Con xin hỏi Phi tưởng phi phi tưởng có phải là hoàn toàn ko nghĩ gì hết, hay có lúc nghĩ, có lúc ko nghĩ ? (Nếu vậy vì sao Phật nói lúc nghĩ, lúc ko nghĩ thì vẫn chưa giải thoát chỉ được lên trời, hoặc ko nghĩ gì hết cũng vậy) Phật cũng ko nghĩ gì hết hoặc phi tưởng phi phi tưởng mà sao được giải thoát ? LaoTru/ . . . . .

Tưởng: là một khâu quan trọng trong họat động của tâm trí con người.
Do lục căn tiếp xúc với lục trần (Sắc).
Nên thông tin và tín hiệu đưa vào não (Thọ)
Não bèn mở rộng và phát triển ý niệm này (Tưởng)
So sánh nó với những kinh nghiệm cũ đã có sẵn (Hành)
Để đưa ra quyết định chung cuộc trên căn bản phán xét: Đúng - Sai, Phải - Trái, Thiện- Ác, Vinh - Nhục, Có - Không. . .v.v. . . nghĩa là nhị nguyên luận để hình thành một (Thức) điều khiển hành vi, lời nói hay hành động.
Đây là nguyên nhân gây ra: Vô minh, nên sinh ra đau khổ và luân hồi.
Tại sao vậy?
- Tại vì kinh nghiệm cũ, mà ta dùng làm tiêu chuẩn để so sánh từ đó đưa ra quyết định lại là quan niệm của: xã hội, gia đình, tập quán, phong tục, ý thức hệ, giáo dục, quảng cáo, tuyên truyền . . .v.v. . . nên không phải khách quan khoa học. Cái môi trường kinh nghiệm này như là một cái lăng kính khiến mọi việc ta nhìn qua nó đều méo đi không như chính nó.
- Thí dụ: ta lấy một cái ly nước trong và cắm chiếc đũa vào. Tại mặt thoáng của ly nước. Do khúc xạ ánh sáng ta sẽ thấy chiếc đũa bị gãy. Ta có một chiếc đũa thật không gãy gọi là: Như Thị.
Nhưng qua môi trường nước ta lại thấy chiếc đũa bị gãy. Đây là trạng thái mơ hay huyễn của tâm thức (Maya). Nó cũng giống như trạng thái tâm thức của người chưa chứng ngộ khi nhìn vạn pháp qua lăng kính nhị nguyên của tâm trí!
Bởi ta thấy biết sai nên có hành động và lời nói sai từ đó dẫn đến đau khổ luân hồi.
Vậy bây giờ ta không nhìn qua lăng kính tâm trí này nữa mà nhìn thẳng vào bản chất sự vật (trực chỉ), thì sẽ thấy như thị chứ không có cái thấy huyễn nữa. Được như vậy gọi là thực chứng bát nhã hay: Phi tưởng phi phi tưởng.
Vậy:
1. Phi tưởng: Nghĩa là không mở rộng và phát triển "niệm" đã có trong tâm sau khi giác quan tiếp xúc với sự việc. Không so sánh niệm này với quan niệm và tiêu chuẩn có sẵn trong tâm thức mình.
2. Phi Phi Tưởng: Nhưng cũng không biến phi tưởng thành một môi trường tâm thức mới thay thế cho môi trường tâm thức cũ đã bỏ đi, nên gọi là Phi Phi Tưởng. Chứ nếu không "phi tưởng" tự nó sẽ biến thành lăng kính mới trong tâm người tu! Khi ấy tín hiệu hay "niệm" có được qua giác quan tiếp xúc với trần mà người tu lại dùng tâm phán xét đưa nó qua môi trường Phi Tưởng, lập tức niệm này sẽ bị loại bỏ, khiến người tu như củi mục, như gỗ đá vì lạc vào "Ngoan không"!
3. Như vậy sau khi xóa môi trường tâm thức cũ của Đời mà không xác lập môi trường tâm thức mới của Đạo. Tâm người tu sẽ trong suốt vắng lặng mà cực kỳ nhạy cảm. Tâm như cái gương vậy, sẵn sàng phản ảnh mọi sự mọi vật như chính nó mà không bao giờ lưu ảnh để thành lăng kính mới. Cái đó gọi là trí Bát nhã. Và tâm như vậy gọi là Đại Viên Cảnh Trí.
4. Khi ấy, nếu giác quan tiếp xúc với trần, tín hiệu khách quan đưa vào não sẽ không bị biến dạng qua lăng kính của tâm trí nhị nguyên nữa. Nên lời nói và hành động là tức khắc tức thì vì không qua trung gian của tâm trí phán xét. Và như vậy gọi là "Trực nói", "Trực làm" không phải ngã nói hay ngã làm, vì ngã đã chết khi lăng kính của tâm trí bị vứt bỏ!
Mô Phật và đó là Vô Ngã.
Nên người thực chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng gọi là người giải thoát vì không bị nô lệ cho trạng thái huyễn của tâm trí nữa, và người như vậy chính là A La Hán!
5. Bởi vậy người Thầy dạy Thiền không phải là ráng nhét các khái niệm mới của đạo Phật vào tâm người tu để thay thế cho khái niệm cũ của họ. Vì khi ấy thay vì lạc vào trạng thái mơ của thế gian thì người tu lại lạc trạng thái mơ của tôn giáo!
Thiền sư phải có khả năng dùng thiền ngữ và thiền cơ phá sạch mọi khái niệm cũ đã hình thành trạng thái mơ của người tu để họ thực sự giải thoát, chứ không phải chỉ là giải tỏa stress tạo sự thoải mái nhất thời của an lạc thiền!
Giải thoát là giải thoát khỏi trạng thái mơ, dù là MƠ KIỂU ĐỜI hay MƠ KIỂU ĐẠO.
Nghĩa là "phi khái niệm" và như vậy là "trực chỉ" vào bản chất của sự vật để tự tánh khởi dụng, chứ không có người nói, không có người làm nên gọi là "vô tác diệu lạc"!

