Guru trong mật tông có hai phương diện: "Tâm linh" và "Vật lý". Đó là gạch nối giữa đạo và đời, thiêng liêng và chúng sanh... là bậc tu chứng cả hai phương diện hữu vi và vô vi. Đối với hữu vi đó là người có đạo hạnh, có trí tuệ, thông hiểu kinh điển và nghiêm trì giới luật của Như Lai. Đó chính là đức giáo thọ của người tu mật, là người trực tiếp hướng dẫn việc tu tập...
Đối với vô vi, đó là người có thể làm cho chúng sanh giao tiếp với thế giới tâm linh bằng các cách như: Lễ quán đảnh, dạy khí công, trợ điển...v.v... Bởi vậy Guru có thể dạy đạo qua năng lượng hay khí hoặc ân điển thiêng liêng mà không cần phải dùng lời nói hoặc hành động của thể vật lý...
Guru chính là nét đặc thù của mật tông... người chưa kinh qua không thể tin được... do vậy thường có lời nói và hành động không đồng cảm. Bởi thế mà khi đến gần một vị Guru đích thực và vĩ đại cũng chẳng thấy có gì khác lạ!...
Guru là cửa ải mà cũng là điều kiện bắt buộc mà người tu mật phải kinh qua...
Nghĩa là trước khi thông công nhận ân điển và học đạo trực tiếp với chư vị thiêng liêng. Người tu nhất thiết phải học đạo với một Guru đích thực.
Trước tiên học phần hữu vi với ngài, để có một cơ thể khỏe mạnh, một đời sống đạo đức và trí tuệ...
Sau đó là học phần vô vi, nghĩa là thông qua sự kiểm tra hướng dẫn của vị minh sư tại thế là Guru của mình, người học đạo phải đạt được khả năng giao tiếp với thế giới tâm linh qua các cảm nhận và biểu thị năng lượng chính xác... Chỉ khi nào vị Guru bằng kinh nghiệm của mình nhìn nhận việc thông công giao tiếp với thiêng liêng của người tu là không còn sai chệch nữa. Thì người ấy mới được phép rời thầy mình, tự thông công giao điển học trực tiếp với chư vị thiêng liêng... Còn trước lúc đó là nguy hiểm vì rất dễ sai chệch...
Người tu mật tông phải biết rằng: Tuy đã nhận được ân điển thiêng liêng hay đã đắc khí,  nhưng các cảm nhận và các biểu thị cũng như công năng xuất hiện trong lúc hành công bằng điển quang với ơn trên chưa chắc đã là đúng đắn... Thường vì tâm của người tu chưa định và tĩnh nên các cảm nhận này chỉ thỉnh thoảng mới đúng còn đại bộ phận là sai... Bởi vậy người hành công nhất thiết phải hỏi lại vị minh sư tại thế của mình nghĩa là Guru ở thể vật lý, về các cảm nhận và biểu thị trong cơn thiền quán của mình, để ngài Guru giảng giải cắt nghĩa và phân tích...v.v...
Cứ thế cho đến khi các cảm nhận và biểu thị mà người hành công nhận được, học được, qua ân điển thiêng liêng đều được Guru của mình nhìn nhận không một lần sai chệch... Lúc bấy giờ người tu mới được minh sư tại thế của mình hay Guru ấn chứng... Khi ấy gọi là Satori hay "Ngộ"...
Và chỉ sau giây phút ấy người tu mới có thể rời thầy, học đạo trực tiếp với chư vị thiêng liêng mà không bao giờ lạc vào tà đạo... Đó là giai đoạn tu "Giác"...
Người tu mật phải biết rằng, không phải ráng tập mà các cảm nhận và biểu thị công năng của mình tăng tiến và đúng đắn... mà điều ấy tùy thuộc hoàn toàn vào việc nghiêm trì giới luật, chánh định và tỉnh giác trong cuộc sống... Đây là giai đoạn học đạo thì ít mà rèn giới là chính!...

http://duongsinh.net/kcds/b/tamlykhicong/archive/2007/10/22/id_3a00_-3648.aspx#.WZGB6VGrRPY