành thiền trở thành đối tượng của nhận biết tỉnh giác. Khi ấy nếu hành giả chỉ nhận biết tỉnh giác không đè nén hay phan duyên theo “có niệm” hay “không niệm”, thì liền tâm không. Trái lại nếu có tâm “Phán xét” để đè nén, gạt bỏ hay phan duyên bị lôi thì sẽ tự mình khởi động dây chuyền tạo “ngã” là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

 

“. ..Tâm ta tự xuất hiện ý nghĩ cần phải xét thì mới nên xét. .”

 

Khi có vấn đề trong cuộc sống hay trong cơn thiền quán. Nếudo yêu cầu sử dụng thì ta mới nên chủ động xem xét trong trạng thái nhận biết tỉnh giác chứ không bị phan duyên. Điều ấy là để ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn. Chứ nếu không sẽ thành cây khô củi mục!

Trái lại bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ, can hệ đến ta hay không can hệ đến ta, cần để ứng dụng trong cuộc sống hay không, ta cũng khởi tâm phán xét thì vô hình chung đã tự làm mạnh thêm cái “Ngã” của mình!

 

Do vậy kinh mới nói:

"Còn nếu tâm không xuất hiện ý ấy mà tự mình tối ngày cứ nghĩ là cần phải xét dù bất cứ việc gì thì kẻ ấy chỉ có thể nói là thấy Pháp nhưmột giọt nước…"

 

Và:  “Không nên ép tâm ta phải phán xét. . .”

 

Mô Phật!

Lẽ dĩ nhiên kinh dạy điều này cho những người chưa chứng ngộ.Còn khi đã chứng ngộ thì khi đối diện với vấn đề. Lời nói và hành dộng là phản ảnh như thị của sự vật qua tâm bát nhã nên tức khắc, tức thì, ngẫu hứng, phi khái niệm và tràn đầy sáng tạo.

. . . . .

 

Tay vỗ: Theo mình khi đã gặp trúng gì hoặc không gặp trúng gì mà tâm ta tự xuất hiện… thì đó là sự đồng cảm, cảm xúc tức khắc tức thì…

 

Tiếng vọng từ hư không: Khi gặp trúng gì... hay không gặp trúng gì... nếu người đã chứng ngộ, vô ngã, tâm là đại viên cảnh trí. Thì mới là đồng cảm, tức khắc, tức thì được.

 

Còn nếu còn trụ ngã thì khi “gặp trúng gì”... hay “không gặp trúng gì”... thì tâm trí nhị nguyên của người ấy sẽ lập tức phán xét và do vậy sẽ khởi động và làm mạnh thêm cái ngã của mình!

. . . . .

 

Tay vỗ: Trong tu thiền liệu có thể ép tâm được chăng….?

 

Tiếng vọng từ hư không: Từ “Ép tâm” dùng trong kinh có nghĩa là: cố ý ép tâm và vô thức ép tâm.

Trước một vấn đề người trụ ngã thường cố ý phán xét phân tách đúng sai để chứng minh ta đúng người sai! Cái đấy gọi là cố ý ép tâm. Vì bản tâm thật sự là “phi phán xét” mà là “trực ngộ”!

Khi chưa chứng ngộ dù không cố ý phán xét thì do còn “Ngã” nên cái phán xét cứ phán xét một cách vô thức. Vì phán xét là thuộc tính của “ngã”!

Bởi vậy không phải trong tu thiền mà bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, kiếp này hay vô lượng kiếp về sau nếu chưa chứng ngộ. Thì luôn luôn“ép tâm”.

 

Mô Phật!

Khởi tâm phán xét hay không phán xét cũng chính là đang“ép tâm”!

Vì chân tâm thì rỗng không trong suốt không sinh không khởi!

. . . . .

 

Hềhề. . . ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy.

Nếu muốn biết rõ vấn đề. Bạn nên thưa với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được.

Chúc bạn thân tâm thường an lạc, Phật sự được viên thành.

 

Ba Gàn