Ta chỉ là ông già nhà quê ở xó núi, bạn đã hỏi thì ta tình thiệt nói vậy, chứ chưa chắc đã đúng theo quan niệm của đám đông.

Chúc bạn thân tâm thường an lạc.

 -----------------

Về "Phi tưởng, phi phi tưởng": 


Có bốn tầng thiền định thuộc sắc giới:
- Nhất thiền: Ly dục, ly bất thiện pháp sinh hỷ lạc có tầm, có tứ.
- Nhị thiền: Do định sinh hỷ lạc.
- Tam thiền: Định sinh lạc ( không có hỷ).
- Tứ thiền: Xả niệm thanh tịnh.
Có bốn tầng thiền định vô sắc giới:
- Không vô biên xứ.
- Thức vô biên xứ.
- Vô sở hữu xứ.
- Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
Trước khi Phật Thích Ca thành đạo ngài cũng đã đắc định "phi tưởng, phi phi tưởng xứ" một loại định thâm sâu mà rất nhiều người mong ước.
Nhưng sau đó ngài vẫn chưa thoả mãn với điều mình đạt được vì đây chỉ là một trạng thái định cao siêu nhưng không diệt được hết những vô minh, phiền não ngủ mầm.
Như vậy "Phi tưởng, phi phi tưởng" chỉ là một trạng thái thiền định do Tưởng biến đổi thành mà không phải là "giải thoát" hay "Alahán".
Muốn được giải thoát phải thực hành thiền tuệ (thiền quán) để đạt được các tuệ chứng (khổ, vô thường, vô ngã...) nhổ bật gốc rễ phiền não, vô minh chứng đạt Niết bàn.

