Ngọn nến và cái gương soi

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Tâm lý khí công

Những thuật ngữ, khái niệm về tâm lý khí công.

Ngọn nến và cái gương soi

Tâm lý khí công

Rate This

- Thưa cụ, thế nào là huyễn (maya)?

- Như cái hình trong gương.

- Thưa cụ, thế nào là"sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc bất dị không, không bất dị sắc"?

- Như cái hình trong gương, thấy có đấy (sắc) mà không gọi ra cùng uống trà được (không). Cái hình trong gương tuy không gọi ra được (không), nhưng vẫn đang có cái hình trong gương (sắc). Cho nên "có" hoặc "không có" đều chẳng khác gì nhau đối với cái hình trong gương, vì đều không biểu thị được cụ thể trạng thái cái hình trong gương.

Này Cỏ May, bởi vậy mọi cái sắc tướng ông đang thấy ở cõi đời này, đều là huyễn vì thật tướng của chúng đang phản chiếu qua cái gương tâm trí của ông.

- Thưa cụ thế nào là "trùng trùng duyên khởi"?

- Đó là "huyễn của huyễn"

- Xin cụ cho một thí dụ để dể hiểu

- Này Cỏ May, ta đốt một ngọn nến ở đây. Ngọn nến này là "thật".

Xong, ta đặt một cái gương soi gần cây nến đang cháy này. Trong cái gương có hình một ngọn nến đang cháy. Hình ngọn nến đang cháy trong gương là "huyễn".

Bây giờ đối diện với cái gương thứ nhất, ta đặt thêm một cái gương soi thứ nhì. Lập tức do hiện tượng phản chiếu. Trong 2 cái gương bây giờ không phải chỉ có một hình ngọn nến đang cháy. Mà trong mỗi cái gươg soi này, lại có vô số hình ngọn nến đang cháy. Hình ảnh vô số ngọn nến đang cháy trong 2 cái gương soi, gọi là "huyễn của huyễn" hay là "trùng trùng duyên khởi".

Này Cỏ May, khi ông chánh định nghĩa là khu trú phạm trù tâm thức của ông qua một ý niệm. thì mọi cái ông thấy đều là huyễn vì thật tướng của chúng phản chiếu qua gương tâm thức của ông. 

Còn nếu ông không chánh định, nghĩa là tâm ông như có nhiều gương phản chiếu. Mỗi cái gương là một phạm trù của tâm, khi ông khu trú qua một niệm. Thì khi ấy, mọi hình ảnh mà ông thấy hay cảm nhận qua giác quan sẽ là huyễn của huyễn hay là trùng trùng duyên khởi.

- Thưa cụ, thế nào là "như thị"?

- Giống như ta với ông đều thấy cây nến đang cháy. Thấy "cây nến huyễn" trong cái gương đầu tiên và cũng thấy "trùng trùng duyên khởi" nghĩa là "huyễn của huyễn" khi đặt thêm cái gương soi thứ nhì để hiện ra vô số hình cây nến đang cháy. Thấy cây nến đang cháy và toàn bộ quá trình "huyễn" cũng như "trùng trùng duyên khởi" thì gọi là có cái "thấy như thị".

Này Cỏ May, vậy nếu bây giờ ta với ông tuy thấy toàn bộ diễn biến sự việc. Nhưng biết rằng, thật ra chỉ có Cây Nến Thật bên ngoài đang cháy, còn các hình nến đang cháy trong 2 cái gương kia đều là hiện tượng phản chiếu chứ không thật có. Có cái biết như vậy thì gọi là thấy "Thật Tướng Sự Vật".

- Thưa cụ, thế nào là ". . . .ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm"?

- Giống như ta với ông thấy cây nến đang cháy, thấy hình cây nến đang cháy trong cái gương duy nhất và cũng thấy vô số hình ngọn nến đang cháy khi đặt thêm một cái gương soi nữa. Nhưng ta với ông không cho là phải luôn như thế này hoặc phải luôn như thế khác, mà biết rằng "thật tướng" phản ảnh qua tâm thức chúng sanh thành huyễn hoặc huyễn của huyễn.

- Thưa cụ, vậy làm sao thấy "thật tướng" của sự vật?

- Khi ông TÂM KHÔNG, nghĩa là buông bỏ vọng niệm cũng như chánh định. Thì sự vật sẽ hiện ra là THẬT TƯỚNG.

- Thưa cụ, làm sao để đạt Tâm Không?

- Luôn biết cái mình đang "thấy""biết""huyễn" để không "trụ", mà luôn đồng biến dịch với sự sự vật vật. Đấy là điều mà kinh Kim Cương đã dạy: ". . . .ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" vậy.

Giả dụ, nếu bây giờ ông muốn đốt cái đèn này,  thì ông mồi lửa ở cây nến đang cháy bên ngoài hay là mồi lửa ở hình ngọn nến đang cháy trong gương.

- Thưa cụ, phải mồi lửa ở cây nến thật đang cháy bên ngoài.

- Cũng vậy nếu không có cái thấy Thật Tướng, ông sẽ luôn trụ vào huyễn cảnh, nên nhất thiết sẽ luân hồi đau khổ. Nên kinh mới dạy phải " vô sở trụ" là vậy.

Nói ít hiểu nhiều, không chấp ngữ, không chấp văn, không chấp tướng cũng không chấp vô tướng. Thì tự khắc có cái biết thẳng, biết toàn diện và tức thì.

Này Cỏ May, thật tướng luôn có đấy. Nhưng qua tâm trí, ông luôn chỉ thấy huyễn ảnh của nó hoặc chỉ thấy hình ảnh huyễn của huyễn nghĩa là trùng trùng duyên khởi.

Hơn nữa tấm gương tâm trí của ông rạn nứt và nhiều bụi bẩn. Nên hình ảnh phản chiếu bị sai đi và không rõ. Ông căn cứ vào đấy để nhận thức, để nói và để làm thì nhất định sẽ sai nhầm dẫn đến đau khổ và thất bại.

Ông Già Xóm Núi / 23/5/2013

>>>>>>

Comments
  • A Di Đà Phật!

  • Như Lai

    Như Thị

    Như ...

    Vạn pháp duy tâm tạo

    Vô sở trụ

    Vô sở đắc

    Vô ....

    Yết đế, yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha,...