Thegioiao/
. . . . .

Không phải vậy!
Bạn nói vậy là vì bạn lẫn lộn giữa Phi Tưởng Phi Phi Tưởng với Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định!
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng khác với Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định. Vì Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định còn có "Xứ" để Định, nên cái Định này còn có nguyên nhân. Chưa phải là cái Tự Định tự nhiên nhiên của người chứng ngộ!
Vì Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là có cái biết Phi Tưởng mà lại vừa Phi Phi Tưởng.
Chúng sanh chấp có tức là "Tưởng"
Người tu chấp không tức là "Phi tưởng"
Người chứng ngộ là không kẹt vào 2 cực của nhị nguyên luận này. Nghĩa là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
Người chứng ngộ cũng có nghĩa là: "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nên chẳng có "Xứ" nào để định cả mà cứ Định tự nhiên.
Đó là cái Định tự nhiên của Tánh chưa khởi Dụng!
Và người chứng ngộ cũng là có cái biết tự nhiên. Vì nếu không thì sao biết mình đang Phi Tưởng Phi Phi Tưởng!
Vậy không kẹt vào 2 bên: Có - Không mà vẫn có cái tự nhiên biết, tự nhiên định.
Đó là quá trình mà bạn bảo là phải tu thiền tuệ để nhổ bật gốc rễ phiền não, vô minh chứng đạt Niết bàn.
Quá trình thiền quán này không nhất thiết như bạn nói, nghĩa là không nhất thiết phải là Thiền Tiểu thừa kiểu Ấn Độ phải qua các bậc (khổ, không, vô thường, vô ngã) mà có thể dùng Tổ Sư Thiền của Đại thừa trực nhập thẳng Tỳ Lô Giá Na Tánh.
Mô Phật
Qua bài viết của bạn biết bạn đang tu theo Tiểu Thừa, thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ và rất thông thạo về giáo lý Nam Tông. Rõ ràng là bạn đã biết vấn đề này rồi, nhưng bạn vẫn hỏi. Phải chăng bạn muốn chứng tỏ cái biết của mình và cái chưa biết của người khác? Điều này chứng tỏ bạn chỉ có kiến thức của sách vở còn đạo hạnh thì . . .!
Chúc bạn Thân Tâm thường an lạc tu học có kết quả.

Ông Già Xóm Núi/

. . . . .

Gửi ông Già Xóm Núi.

 

 

Này ông bạn Già, không nên nói chơi như vậy.

Hềhề. . . Khi ông bạn nói chơi kẻ chấp sẽ tưởng thật và sinh buồn lòng thì phải tội!

. . . .

 

 

Gửi bạn TheGioiAo

 

 

Nhất thiết bạn phải biết thì bạn mới nói là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là chưa Giác Ngộ.

Vậy:

1.     Theo bạn thế nào là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng?

2.     Theo bạn thế nào là Giác Ngộ?

 

Già đang rửa tai cung kính chờ nghe. Hy vọng là bạn biết thật!

 

Người Quét Nhà/

. . . . .

 

Gửi bạn TheGioiAo

 

 

Bạn bảo là phải Thiền Quán để thực chứng Khổ, Không, vô thường, vô ngã. . .v. .v. . . thì mới giải thoát.

 

Vậy xin hỏi bạn:

 

1/Lúc Quán thì Ai là người Quán? Có phải bạn đang dùng cái biết của Tâm Trí để Làm Hành Động Quán? Nếu vậy thì bạn đang dùng Ngã để làm cái việc ấy. Như vậy thì càng Thiền Quán, Ngã càng To Hơn chứ làm sao Vô Ngã được?

 

2/ Còn nếu bạn không dùng Ngã để làm cái hành động Quán thì Ai làm cái việc ấy?

 

 

Già cũng đang cung kính rửa tai chờ nghe bạn chỉ dạy. Hy vọng là bạn biết thật! 

 

Tư RượuĐế